Showing posts with label dieu-tri-benh-ung-thu. Show all posts
Showing posts with label dieu-tri-benh-ung-thu. Show all posts

Phẫu thuật bảo tồn điều trị ung thư cổ tử cung

Hiện nay ung thư cổ tử cung đang là nguyên nhân gây tử vong thứ hai ở phụ nữ. Bệnh có tỷ lệ mắc cao hơn ở những người có quan hệ tình dục sớm, nhiều bạn tình, sinh nhiều con… đối với ung thư cổ tử cung ở giai đoạn đầu có thể phẫu thuật để cắt phần cổ tử cung bị các tế bào ung thư xâm lấn, còn đối với những bệnh ở những giai đoạn muộn điều trị bằng tia xạ đơn thuần hoặc hoá chất.

Phương pháp điều trị bảo tồn trong điều trị ung thư có thể đã phá khổ biến trong những năm gần đây tại Việt Nam. Tuy chưa được phát triển trong việc điều trị ung thư phụ khoa đặc biệt là ung thư cổ tử cung.

Phẫu thuật bảo tồn điều trị ung thư cổ tử cung

Phẫu thuật bảo tồn trong điều trị ung thư cổ tử cung thực chất là cắt bỏ cổ tử cung nhưng bẫn bảo tồn tử cung. Có nhiều trường hợp bệnh nhân ung thư cổ tử cung khi còn rất trẻ nhưng tế bào ung thư đó đã di căn đến hạch bạch huyết nên buộc phải xạ trị đồng nghĩa với việc khẳ năng cao không thể thụ thai. Tuy nhiên sau khi xạ trị các tế bào ung thư vẫn có thể xuất hiện lại và phẫu thuật được coi như phương pháp hữu hiệu trong việc điều trị ung thư cổ tử cung ở giai đoạn này.

Đối với bệnh nhân đã có xạ trị, thường không được chỉ định phẫu thuật vì có thể sẽ gia tăng tính phức tạp. Sau khi xạ trị các mô thường trở lên cứng, khó cắt và nguy cơ biến chứng rất cao. Tuy nhiên hiện nay những cuộc phẫu thuật cắt toàn phần các tế bào ung thư ở cổ tử cung, nhưng vẫn giữ được phần trên tử cung nơi có trứng và người bệnh vẫn có thể thụ thai. Sau phẫu thuật, âm đạo được nối với tử cung, và giữ lại được mạch máu nuôi tử cung. Sau khi phẫu thuật người bệnh có thể sẽ có kinh nguyệt trở lại và vẫn có khả năng được làm mẹ.

Hiện nay, mặc dù các phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung khá hiện đại. Tuy nhiên, các chị em nên kiểm tra phụ khoa định kỳ hàng năm để có thể kịp thời phát hiện và có phương pháp điều trị phù hợp và đạt kết quả cao nhất.

Chẩn đoán và điều trị ung thư nội mạc tử cung

Ung thư nội mạc tử cung là loại ung thư thường gặp nhất trong các khối u ác tính vùng tiểu khung ở phụ nữ, chiếm 90% ung thư ở thân tử cung. Ung thư nội mạc tử cung gặp chủ yếu ở phụ nữ sau mãn kinh, khoảng 75%, đa số bệnh xuất hiện ở phụ nữ ở độ tuổi trên 40.

Các yếu tố nguy cơ của bệnh được xác định bao gồm: béo phì, do chế độ ăn nhiều mỡ động vật, có tiền sử mắc bệnh cao huyết áp, đái tháo đường, u tế bào vỏ hạt tiết estrogen của buồng trứng…đều làm tăng nguy cơ mắc ung thư ung thư nội mạc tử cung.

Chẩn đoán và điều trị ung thư nội mạc tử cung

Chẩn đoán: Các triệu chứng lâm sàng


- Phụ nữ sau mãn kinh: 90% bệnh nhân có biểu hiện ra dịch âm đạo, 80% có ra máu âm đạo bất thường ngoài chu kỳ kinh. Có khoảng 15% phụ nữ có biểu hiện ra máu âm dạo sau mãn kinh được chẩn đoán là ung thư nội mạc tử cung.

Ở giai đoạn muộn xuất hiện các triệu chứng đau hoặc rối loạn chức năng các cơ quan do sự xâm lấn lan rộng của khối u gây chèn ép các cơ quan lân cận.

- Đối với phụ nữ chưa mãn kinh: dấu hiệu ra máu ngoài chu kỳ kinh nguyệt lặp lại nhiều lần hoặc có biểu hiện đa kinh cần phải khám tỉ mỉ, cần thiết phải nạo buồng tử cung chẩn đoán nếu có nghi ngờ.

Phương pháp điều trị


Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính trong ung thư nội mạc tử cung. Phẫu thuật có thể kết hợp với xạ trị có thể cứu chữa được bệnh nhân ung thư nội mạc tử cung giai đoạn khu trú. Xạ trị là phương pháp hữu hiệu thứ hai trong điều trị căn bệnh này. Xạ ngoài kết hợp với xạ trong thường được dùng ở giai đoạn bệnh không mổ được. Điều trị hoá chất và nội tiết được áp dụng khi bệnh có dấu hiệu tái phát hoặc di căn xa.

Phương pháp điều trị làm phẫu thuật, bao gồm cắt tử cung toàn bộ và phần phụ hai bên theo đường bụng hoặc mổ nội soi. Trong khi phẫu thuật nên làm tế bào học dịch rửa phúc mạc và lấy hạch chậu, hạch cạnh động mạch chủ khi có nghi ngờ để xét nghiệm mô bệnh học. Xạ trị bổ trợ được khuyến cáo dùng cho các bệnh nhân có các yếu tố tiên lượng xấu. Tia xạ bổ sung có thể giảm được 60% tỷ lệ tái phát vùng khung chậu và tăng 12% tỷ lệ sống thêm toàn bộ.

Di căn buồng trứng: phẫu thuật và xạ trị vẫn là phương pháp điều trị chính, xạ ngoài, nâng liều tại chỗ bằng xạ áp sát thêm. Tỷ lệ sống thêm 5 năm từ 60-82% tuỳ thuộc vào độ mô học của khối u, chiều sâu của lớp cơ tử cung bị xâm lấn.

Di căn hạch cạnh động mạch chủ bụng: tỷ lệ sống thêm không tái phát đối với giai đoạn này khoảng 30% sau phẫu thuật và xạ trị bổ trợ. Hoá chất bổ trợ giảm được tỷ lệ tái phát và tăng thời gian sống thêm cho bệnh nhân ung thư nội mạc tử cung ở giai đoạn này.

Tái phát tại chỗ chiếm khoảng 50%, di căn thường gặp là ổ bụng, gan và phổi. Bệnh nhân tái phát tại chỗ trước đó điều trị bằng phẫu thuật đơn thuần có thể điều trị bằng tia ngoài kết hợp với xạ áp sát. Nếu trước đó đã phẫu thuật kết hợp với tia xạ thì xét khả năng cắt bỏ tổn thương và xét khả năng xạ trị bổ xung. Phẫu thuật tiểu khung khi tái phát tại chỗ cải thiện thời gian sống thêm nhưng thường có nhiều biến chứng.

Bệnh nhân giai đoạn muộn hoặc tái phát ở các vị trí xa, có thể điều trị triệu chứng bằng tia xạ để chống đau, chống chảy máu và chèn ép. Hoá chất cũng được sử dụng như một phương pháp hữu hiệu làm giảm nhẹ triệu chứng và cải thiện thêm thời gian sống cho bệnh nhân.

Điều trị ung thư cổ tử cung theo từng giai đoạn bệnh

Ung thư cổ tử cung được hiểu đơn giản là có khối u ác tính của cổ tử cung. Dấu hiệu nhận biết thường là chảy máu bất thường của âm đạo. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các triệu chứng bệnh không rõ ràng nên việc chẩn đoán ung thư cổ tử cung thường gặp khó khăn. Thường thì, qua kỹ thuật sàng lọc hiện đại, các bác sĩ mới xác định được bệnh ung thư cổ tử cung đã phát triển đến giai đoạn nào để đưa ra hướng điều trị tốt nhất cho người bệnh.

Điều trị ung thư cổ tử cung theo từng giai đoạn bệnh

Điều trị ung thư cổ tử cung đối với bệnh nhân đang mang thai có thể được trì hoãn tuỳ theo giai đoạn ung thư và bệnh nhân đang mang thai tháng thứ mấy.

Phương pháp điều trị chuẩn có thể được xem xét bởi tính hiệu quả của nó đối với những bệnh nhân trong những nghiên cứu trước đây hoặc có thể xem xét khả năng tham gia vào một thử nghiệm lâm sàng. Không phải tất cả bệnh nhân đều được chữa khỏi bằng phương pháp điều trị chuẩn và một số phương pháp điều trị chuẩn có thể có nhiều tác dụng phụ hơn mong muốn. Vì những lý do này mà thử nghiệm lâm sàng được tiến hành để tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả hơn cho các bệnh nhân ung thư dựa trên những thông tin mới nhất. Thử nghiệm lâm sàng được tiến hành ở nhiều nơi
cho hầu hết các giai đoạn ung thư cổ tử cung.

Ung thư cổ tử cung giai đoạn 0


Ung thư cổ từ cung giai đoạn 0 đôi khi còn được gọi là ung thư biểu mô nông tại chỗ. Có thể điều trị bằng một trong những phương pháp dưới đây:

(1) Thủ thuật cắt hình nón

(2) Phẫu thuật bằng lazer

(3) Thủ thuật cắt bằng vòng dây điện (LEEP)

(4) Phẫu thuật lạnh

(5) Phẫu thuật cắt bỏ vùng ung thư, cổ tử cung, và tử cung (cắt tử cung toàn bộ qua đường âm đạo hoặc qua đường ổ bụng) cho những phụ nữ không thể hoặc không muốn có con nữa.

Ung thư cố tử cung giai đoạn I


Có thể điều trị theo một trong những phương pháp điều trị sau tuỳ theo độ sâu mà tế bào ung thư xâm lấn vào mô lành:

Ung thư giai đoạn IA:


(1) Phẫu thuật cắt bỏ ung thư, tử cung, và cổ tử cung (cắt tử cung toàn bộ qua đường ổ bụng). Hai buồng trứng cũng có thể bị cắt bỏ (cắt buồng trứng, vòi trứng hai bên), nhưng thường không được tiến hành ở các phụ nữ trẻ.

(2) Cắt hình nón

(3) Đối với những khối u đã xâm lấn sâu hơn (3 - 5mm): Phẫu thuật cắt ung thư, tử cung và một phần âm đạo (cắt tử cung triệt để) cùng với các hạch ở vùng chậu (phương pháp vét hạch).

(4) Điều trị bằng tia phóng xạ trong.

Ung thư giai đoạn IB:


(1) Điều trị tia phóng xạ trong và ngoài

(2) Cắt tử cung triệt để và vét hạch.

(3) Cắt từ cung triệt để và vét hạch sau đó bổ sung bằng điều trị tia phóng xạ và hóa chất.

(4) Điều trị tia phóng xạ và hóa chất.

Ung thư cổ tử cung giai đoạn II


Có thể điều trị bằng một trong những phương pháp sau:

Ung thư giai đoạn ILA:


(1) Điều trị tia phóng xạ trong và ngoài.

(2) Cắt tử cung triệt để và vét hạch.

(3) Cắt tử cung triệt để và vét hạch sau đó bổ sung bằng điều trị tia phóng xạ và hóa chất.

(4) Điều trị tia phóng xạ và hóa chất

Ung thư giai đoạn IIB:


(1) Điều trị tia phóng xạ trong và ngoài cộng với hóa chất.

Ung thư cổ tử cung giai đoạn III


(1) Điều trị tia phóng xạ trong và ngoài cộng với hóa chất.

Ung thư cổ tử cung giai đoạn IV


Có thể điều trị bằng một trong những phương pháp sau:

Ung thư giai đoạn IVA:


(1) Điều trị tia phóng xạ trong và ngoài cộng với hóa chất.

Ung thư giai đoạn IVB:


(1) Điều trị tia phóng xạ làm giảm triệu chứng của bệnh ung thư

(2) Hóa trị liệu

Ung thư cổ tử cung tái phát


Nếu ung thư xuất hiện trở lại ở vùng chậu, điều trị có thể là:

(1) Điều trị tia phóng xạ phối hợp với hóa chất

(2) Hóa trị liệu giảm triệu chứng ung thư

Nếu ung thư xuất hiện trở lại ở ngoài vùng chậu, bệnh nhân có thể chọn lựa một thử nghiệm lâm sàng dùng hóa chất điều trị toàn thân.

Phát hiện mới trong điều trị ung thư gan giai đoạn cuối

Hạt vi cầu phóng xạ Y-90phương pháp điều trị ung thư gan giai đoạn cuối tiên tiến nhất hiện nay. Sự ra đời của phương pháp hạt vi cầu phóng xạ giúp mở ra thêm một cơ hội chữa trị mới cho bệnh nhân và hi vọng cho toàn xã hội trong công cuộc đấu tranh với căn bệnh quái ác này.

Giống như các bệnh lý khác của cơ thể, bệnh ung thư gan thường có diễn biến âm thầm, bệnh nhân và người nhà thường nhẫm lẫn những triệu chứng của bệnh với các bệnh khác. Rất nhiều trường hợp khi phát hiện bệnh đã chuyển đến giai đoạn cuối khiến cho việc điều trị khó khăn, tỷ lệ tử vong cao.

Theo báo cáo của Bộ Y Tế ung thư gan là một bệnh lý nguy hiểm tỷ lệ người mắc ngày càng tăng cao, đứng thứ 2 trong các bệnh ung thư ở nam giới sau ung thư phổi và đứng thứ 3 trong các bệnh thường gặp ở phụ nữ sau ung thư vúung thư cổ tử cung.

Phát hiện mới trong điều trị ung thư gan giai đoạn cuối

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều phương pháp để điều trị căn bệnh nguy hiểm này tuy nhiên tỷ lệ sống sau 3 năm rất thấp. Nếu như tại Nhật tỷ lệ bệnh nhân điều trị sống sau 3 năm đạt 47% thì ở Việt Nam con số này vô cùng thấp. Một trong những nguyên nhân đó là do bệnh được phát hiện ở giai đoạn muộn (có hơn 60% bệnh nhân được phát hiện khi đã chuyển sang giai đoạn muộn).

Dùng hạt vị cầu phóng xạ vào điều trị được đánh giá là kỹ thuật mới và tiên tiến nhất hiện nay. Cơ chế hoạt động của kỹ thuật này đó là các bác sỹ sẽ tiến hành đưa các hạt vi cầu chứa các chất phóng xạ thông qua mạch nuôi vào bên trong khối u. Sau khi được đưa vào bên trong những hạt phóng xạ này sẽ có tác động kép đó là cắt nguồn nuôi dưỡng khối u, phát sinh bức xạ nhiệt Beta nhằm tiêu diệt khối u tại chỗ đồng thời hạn chế tối đa mức độ xâm lấn với các mô lành xung quanh.

Phương pháp này phù hợp với những bệnh nhân được chẩn đoán ung thư gan giai đoạn muộn và các phương pháp phẫu thuật, xạ trị, hóa trị tỏ ra không hiệu quả.

Về hiệu quả của phương pháp này các bác sỹ cho biết tất cả những bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp này đều có thời gian sống kéo dài hơn 6 tháng so với những bệnh nhân không được điều trị. Ngoài ra với những khối u có đường kính lớn (trên 7cm) các bác sỹ cũng thấy được phương pháp này giúp thu nhỏ diện tích khối u xuống còn ½ so với kích thước trước khi điều trị.

Hiện nay phương pháp này chưa được ứng dụng rộng rãi tại các cơ sở y tế. Trong thời gian tới các bác sỹ sẽ cố gắng để phương pháp này tiếp cận nhiều hơn đến với phương pháp mới này.

Chất chống loãng xương có khả năng ngăn ngừa ung thư gan

Ung thư gan là một loại khối u ác tính được hình thành  khi các tế bào gan bắt đầu phân chia với tốc độ nhanh hơn mức bình thường. có hai loại ung thư gan chính là:

- Ung thư gan sơ cấp  - loại ung thư này được bắt đầu từ gan

- Ung thư gan thứ cấp – đây là loại ung thư phát triển từ các bộ phận khác của cơ thể rồi lây lan tới gan. Các loại phổ biến nhất có thể gây nên ung thư gan thứ cấp là ung thư vú, ung thư phổi và ung thư ruột kết...

Chất chống loãng xương có khả năng ngăn ngừa ung thư gan

Tại Việt Nam, ung thư gan là một loại ung thư phổ biến đứng hàng thứ 3 trong các loại ung thư phổ biến nhất

Ung thư gan thường thường không có những biểu hiện rõ rệt trong giai đoạn đầu. thậm chí đến giai đoạn cuối của bệnh người mắc bắt đầu mới có dấu hiệu : mệt mỏi, chán ăn, sút cân không rõ nguyên nhân . . . vì ở giai đoạn cuối nên  mọi biện pháp chữa trị lúc này chỉ là kéo dài sự sống cho người bệnh chứ không thể chữa khỏi được bệnh.

Trong thời gian gần đây, một phát hiện mới về phòng ngừa và điều trị ung thư gan từ chất chống loãng xương hi vọng việc sẽ có một tín hiệu tốt trong công tác điều trị bệnh ung thư ở tương lai.

Nhóm bác sĩ khoa y thuộc Đại Học hiroshima – Nhật Bản đã tiến hành nuôi cấy một loại tế bào u gan có tên gọi khoa học là Huh7 và HepG2 trong phòng thí nghiệm và trong quá trình nuối cấy họ nhận thấy rằng khi thêm vào  môi trường nuôi cấy hoạt chất ZOL – đây là một hoạt chất có tác dụng chống loãng xương, thì sự phát triển , khả năng di chuyển và khả năng sinh sản của các tế bào ung thư gan giảm đi đáng kể.

Bên cạnh đó, với việc phân tích một cách sâu hơn bằng phương pháp kết tụ miễn dịch và phương pháp phân tích dòng tế bào, nhóm nghiên cứu nhận thấy hoạt chất ZOL có khả năng ức chế men có tên gọi là MAPK  - tế bào này hiện trong các tế bào u gan và làm các tế bào u gan tự tiêu hủy

Tuy đây mới chỉ là một phát hiện trong phòng thí nghiệm, chưa được đưa ra để thực nghiệm lâm sàng, vẫn cần phải có thêm nhiều những nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa. Nhưng những phát hiệm mới này các bác sĩ hi vọng nó sẽ đem lại một kết quả tốt điều trị bệnh ung thư. Đem lại nguồn sáng mới cho các bệnh nhân trong tương lai.

Phương pháp điều trị ung thư gan thứ phát

Việc điều trị ung thư gan thứ phát sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố bao gồm:

Loại ung thư chính
Tiền sử bệnh án của bạn
Mức độ ảnh hưởng của gan bởi các tế bào ung thư
Mức độ lây lan của ung thư đến các bộ phận khác trong cơ thể
Tình hình sức khỏe chung của bạn.
Mục đích của điều trị ung thư gan thứ cấp tùy thuộc vào mỗi người là khác nhau. Đối với một số ngươi mục đích điều trị là để thoát khỏi căn bệnh ung thư. Đối với một số khác thì việc điều trị là để kiểm soát bệnh ung thư và các triệu chứng của bạn trong một thời gian.

Bạn nên trao đổi với bác sĩ về những phương pháp điều trị và tác dụng phụ của nó trước khi bạn quyết định tiến hành. 

Phương pháp điều trị ung thư gan thứ phát

Các phương pháp điều trị có thể bao gồm


Phẫu thuật
Hóa trị
Liệu pháp hormone
Liệu pháp sinh học
Xạ trị
Phương pháp điều trị khác
Phẫu thuật

Phẫu thuật là chỉ thích hợp cho một số người, nó phụ thuộc vào


Loại ung thư - đây là phương pháp phổ biến để điều trị cho những người bị ung thư trong phần ruột.

Cho dù bạn mắc ung thư gan thứ phát ở gan thì phẫu thuật cũng không phù hợp khi khối u đã bắt đầu lây lan sang những bộ phận khác.

Mức độ tổn thương của gan

Mức độ lây lan của khối u vượt ngoài mức kiểm soát

Tình hình sức khỏe và tuổi tác của bệnh nhân.

Trước khi tiến hành phẫu thuật ung thư gan thứ phát bạn có thể tiến hành hóa trị giúp teo nhỏ khối u để việc phẫu thuật được tiến hành dễ dàng hơn. Việc loại bỏ khối u gan có thể kéo dài từ 3- 7 giờ và có thể mất đến 6 tuần để hồi phục lại bình thường.

Hóa trị


Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư. Đó là một phương pháp điều trị phổ biến cho bệnh ung thư lây lan đến gan. Mục đích của việc điều trị hóa chất là để giúp kiểm soát sự phát triển của bệnh ung thư và các triệu chứng của nó. Hóa trị có thể được truyền trực tiếp vào tĩnh mạch ở cánh tay hoặc một bộ phận nào đó trên cơ thể cho phù hợp nhất với việc tiếp xúc với các tế bào ung thư.

Liệu pháp hormon


Mọt số bệnh ung thư phụ thuộc vào kích thích tố để tồn tại và phát triển. vì vậy, mức độ hormon giảm trong cơ thể có thể giúp kiểm soát một số bệnh ung thư gan thứ phát. Việc điều trị này có thể bao gồm ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt và một số loại ung thư khác.

Liệu pháp sinh học


Liệu pháp sinh học là phương pháp điều trị trên các quá trình trong tế bào. Chúng có thể ngăn chặn các tế bào với nhau để phân chia và phát triển.

Xạ trị


Xạ trị sử dụng các tia năng lượng cao tương tự như X-quang để tiêu diệt các tế bào ung thư. phương pháp này không thường xuyên được ứng dụng trong việc diều trị  ung thư gan vì các mô gan rất nhạy cảm với phương pháp này. Tuy nhiên, có thể sử dụng phương pháp này để giúp là, giảm đau.

Các loại điều trị khác


Có một số loại mới trong việc điều trị ung thư gan thứ phát. Các phương pháp điều trị mới bao gồm:

Gan hóa động mạch- chặn mạch máu gan để cung cấp cho một liều hóa trị cao cho các bệnh ung thư

Sử dụng sóng vô tuyến trong một hoạt động để tiêu diệt các tế bào ung thư và sau đó loại bỏ chúng

Phương pháp áp lạnh - làm lạnh các tế bào ung thư

Laser điều trị - sử dụng tia laser để tiêu diệt các tế bào ung thư

Tiêm cồn - tiêm cồn vào ung thư để tiêu diệt các tế bào.

Điều trị ung thư gan bằng hạt vi cầu phóng xạ

Ung thư gan ở Việt Nam có tỷ lệ cao nhất trong các loại bệnh ung thư ở cả hai giới. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ viêm gan B và tỷ lệ ung thư gan nguyên phát cao trong khu vực.

Hiện nay điều trị ung thư gan có nhiều phương pháp khác nhau như: phẫu thuật, xạ trị, hoá trị… và một số phương pháp khác như tiêm cồn tuyệt đối, nút mạch, đôt sóng cao tần…

Điều trị ung thư gan bằng hạt vi cầu phóng xạ có kích thước tương đối nhỏ, những hạt này sẽ được đưa vào động mạch gan đến đúng vị trí nuôi khối u. Những hạt này phát ra tia bức xạ được gọi là hạt vi cầu phóng xạ Y-90. Khi những hạt vi cầu này đến khối u sẽ phát tia phóng xạ và tiêu diệt những tế bào ung thư một cách chọn lọc và ngay tại chỗ do khả năng đâm xuyên của các tia bức xạ này chỉ khoảng vài milimet trong tổ chức. Các hạt vi cầu này đồng thời khiến cho việc lưu thông dẫn máu bị cản trở, tắc nghẽn làm cho khối u ít được tưới máu tươi.

Điều trị ung thư gan bằng hạt vi cầu phóng xạ

Đây là phương pháp điều trị vi cầu phóng xạ có  chọn lọc, các tế bào ung thư gan được tiêu diệt chọn lọc nhất, nhưng các tế bào lành xung quanh được bảo vệ một cách tối ưu nhất.

Những năm gần đây, sự phát triển về kỹ thuật cũng như tiến bộ công nghệ đã cho phép hai kỹ thuật hoá tắc mạch với hạt vi cầu phóng xạ, tắc mạch xạ trị trong thực hành lâm sàng và được coi là những phương pháp can thiệp qua đường động mạch mới trong điều trị bệnh ung thư gan.

Nếu cung cấp đủ liều bức xạ có thể gây chết các mô ung thư. Các tế bào gan bình thường có khả năng chịu tác động ít hơn tác động bức xạ. đối với ung thư gan, do điều trị bằng xạ trị chiếu ngoài còn nhiều hạn chế do khả năng dung nạp tia xạ kém của gan xơ mà kết quả thường gây tổn thương gan do tia xạ.

Không giống như các nguồn phát xạ ngoài, các hạt vi cầu là nguồn phát xạ lân cận ngay mô hay trong lòng mạch nên trong khối u. Chính vì thế mà nó phù hợp để tạo ra nguồn xạ trị cao nhất giúp tiêu diệt mô u trong khi mức độ bức xạ đối với nhu mô gan bình thường vẫn nằm trong giới hạn được cho phép. Chính vì thế, kỹ thuật này có ý nghĩa đối với những bệnh nhân ung thư gan nguyên phát giai đoạn không thể phẫu thuật, những bệnh nhân ung thư gan thứ phát đáp ứng kém với những phương pháp điều trị hiện tại.

Phẫu thuật điều trị ung thư gan

Ung thư gan hay ung thư biểu mô tế bào gan gây ra bởi virut viêm gan B, viêm gan C, rượu và các nguyên nhân khác của bệnh xơ gan. Ung thư tấn công con người một cách thầm lặng. Do đó, bệnh nhân mắc ung thư gan thường phát hiện ra bệnh khi bệnh đã ở giai đoạn muộn.

Phẫu thuật điều trị ung thư gan

Bệnh ung thư gan không có triệu chứng nhưng nó có liên quan đến viêm gan cũng như việc lạm dụng rượu. Hầu hết các bệnh nhân không có bất kỳ dấu hiệu lâm sàng nào và đa số bệnh nhân đều không có cảm giác đau cho đến khi quá trễ. Đến khi phát hiện được ung thư gan thì bệnh đã phát triển rất.

Ở những người mang mầm bệnh viêm gan B phải rất cẩn thận vì nguy cơ ung thư gấp nhiều lần so với những người không mang mầm bệnh viêm gan. Người mang mầm viêm gan B nên giữ một cuộc sống lành mạnh, đi kiểm tra đều đặn và tốt nhất là nên bỏ rượu. Rượu có thể phá huỷ hơn nữa lá gan của họ. Tuy nhiên những người không có viêm gan B cũng không nên uống rượu quá mức khuyến cáo, vì rượu cũng có thể gây xơ gan và ung thư gan.

Đối với bệnh nhân được chuẩn đoán là ung thư gan mà không được chữa trị thì cuộc sống kéo dài trung bình 3-6 tháng. U gan cũng giống như các u của các tạng khác được chữa trị tốt nhất bằng phương pháp phẫu thuật. Phẫu thuật cắt gan bao gồm lấy hết khối u không để sót để đạt được sự kiểm soát đầu tiên và xử lý khối u. 45% những người trải qua phẫu thuật ung thư gan có thể tiếp tục sống đến 5 năm.

Ung thư gan di căn, mặc dù được xem là giai đoạn trễ, tuy nhiên một số bệnh nhân đã được điều trị có hiệu quả tốt với giải pháp phẫu thuật và trong vài trường hợp được kết hợp giữa hoá trị và phẫu thuật.

Nhóm phẫu thuật kết hợp với các nhà ung thư nội khoa và xạ trị để tìm ra một phương pháp chữa trị tối ưu cho từng bệnh nhân. Khi ung thư gan không thể phẫu thuật được thì có thể chọn lựa cho điều trị bao gồm phương pháp cắt bỏ radio tần số (RFA) và hoá trị tại chỗ.

Ức chế gen “STAT3” - tín hiệu mới làm giảm sự ung thư phổi

Một phát hiện mới trong điều trị bệnh ung thư ở người của các nhà nghiên cứu  rằng tiêu diệt gen gây ung thư “STAT3” có thể mang lại hiệu quả trong điều trị một số bệnh ung thư đặc biệt là ung thư phổi với nguyên nhân chính là hút thuốc lá thường xuyên. Đây là kết luận của nhóm nghiên cứu quốc tế được công bố gần đây trên tạp chí Nature Communications, với xuất phát điểm nghiên cứu là dựa vào mối liên hệ giữa gen này với tình trạng tiến triển của khối u trong cơ thể người.

Ức chế gen “STAT3” - tín hiệu mới làm giảm sự tiến triển ung thư phổi

Dựa theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học về một số bệnh ung thư phổi. gen STAT3  có khả năng làm kích thích khối u phát triển mạnh trong cơ thể. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng phát  hiện được một mối liên hệ giữa người thường xuyên sử dụng thuốc lá bị mắc bệnh ung thư và hoạt tính thấp của STAT3, giống như mối liên hệ giữa khả năng sống sót thấp và bệnh ung thư tiến triển.

Từ đó, các nhà nghiên cứu khoa học đưa ra suy luận rằng tiêu diệt gen STAT3, có thể đồng thời ức chế sự tiến triển và khả năng di căn của khối u. dựa trên phát hiện trên, các nhà khoa học đang nghiên cứu để phát triển một loại thuốc điều trị bệnh ung thư bằng cách phong tỏa các gen STAT3.

Theo các nhà khoa học, STAT3 là một loại gen có liên quan đến tự tăng trưởng, phân chia,chuyển động và tự hủy của các tế bào. Trong hệ thống miễn dịch của cơ thể, STAT3  có tác dụng truyền tín hiệu giúp  kiểm soát phản ứng của cơ thể với những  “ kẻ xâm lược” từ bên ngoài môi trường như vi khuẩn và nấm.

Một nhà khoa học người Áo, thành viên trong nhóm nghiên cứu quốc tế, Beatrice Grabner đã cho rằng với phát hiện trên, chúng ta có thể điều trị bệnh bằng thuốc ức chế STAT3 sẽ đem lại hiệu quả cho cả bệnh nhân ung thư có tiền sử hút thuốc lá cũng như những bệnh nhân ung thư không có tiền sử này.

Mặc dù còn cần thêm nhiều những nghiên cứu hơn nữa để có thể đưa phương pháp mới này vào ứng dụng lâm sàng trong công tác điều trị. Nhưng đây cũng là một dấu hiệu đáng mừng và đem lại nhiều hi vọng cho bệnh nhân ung thư phổi.

Phương pháp điều trị ung thư phổi chính

Hiện nay, có ba cách cơ bản trong việc điều trị bệnh ung thư phổi: phẫu thuật, xạ trị và hóa trị. Mỗi lựa chọn điều trị đều có tác dụng khác nhau ứng với mỗi giai đoạn bệnh.

Phương pháp điều trị ung thư phổi chính

Phương pháp điều trị ung thư phổi chính

Phẫu thuật


Đối với ung thư phổi việc thực hiện phẫu thuật nhằm loại bỏ hoàn toàn khối u phổi và các hạch bạch huyết gần đó trong ngực. các khối u phải được loại bỏ với một đường viền xung quanh hoặc mô phổi bình thường.

Thời gian phục hồi sau phẫu thuật phổi phụ thuộc vào khối lượng phổi bị loại bỏ và sức khỏe của bệnh nhân trước khi phẫu thuật. Trao đổi với bác sĩ về các tác dụng phụ có thể xảy ra và phương pháp điều trị giảm nhẹ.

Xạ trị


Xạ trị là sử dụng năng lượng cao X-quang hoặc các hạt khác để tiêu diệt các tế bào ung thư. các loại phổ biến nhất của điều trị bức xạ là xạ trị bên ngoài, đó là bức xạ nhất định từ một máy bên ngoài cơ thể. Một phác đồ điều trị thường bao gồm một thông số cụ thể của phương pháp điều trị được đưa ra trong một khoảng thời gian nhất định. 

Khi điều trị phóng xạ được sử dụng cấy ghép, nó được gọi là liệu pháp xạ trị trong. Tuy nhiên, phương pháp này ít được sử dụng cho bệnh ung thư phổi.

Xạ trị không phải là phương pháp điều trị ung thư phổi phổ biến. Bức xạ chỉ phá hủy các tế bào ung thư trực tiếp trong các vùng trực tiếp được chiếu xạ. Nó không được sử dụng để điều trị các khu vực rộng lớn trong cơ thể.

Hóa trị


Hóa trị sử dụng các loại thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư, thường là bằng cách ngăn chặn khả năng phát triển và phân chia các tế bào ung thư. Hóa trị hệ thống được phân phối thông qua các mạch máu để đến các tế bào ung thư trong cơ thể. cách phổ biến để cung cấp cho hóa trị bao gồm tiêm tĩnh mạch, ống đặt vào tĩnh mạch bằng cách sử dụng một cây kim hay bằng thuốc nang. Hầu hết các hóa trị liệu được sử dụng cho bệnh ung thư phổi là thuốc tiêm.

Các tác dụng hóa trị liệu phụ thuộc vào mỗi người và liều sử dụng, chúng có thể bao gồm mệt mỏi, nguy cơ nhiễm trùng, buồn nôn và nôn, rụng tóc, chán ăn, tiêu chảy.

Những tác dụng phụ sau khi điều trị ung thư phổi

Chứng sợ tác dụng phụ sau khi điều trị tương đối phổ biến đối với mỗi bệnh nhân ung thư. Tuy nhiên, việc ngăn ngừa và làm giảm tác dụng phụ là một phần trọng tâm chính trong việc chăm sóc sức khỏe bệnh nhân cũng giống như việc điều trị bệnh. Điều này được gọi là điều trị giảm nhẹ hoặc hỗ trợ, và nó là một phần quan trọng của kế hoạch tổng thể, không phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh.

Các tác dụng phụ có thể khác nhau đối với mỗi người bị ung thư phổi và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả giai đoạn của ung thư, thời gian điều trị, liều điều trị và tình hình sức khỏe nói chung của bệnh nhân.

Những tác dụng phụ sau khi điều trị ung thư phổi

Trước khi bắt đầu điều trị, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về những vấn đề có thể được gây ra bởi quá trình và phương pháp điều trị. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ về mức độ chăm sóc tại nhà trong quá trình điều trị và phục hồi, những thành viên trong gia đình và bạn bè thường đóng một vai trò quan trọng trong việc chăm sóc một bệnh nhân sau khi điều trị ung thư phổi.

Ngoài tác dụng phụ vật lý, có thể có những thay đổi về cảm xúc và xã hội. Bệnh nhân và gia đình được khuyến khích chia sẻ cảm xúc với một nhóm những người có cùng tình trạng để có thể giúp đỡ trong việc đối phó với các tác dụng phụ.  

Trong và sau khi điều trị, hãy báo với chuyên gia chăm sóc sức khỏe về các tác dụng phụ của bạn, ngay cả khi bạn cảm thấy chúng không nghiêm trọng. Bác sĩ có thể khám để kiếm tra các tác dụng phụ và thực hiện thay đổi để điều trị khi cần thiết để làm giảm những tác dụng phụ. 

Đôi khi, các tác dụng phụ có thể kéo dài hơn khoảng thời gian điều trị, đó là một tác dụng phụ lâu dài. Tác dụng phụ có thể xảy ra vài tháng hoặc nhiều năm sau khi điều trị được gọi là hiệu ứng cuối. Điều trị các loại hiệu ứng là một phần quan trọng của chăm sóc sức khỏe người bệnh. 

Khi thấy xuất hiện bất kỳ triệu chứng tác dụng phụ nào, người bệnh nên đi khám để có biện pháp điều trị giảm nhẹ ngay khi có thể.

Phẫu thuật ung thư phổi

Phương pháp phẫu thuật là chủ yếu được sử dụng để  điều trị ung thư phổi  không tế bào nhỏ . Nhưng nó có thể tốt hơn cho bạn để có điều trị ung thư khác như xạ trị, hóa trị liệu hoặc có thể cả hai nếu ung thư là rất gần bất kỳ của các cấu trúc sau:

Tim
Khí quản
Ống dẫn thức ăn (thực quản)
Các mạch máu lớn
Phẫu thuật thường không được sử dụng để  điều trị ung thư phổi tế bào nhỏ , trừ khi nó ở giai đoạn rất sớm. Điều này là do ung thư phổi tế bào nhỏ thường đã lan rộng ra khỏi phổi khi nó được chẩn đoán và do đó, nó không phải là sau đó có thể loại bỏ tất cả bằng phẫu thuật. Hóa trị và xạ trị thường được sử dụng nhiều hơn phẫu thuật ung thư phổi tế bào nhỏ.

Loại phẫu thuật bạn có sẽ phụ thuộc vào kích thước của các bệnh ung thư và vị trí của nó trong phổi.

Loại phẫu thuật bạn có sẽ phụ thuộc vào kích thước của các  bệnh ung thư và vị trí của nó trong phổi.Trong tình huống này một cắt bỏ thuỳ đơn giản không thể được thực hiện. sleeve cắt bỏ bao gồm việc loại bỏ các phần bị ảnh hưởng của các phê quản, ung thư và khu vực xunh quanh thùy.

Phẫu thuật ung thư phổi

Loại bỏ toàn bộ phổi


Các bác sĩ gọi các hoạt động để loại bỏ toàn bộ phổi một pneumonectomy.Chuyên khoa sẽ khuyên bạn nên hoạt động này nếu khối u ở các khu vực trung tâm của phổi và liên quan đến một trong hai 2 thùy bên trái hoặc 3 thùy trên bên phải.

Nhiều người lo lắng rằng họ sẽ không thể hít thở đúng cách chỉ với một phổi nhưng bạn hoàn toàn có thể thở bình thường khi chỉ có một phổi. Nếu trước đó bạn đã có tình trạng khó thở thì sau khi phẫu thuật bạn có thể vẫn gặp phải trường hợp này. Bác sĩ sẽ cho bạn thực hiện một xét nghiệm hơi thở trước khi phẫu thuật để giúp các định xem phẫu thuật này có thực sự phù hợp với bạn.

Loại bỏ một phần phổi


Một số phẫu thuật có thể loại bỏ các khu vực cụ thể của phổi. Một phẫu thuật cắt nêm loại bỏ một vùng của phổi bao gồm một phần hoặc nhiều thùy. Một segmenetctomy loại bỏ vùng phổi cùng với tĩnh mạch, động mạch và khí quản của họ. Những loại hoạt động được sử dụng khi các chuyên gia cho rằng ung thư đã được chẩn đoán sớm và chỉ trong một khu vực rất nhỏ.

Phẫu thuật nội soi


Bác sĩ phẫu thuật đôi khi có thể sử dụng phẫu thuật nội soi để loại bỏ   ung thư phổi tế bào nhỏ. đây là loại phẫu thuật được gọi là đoạn băng được hỗ trợ phẫu thuạt thocacoscopic.

Các bác sĩ phẫu thuật tiến hành cho đi qua ống linh hoạt với một máy quay ống lồng vào một vết cắt nhỏ ở ngực. họ chèn các công cụ phẫu thuật thông qua việc cắt giảm để thực hiện phẫu thuật.

Loại bỏ các hạch bạch huyết


Trong một thời gian hoạt động của bác sĩ phẫu thuật của bạn sẽ loại bỏ một số các hạch bạch huyết cũng có tế bào ung thư đã bị vỡ ra từ ung thư. Các bác sĩ phẫu thuật sẽ chuyển các hạch bạch huyết đến phòng thí nghiệm và kiểm tra dưới kính hiển vi. Nếu các hạch bạch huyết này có chứa ung thư có thể ảnh hưởng đến việc điều trị mà bạn cần sau khi phẫu thuật.

Nếu ung thư đã lan rộng


Một hoạt động quan trọng là không để được điều trị thích hợp cho bạn nếu ung thư đã lan rộng đến bất cứ bộ phận nào trên cơ thể của bạn. Nếu có các tế bào ung thư bất cứ nơi nào khác, các hoạt động sẽ không loại bỏ chúng và bác sĩ có thể yêu cầu điều trị ung thư bằng phương pháp hóa trị hoặc xạ trị thay thế.

Nếu bạn có vấn đề sức khỏe khác như bệnh tim nặng hoặc bệnh phổi, bạn có thể không đủ sức khỏe để tiến hành phẫu thuật. Bác sĩ sẽ xét nghiệm trước khi bạn quyết định phương pháp điều trị của mình, có thể sử dụng hóa trị hoặc xạ trị.

Liệu pháp mới điều trị ung thư phổi không phải tế bào nhỏ

Theo thống kê của cơ quan quốc tế Nghiên cứu ung thư (IARC), ung thư phổi chiếm khoảng 18,2% ca tử vong trong các bệnh ung thư, 80% bệnh nhân mắc bệnh này thuộc ung thư phổi không phải tế bào nhỏ. Đây được đánh giá là một căn bệnh nguy hiểm, điều trị bệnh khó khăn.

Tại Việt Nam bệnh ung thư phổi thuộc nhóm những bệnh ung thư nguy hiểm và thường gặp nhất. Có nhiều nguyên nhân gây ra căn bệnh này nhưng chủ yếu là do khói thuốc, hóa chất độc hại, ô nhiễm môi trường...

Liệu pháp mới điều trị ung thư phổi không phải tế bào nhỏ

Ung thư phổi được chia thành hai dạng là ung thư phổi tế bào nhỏ và nhóm các bệnh ung thư phổi không phải tế bào nhỏ. Những bệnh nhân mắc ung thư phổi không phải tế bào nhỏ thường có triệu chứng không rõ ràng, đa phần những trường hợp phát hiện khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng, biến chứng bệnh lớn, điều trị bệnh khó khăn.

Một số triệu chứng ban đầu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi không phải tế bào nhỏ là: ho, ho có đờm, ho khan trong một thời gian dài, tức ngực, mệt mỏi, sút cân nghiêm trọng…Khi bệnh đã chuyển sang gia đoạn nặng bệnh nhân có thể xuất hiện thêm các triệu chứng như: khó thở, khàn tiếng, nói khó khăn, đau tức ngực, viêm phổi, phù nề mặt, chán ăn…Các bác sỹ cho biết khi cơ thể có những triệu chứng bất thường trên cần đến cơ sở chuyên khoa về ung bướu để được chẩn đoán vầ điều trị kịp thời, hạn chế tình trạng bệnh di căn.

Có nhiều phương pháp điều trị ung thư phổi không phải tế bào nhỏ như hóa trị, xạ trị, phẫu thuật. Với sự phát triển vượt bậc của y học, các bác sỹ cho biết đã tìm ra liệu pháp mới trong điều trị căn bệnh nguy hiểm này.

Đây là phương pháp điều trị phân tử nhắm trúng đích. Cơ chế tác động của loại thuốc này là tác động một cách khôn khéo và chính xác vào các quá trình sinh học phân tử thường tăng biểu hiện hoạt động ở các khối u. Các tế bào ung thư phổi không phải tế bào nhỏ có một tỉ lệ cao đột biến gen EGFR – đây là phần quan trong kích thích sự tăng trưởng của tế bào. Các đột biến trên gen này thường ở trạng thái hoạt động và rất nhạy cảm với các thuốc đặc trị, có tác động ức chế hoạt động của chúng - thuốc ức chế tyrosine kinase (TKI – tyrosin kinase inhibitor).

Các nghiên cứu trên thế giới cho biết bệnh ung thư phổi không phải tế bào nhỏ có đột biến gen EGFR được điều trị bằng thuốc TKI cho hiệu quả kiểm soát tốt hơn, kéo dài thời gian sống, nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân. Sản phẩm này được các chuyên gia khuyến cáo dùng với những bệnh nhân không đáp ứng điều trị hóa trị, bệnh nhân thể trạng kém.

Các cơ quan, hiệp hội nghiên cứu lâm sàng về ung thư khuyến cáo bệnh nhân nên sử dụng loại thuốc này như một biện pháp đột phá và hiệu quả trong điều trị bệnh ung thư phổi không phải tế bài nhỏ.

Chẩn đoán mô bệnh học trong điều trị ung thư phổi

Theo ước tính mỗi năm trên thế giới có khoảng 1,2 triệu người mắc ung thư phổi. Tỉ lệ mắc bệnh ở nam giới nhiều hơn ở nữ giới. 

Đây là một căn bệnh nguy hiểm, tỉ lệ tử vong cao. Bệnh có diễn biến âm thầm, người bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh về đường hô hấp. 

Việc phát hiện và điều trị bệnh ở giai đoạn sớm giúp nâng cao chất lượng sống, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân, tiết kiệm chi phí điều trị. Chẩn đoán mô bệnh học là phương pháp hiện đại và mang lại kết quả chính xác cao trong chẩn đoán bệnh nhân mắc ung thư phổi.

Phương pháp chẩn đoán mô bệnh học là phương pháp cơ bản và không thể thiếu trong chẩn đoán ung thư phổi, độ chính xác của phương pháp này đạt trên 95%.

Chẩn đoán mô bệnh học bao gồm chẩn đoán trước phẫu thuật và sau phẫu thuật.

Chẩn đoán mô bệnh học trong điều trị ung thư phổi

1. Phương pháp chẩn đoán mô bệnh học trước phẫu thuật


- Sinh thiết phổi khoan: Trong một số trường hợp khối u rắn, xơ hóa nên phương pháp chọc hút kim nhỏ không thể lấy được mẫu bệnh phẩm các bác sỹ sẽ tiến hành sinh thiết phổi khoan lấy mẫu bệnh phẩm để xác định. Ưu điểm của phương pháp này là khả năng lấy trúng, lấy đủ mẫu bệnh phẩm cao.

- Sinh thiết qua nội soi phế quản ống mềm: Thông qua ống nội soi phế quản có thể sinh thiết trực tiếp – trường hợp các tổn thương được quan sát thấy. Đối với các tổn thương không nhìn thấy có thể:

+ Sinh thiết xuyên thành phế quản mù: Luồn kẹp sinh thiết xuyên thành phế quản vào phân thùy phổi có tổn thương đã được xác định trước.

+ Sinh thiết xuyên thành phế quản vùng mô u: Để xác định bệnh các bác sỹ tiến hành luồn kẹp sinh thiết xuyên thành phế quản vào vùng có tổn thương đã được xác định qua mẫu bệnh phẩm và chụp X-Quang .

- Sinh thiết phổi cắt: Là phương pháp dùng kim để cắt các mô tổn thương làm xét nghiệm mô bệnh học. Ưu điểm của phương pháp này là thủ thuật đơn giản bệnh nhân chỉ phải gây tê.

- Sinh thiết phổi mở: Kỹ thuật này được áp dụng trong trường hợp các kỹ thuật tế bào học và các kỹ thuật sinh thiết khác không đạt hiệu quả. Bác sỹ sẽ tiến hành rạch đường rộng như mô phổi, cho phép đánh giá được toàn bộ nhu mổ phổi, qua đó lấy bệnh phảm làm xét nghiệm mô bệnh học. Tuy nhiên hạn chế của kỹ thuật này trong chẩn đoán ung thư phổi là tỉ lệ tử vong cao (1-4%).

2. Chẩn đoán mô bệnh học sau phẫu thuật


Sau khi cắt bỏ khối u, các bác sỹ sẽ tiến hành giữ lại một phần mô u để xét nghiệm. Các mẫu bệnh phẩm được chia thành các mảnh nhỏ, được lấy ở nhiều vùng khác nhau ( thông thường là phần trung tâm và gần trung tâm khối u). Ưu điểm của phương pháp chẩn đoán mô bệnh học sau phẫu thuật là có thể lấy mẫu bệnh phẩm ở nhiều vị trí khác nhau, số lượng mẫu bệnh phẩm lấy được là không hạn chế, cùng một lúc dùng nhiều phương pháp để chẩn đoán. Tuy nhiên hạn chế của phương pháp này là các bác sỹ không thể tiến hành để xác định tình trạng bệnh lý để có phương pháp điều trị thích hợp.

Để phát hiện sớm bệnh ung thư phổi, các bác sỹ khuyên bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/1 lần. Những người có tiền sử hút thuốc lá, sử dụng bia rượu và các chất kích thích nên đi thăm khám thường xuyên hơn. Khi cơ thể có các biểu hiện như ho, ho khan, ho lâu ngày, ho ra máu, khó thở, cơ thể suy nhược…cần phải đến các cơ sở chuyên khoa về ung bướu để được khám và tư vấn kịp thời nhất.

Kỹ thuật dao đông lạnh trong điều trị ung thư phổi

Một số phương pháp điều trị ung thư phổi truyền thống hiện nay là phẫu thuật, hóa trị, xạ trị. Ngoài ra, kỹ thuật dao đông lạnh là  một hi vọng mới cho những bệnh nhân mắc căn bệnh nguy hiểm này.

Kỹ thuật dao đông lạnh trong điều trị ung thư phổi

1. Kỹ thuật đông lạnh là gì?


Kỹ thuật đông lạnh là một ứng dụng của điều chỉnh nhiệt độ trong điều trị ung thư. Nó có thể làm cho khối u của bệnh nhân giảm xuống -150 độ C chỉ trong vài giây. Kỹ thuật này được sử dụng lần đầu tiên trong ngành vũ trụ học. Các nhà khoa học tiến hành hạ thấp nhiệt độ trong môi trường vũ trụ xuống nhanh chóng để tương đương với nhiệt độ của trái đất. Trong những năm gần đây kỹ thuật này được ứng dụng trong điều trị ung thư phổi giai đoạn cuối.

2. Nguyên lý hoạt động của kỹ thuật đông lạnh trong điều trị bệnh


Đây là một thủ thuật điều trị khối u ít bị tổn thương, ít chảy máu, tỉ lệ thành công cao ( khoảng 95% ), khả năng tái phát bệnh thấp.

Các bác sỹ sẽ tiến hành đông lạnh khối u ở nhiệt độ cực thấp (khoảng -150 độ), đồng thời gián tiếp kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động. Bệnh nhân có thể tiến hành thực hiện kỹ thuật này đơn độc hoặc kết hợp với một số phương pháp khác như hóa trị hoặc xạ trị.

Dưới sự định vị của các thiết bị hiện đại, các bác sỹ tiến hành đưa một cây kim nhỏ xuyên qua thành bụng, tác động trực tiếp lên khối u trong phổi một cách chính xác. Sau đó các thiết bị bên ngoài được kích hoạt, đầu kim được đông lạnh một cách nhanh chóng, khối u lập tức bị biến thành một khối băng chết.

Đây là một kỹ thuật điều trị ung thư phổi không cần mổ, bệnh nhân chỉ cẩn được gây tê tại chỗ. Tùy thuốc vào vị trí, kích thước khối u bệnh nhân sẽ được chỉ định số lần thực hiện. Thông thường với các khối u trong phổi có kích thước khoảng 3cm chỉ cần thực hiện 1 lần, với các khối u từ 5cm trở lên cần thực hiện nhiều lần hơn để tiêu diệt triệt để khối u.

Để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh, hạn chế tình trạng bệnh di căn,các biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra các bác sỹ thường chỉ định bệnh nhân sử dụng đồng thời các phương pháp khác bao gồm hóa trị, phẫu thuật hoặc xạ trị.

3. Một số lưu ý


Đông lạnh là kỹ thuật thâm nhập khối u mới, không giống với các phương pháp phẫu thuật cần mổ hở thông thường. Bệnh nhân chỉ cần gây tê khu vực trực tiếp thâm nhập, không cần gây tê toàn thân. Sau khi thực hiện bệnh nhân có thể xuất hiện một số phản ứng như vùng da bị sưng tấy, mẩn đỏ, biểu hiện toàn thân như sốt, run, co giật. Trong những trường hợp đó bệnh nhân không nên lo sợ, cần báo ngay cho bác sỹ điều trị và có chế độ nghỉ ngơi thích hợp”.

Phương pháp phẫu thuật điều trị ung thư phổi

Theo một nghiên cứu tại Singapore ung thư phổi là căn bệnh nguy hiểm đứng thứu 2 ở nam giới và đứng thứ 3 ở phụ nữ. Điều trị ung thư phổi là một vấn đề quan trọng hàng đầu hiện nay.

Phương pháp phẫu thuật điều trị ung thư phổi

Có hai loại ung thư phổi chính là:

- Ung thư phổi tế bào nhỏ: Bệnh phát triển nhanh, lây sang các bộ phận khác của cơ thể và lây vào máu. Thông thường bệnh được phát hiện khi đã chuyển sang giai đoạn nặng.

- Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ: Đây là một dạng phổ biến của ung thư phổi và thường ít nguy hiểm hơn so với ung thư phổi tế bào nhỏ. Bệnh có xu hướng lây lan và phát triển chậm.

Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư phổi chưa được khẳng định cụ thể. Tuy nhiên các nhà khoa học đã xác định được một số nguyên nhân gây ra căn bệnh nguy hiểm này như:

- Khói thuốc lá: Khói thuốc lá được coi là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về hô hấp, tim mạch và ung thư phổi. Theo ước tính hơn 80% bệnh nhân được phát hiện ung thư phổi có liên quan đến khói thuốc lá.

- Phơi nhiễm hóa chất: Các chất độc hại trong môi trường như amiăng, niken, asen…là nguyên nhân gây ra ung thư phổi.

- Thói quen sinh hoạt:  Một số nghiên cứu cho thấy những người có thói quen sử dụng các chất kích như bia rượu, thuốc lá, cà phê…cũng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.

Phẫu thuật cắt bỏ khối u là phương pháp phổ biến trong điều trị ung thư phổi hiện nay. Điều trị ung thư phổi bằng phương pháp phẫu thuật chủ yếu được sử dụng trong điều trị ung thư phổi không phải tế bào nhỏ. Trong một số trường hợp bệnh nhân được chỉ định kết hợp với các phương pháp khác như hóa trị và xạ trị để đạt được hiệu quả cao hơn.

- Phẫu thuật cắt bỏ thùy phổi


Khi bệnh nhân được xác định khối u nằm trong một bên lá phổi, bác sỹ sẽ tiến hành phẫu thuật để lọại bỏ một trong các thùy của phổi nhiễm bệnh.

- Phẫu thuật cắt bỏ lá phổi


Nhiều bệnh nhân lo lắng nếu cắt bỏ toàn bộ lá phổi sẽ gây ảnh hưởng trong việc hô hấp. Tuy nhiên các bác sỹ khẳng định rằng bạn vẫn có thể hô hấp bình thường trong trường hợp chỉ còn một bên lá phổi. Các bác sỹ sẽ tiến hành thử nghiệm hơi thở trước khi quyết định ca phẫu thuật này.

- Phẫu thuật loại bỏ một phần của phổi


Đây là kỹ thuật nhằm loại bỏ một khu vực cụ thể của phổi có thể là một phần hay nhiều thùy.

Điều trị ung thư phổi bằng phương pháp phẫu thuật được chỉ định trong các trường hợp khối u vẫn trong phổi. Đối với trường hợp khối u đã di căn sang các cơ quan khác trong cơ thể bệnh nhân sẽ được áp dụng một số phương pháp khác như hóa trị, xạ trị để được điều trị tốt nhất.

Phổi là một cơ quan quan trọng trong cơ thể, các bác nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện bệnh sớm và có phác đồ điều trị thích hợp, hạn chế tình trạng bệnh di căn. Khi thấy các triệu chứng bất thường như ho lâu ngày không khỏi, ho ra máu, thở khó khăn, cơ thể mệt mỏi, suy nhược…thi nên đến các cơ sở chuyên khoa về ung bướu để được khám và điều trị kịp thời.

Phương pháp điều trị ung thư phổi

Phương pháp điều trị ung thư phổi căn bản là hóa trị giúp kéo dài sự sống cho bệnh nhân. Với những bệnh nhân ung thư phổi, việc xét nghiệm gene sẽ giúp các bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất cho bệnh nhân để kiểm soát tế bào ung thư.

Phương pháp điều trị ung thư phổi

1. Điều trị ung thư phổi

Phẫu thuật loại bỏ khối u 


Phẫu thuật là phương pháp điều trị hiệu quả nhất và chủ yếu được sử dụng để điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ. Tuy nhiên chỉ có bệnh nhân phát hiện sớm mới có khả năng phẫu thuật.

Tùy vào kích thước của khối u, vị trí khối u, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp phù hợp với từng bệnh nhân. Có 4 loại phẫu thuật khác nhau là: Loại bỏ một phần phổi,  Loại bỏ thùy phổi, Loại bỏ toàn bộ phổi, Loại bỏ các hạch bạch huyết.

Hóa trị liệu


Hóa trị là phương pháp được sử dụng trong hầu hết các giai đoạn của ung thư phổi. Đây là phương pháp điều trị toàn thân, sử dụng thuốc chống ung thư để tiêu diệt tế bào ung thư hoặc ngăn chặn chúng phát triển, lây lan sang những bộ phận khác của cơ thể. Thuốc được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch, hoặc bệnh nhân có thể uống thuốc.

 Đối với những bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ, hóa trị là phương pháp điều trị chủ yếu. Thuốc hóa trị có thể có tác động toàn cơ thể vì thế giúp điều trị các tế bào đã bị vỡ ra từ khối u phổi và lan ra các cơ quan khác.

Điều trị bằng tia xạ


Là phương pháp điều trị ung thư phổi sử dụng tia có năng lượng lớn để tiêu diệt tế bào ung thư. Tia phóng xạ hướng vào một vùng giới hạn và chỉ tác dụng lên tế bào ung thư ở vùng đó. Có thể sử dụng tia phóng xạ trước khi phẫu thuật để làm co khối u lại hoặc là sau khi phẫu thuật để tiêu diệt tất cả những tế bào ung thư còn sót lại ở vùng phẫu thuật. Tia phóng xạ còn có thể được áp dụng để làm giảm triệu chứng như khó thở. Trong điều trị ung thư phổi thường sử dụng xạ ngoài hoặc đưa nguồn phóng xạ (hộp nhỏ chứa chất phóng xạ) trực tiếp vào khối u hoặc gần khối u (xạ áp sát).

Điều trị ung thư không phải tế bào nhỏ


Bệnh nhân bị ung thư phổi không phải tế bào nhỏ có thể được điều trị theo một vài phương pháp. Lựa chọn phương pháp nào phụ thuộc chủ yếu vào kích thước, vị trí và phạm vi của khối u. Phẫu thuật là phương pháp phổ biến nhất để điều trị ung thư phổi loại này. Phẫu thuật lạnh, phương pháp điều trị gây đông và phá huỷ mô ung thư, có thể được sử dụng để kiểm soát triệu chứng ở những giai đoạn muộn của ung thư không phải tế bào nhỏ. Điều trị bẳng tia phóng xạ và hóa trị liệu có thể được sử dụng để làm chậm quá trình phát triển của bệnh và kiểm soát triệu chứng.

Điều trị ung thư tế bào nhỏ


Ung thư phổi tế bào nhỏ có thể lan rất nhanh. Trong nhiều trường hợp, tế bào ung thư có thể đã lan sang các bộ phận khác của cơ thể khi bệnh được chẩn đoán. Để tiếp cận tế bào ung thư trên toàn bộ cơ thể hầu như các bác sĩ luôn luôn sử dụng hóa trị liệu. Quá trình điều trị còn có thể bao gồm việc áp dụng tia phóng xạ chiếu vào khối u trong phổi hoặc những khối u ở những bộ phận khác trong cơ thể (chẳng hạn như ở trong não). Một số bệnh nhân được điều trị ung thư phổi bằng tia phóng xạ ở não ngay cả khi không tìm thấy ung thư ở vùng này. Phương pháp điều trị này, còn được gọi là liệu pháp chiếu xạ sọ não dự phòng, đượcáp dụng để ngăn ngừa sự hình thành khối u trong não. Phẫu thuật là một phần trong kế hoạch chữ trị ung thư phổi đối với một số ít bệnh nhân bị ung thư phổi tế bào nhỏ.

Kết quả điều trị: Tính chung, khoảng 25 trong số 100 người bệnh còn có thể phẫu thuật được khi khối u còn nhỏ. Phân nửa số này, nghĩa là khoảng 13% trên 100 người bệnh thì có khả năng khỏi bệnh 5 năm. Theo một số liệu thống kê của hội ung thư Hoa Kỳ năm 2013: Khi phát hiện lúc ung thư phổi còn chưa di căn, tỷ lệ sống sau 5 năm của ung thư phổi là 50%. Nhưng đáng tiếc là chỉ có 15% số ca ung thư phổi được chẩn đoán sớm. Khi ung thư đã di căn sang các bộ phận khác thì tỉ lệ sống của người bệnh chỉ có khoảng 3,5%.

2. Tác dụng phụ của điều trị ung thư phổi


Tác dụng phụ của việc điều trị ung thư phổi phụ thuộc vào phương pháp điều trị và có thể khác nhau đối với mỗi cá thể. Tác dụng phụ thường là tạm thời. Bác sĩ và y tá có thể giải thích những tác dụng phụ có thể xuất hiện trong quá trình điều trị và gợi ý những cách thức giúp làm giảm triệu chứng có thể phát sinh trong hoặc sau khi điều trị.

Phẫu thuật ung thư phổi là một đại phẫu thuật. Bệnh nhân thường cần phải có người giúp đỡ khi trở mình, ho và thở sâu. Những hoạt động này đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục bởi vì chúng giúp mở rộng mô phổi còn lại và loại bỏ khí và dịch thừa. Đau hoặc thấy khó chịu ở ngực và tay cũng như khó thở là những tác dụng phụ thường gặp trong phẫu thuật ung thư phổi . Sau khi điều trị ung thư phổi, bệnh nhân có thể cần vài tuần hoặc vài tháng để lấy lại năng lượng và sức mạnh của cơ thể.

Hóa trị liệu tác dụng lên cả tế bào thường và tế bào ung thư. Tác dụng phụ sẽ phụ thuộc chủ yếu vào loại thuốc và liều lượng cụ thể. Tác dụng phụ thường gặp của hóa trị liệu bao gồm buồn nôn và nôn, rụng tóc, đau miệng và mệt mỏi.

chữa trị ung thư phổi bằng phương pháp tia xạ , cũng giống như hóa trị liệu, ảnh hưởng tới cả tế bào thường và tế bào ung thư. Tác dụng phụ của tia phóng xạ chủ yếu phụ thuộc vào bộ phận được chiếu tia và liều chiếu. Tác dụng phụ thường gặp của tia phóng xạ là khô và đau họng, khó nuốt, mệt mỏi, thay đổi da ở vùng điều trị, mất cảm giác ăn ngon. Bệnh nhân được chiếu xạ vào não có thể bị đau đầu, thay đổi ngoài da, mệt mỏi, buồn nôn và nôn, rụng tóc hoặc là có vấn đề với trí nhớ và quá trình tư duy.

Sau khi điều trị ung thư phổi Liệu pháp quang động học làm cho da và mắt trở nên nhạy cảm với ánh sáng trong vòng sáu tuần hoặc là lâu hơn. Bệnh nhân nên tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trực tiếp và ánh đèn quá sáng ở trong nhà ít nhất trong vòng sáu tuần. Nếu bệnh nhân phải đi ra ngoài thì họ cần phải mặc quần áo bảo vệ và mang kính râm. Những tác dụng phụ tạm thời khác của phương pháp điều trị quang động học có thể bao gồm hiện tượng ho, khó nuốt, đau khi thở hoặc khó thở. Bệnh nhân nên thảo luận với bác sĩ về những việc cần phải làm khi da bị phồng rộp, tấy đỏ hoặc sưng lên.

3. Ngăn ngừa ung thư phổi


Những người hút thuốc có nguy cơ ung thư phổi cao hơn những người không hút. Hiện tại các bác sĩ vẫn chưa tìm ra những nguyên nhân chính xác gây bệnh, tuy nhiên, bất cứ ai cũng có thể đối mặt với căn bệnh nguy hiểm này. 

Cách tốt nhất để giữ cơ thể khỏe mạnh là ăn uống điều độ và ăn đủ loại thực phẩm vì mỗi loại thức ăn có những yếu tố dinh dưỡng khác nhau cần thiết cho cơ thể, đồng thời có thói quen sống lành mạnh. Không hút hoặc ngưng hút thuốc lá có thể làm giảm nguy cơ ung thư phổi. 

Lợi ích của tập thể dục với bệnh nhân ung thư vú

Lợi ích của tập thể dục với bệnh nhân ung thư vú. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, cùng với chế độ ăn uống, việc tập luyện bằng cách đi bộ thường xuyên có tác dụng rất lớn đối với sức khỏe nói chung. Trong một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Úc, đi bộ còn có thể góp phần tăng tỉ lệ sống và kéo dài tuổi thọ đối với các bệnh nhân ung thư vú.

Lợi ích của tập thể dục với bệnh nhân ung thư vú

Tập thể dục giúp tăng tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư vú lên hơn 50%


Nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Úc tiến hành khảo sát 194 phụ nữ vừa mới trải qua phẫu thuật để loại bỏ ung thư vú. Theo đó, một nửa số bệnh nhân đó thường xuyên hoạt động thể chất trung bình 180 phút/tuần trong ít nhất 8 tháng hoặc lâu hơn. Còn một nửa bệnh nhân còn lại vẫn tiếp tục cuộc sống bình thường. Sau 8 năm kiểm tra, nhóm nghiên cứu này phát hiện ra, những người phụ nữ thường xuyên tập thể dục, tức là nhóm bệnh nhân số 1 có tỉ lệ sống sót đến 55%.

Kết quả cho thấy, đa số những bệnh nhân ung thư vú được cho hoạt động thể dục như bình thường, như đi bộ, có thể nặng hơn một chút như đi xe đạp hay cắt cỏ… đều có tỉ lệ sống sót cao hơn.

Các nhà khoa học tin rằng việc tập thể dục vừa phải có thể làm chậm sự phát triển khối u hoặc ngăn ngừa sự trở lại của căn bệnh tai ác này bằng cách làm giảm mức hormone trong cơ thể. Trong đó bao gồm insulin - chất giúp tế bào khối u nhân lên nhanh chóng, cũng như estrogen - nhân tố kích thích làm tăng sự phát triển của ung thư vú.

Tập thể dục có nhiều tác dụng sức khỏe, không riêng với bệnh ung thư vú


Nghiên cứu còn phát hiện ra, không riêng gì ung thư vú, việc tập thể dục còn đặc biệt có ích đối với căn bệnh ung thư ruột, nó làm giảm viêm, giảm sự nhân lên của các tế bào ung thư.  Đồng thời, tập thể dục cũng giúp ngăn ngừa bệnh nhân trở nên thừa cân, béo phì thông qua việc ngăn sự phát triển của các mô mỡ, một yếu tố kích thích sự phát triển khối u. Những phát hiện ban đầu này làm tăng thêm bằng chứng cho thấy tập thể dục hoàn toàn có thể cải thiện cơ hội sống sót cho các bệnh nhân bị ung thư.

Vì thế, các chuyên gia khuyên mỗi bệnh nhân nên tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần. Đồng thời, các bác sĩ và người thân của bệnh nhân cũng nên tăng cường việc khuyên nhủ bệnh nhân tập thể dục thường xuyên để bảo vệ cũng như cải thiện sức khỏe. Mỗi người tập thể dục vừa phải trong vòng 30 phút, 5 ngày một tuần và ăn uống lành mạnh có tỉ lệ phần trăm sống sót lên tới 42%. Họ cũng sống lâu hơn nếu chẳng may ung thư quay trở lại.

Không cắt vú vẫn điều trị hiệu quả ung thư

Ung thư vú là bệnh có thể gặp ở cả hai giới, nhưng nữ giới chiếm tỉ lệ cao hơn. Nếu phát hiện sớm, bệnh có thể điều trị hiệu quả. Phụ nữ thường buộc phải cắt vú để việc xạ trị có được hiệu quả tốt nhất. 

Tuy nhiên mới đây, máy xạ trị áp suất liều cao đã trở thành một giải pháp hiệu quả và giảm nỗi lo về thẩm mỹ đối với bệnh nhân đang được điều trị ung thư vú.

Không cắt vú vẫn điều trị hiệu quả ung thư

Các nhà khoa học giải thích rằng, sở dĩ phải cắt bỏ khối u là để phục vụ tốt nhất cho quá trình xạ trị, cụ thể là để những tia xạ có thể đi vào từng ngóc ngách của khối u và tiêu diệt những tế bào ác tính.

Tuy nhiên, hệ thống máy xạ trị áp sát suất liều cao có thể giải quyết vấn đề này. Với khoảng 40 kênh dẫn hiện đại, loại máy có thể mang lại hiệu quả gấp 3 lần những loại máy thông thường khác. Khối u vì thế sẽ teo đi nhanh chóng và khối u ngừng chảy máu ngay. Nhiều người tỏ ra lo ngại về nhữn ảnh hưởng đến sức khỏe khi những tia xạ quá lớn. Tuy nhiên, bác sĩ giải thích rằng, tia xạ mạnh nhưng lại đi trực tiếp để tiêu diệt khối u nên không gây ảnh hưởng đến tế bào khỏe mạnh xung quanh.

Đây là lần đầu tiên, Việt Nam áp dụng hệ thống máy móc hiện đại này. Trên thế giới cũng chưa có nhiều quốc gia áp dụng. Sau Trung Quốc và Singapore, Việt Nam là quốc gia thứ 3 của Châu Á đưa ứng dụng trị giá 58 tỉ đồng này vào điều trị bệnh ung thư vú.

Hệ thống máy này, thực sự hiệu quả đối với những trường hợp mắc ung thư vú, cổ tử cung, lưỡi... Một ưu điểm của phương pháp này là bệnh nhân không cần phải cắt vú trước khi xạ trị, thời gian tiến hành xạ trị cũng khoảng 8 phút, trong khi trước đây là 45 tiếng. Sau mỗi lần xạ trị, bệnh nhân cũng không thấy quá mệt mỏi. Loại máy này còn có khả năng chụp spect để phát hiện sớm ung thư di căn. Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho biết, với loại máy này, bệnh nhân không cần lo lắng về các biến chứng như xuất huyết đường tiêu hóa hay đi ngoài ra máu.

Đây là thực sự là một tin đối với những bệnh nhân ung thư vú. Chị em có thể được điều trị hiệu quả mà không ảnh hưởng đến thẩm mỹ. 

Phẫu thuật điều trị bệnh ung thư vú

Phẫu thuật điều trị bệnh ung thư vú phương pháp nhằm loại bỏ toàn bộ vú, bao gồm các núm vú và quầng vú. Phẫu thuật thường được coi là phương pháp điều trị chính trong ung thư vú.

Cắt bỏ khối u đồng nghĩa với việc phải loại bỏ các mô ung thư vú cũng như các mô khỏe mạnh xung quanh. Trước khi phẫu thuật thông thường bệnh nhân được điều trị tia xạđể tiêu diệt các tế bào ung thư khác.

Phẫu thuật điều trị bệnh ung thư vú

Trước đây, việc phẫu thuật ung thư vú bao gồm việc loại bỏ một số hạch bạch huyết ở nách bóc tách. Hiện nay, phương pháp này đã thay đổi, nhiều phụ nữ có thể sinh thiết hạch gần với mô vú chứ không phải là một hạch bạch huyết ở nách. Tùy thuộc vào đặc điểm của các khối u vú, bệnh nhân, bác sĩ phẫu thuật có thể chọn một trong các loại sau đây:

Phẫu thuật đơn thuần: Các bác sĩ phẫu thuật loại bỏ toàn bộ mô vú nhưng không loại bỏ các mô cơ dưới vú. Phẫu thuật này có thể được kết hợp với sinh thiết hạch bạch huyết ở bất kỳ trường hợp ung thư xâm lấn sớm và trong một số trường hợp ung thư biểu mô tuyến vú tại chỗ khi cắt bỏ tuyến vú.

Phương pháp phẫu thuật truyền thống: Các bác sĩ phẫu thuật loại bỏ một hình elip của da bao gồm da của núm vú. Đây là phương pháp phẫu thuật phổ biến nhất. Ngoài các mô vú, chỉ loại bỏ núm vú và quầng vú, thường là qua một vết rạch tròn xung quanh quầng vú. Nếu vú quá lớn, các bác sĩ phẫu thuật có thể phải rạch một đường thẳng theo một hướngđể cho phép loại bỏ các mô vú.

Phẫu thuật núm vú: Các bác sĩ phẫu thuật rạch một đường xung quanh núm vú nhưng quầng vú còn nguyên vẹn. Để loại bỏ tất cả các mô vú, vết rạch sẽ lớn hơn so với việc cắt bỏ vú, thường là một vết rạch hình chữ S.

Giải phẫu cắt bỏ triệt để: Điều này kết hợp cắt bỏ tuyến vú đơn giản hay toàn bộ, kể cả da của núm vú và quầng vú, và bao gồm việc loại bỏ hầu hết các hạch bạch huyết ở nách (hạch nách) bằng một đường rạch 6 đến 8-inch. Người bệnh có thể tiến hành phẫu thuật để tái tạo vú trong môt thời gian ngắn sau khi phẫu thuật. Phẫu thuật triệt để: Các bác sĩ phẫu thuật loại bỏ toàn bộ mô vú, tất cả các hạch bạch huyết ở nách, và các cơ của thành ngực (cơ ngực) nằm dưới vú bị ảnh hưởng. Trước đây giải phẫu cắt bỏ triệt để thường được áp dụng rộng rãi tuy nhiên bây giờ không thường được ứng dụng.