Chảy máu âm đạo bất thường - dấu hiệu ung thư cổ tử cung ?

Chảy máu âm đạo bất thường có thể dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý khác nhau.  Chủ yếu là các bệnh về phụ khoa, không thế khẳng định đấy là triệu chứng của bệnh nào. Chính vì thế mà việc đi khám là vô cùng quan trọng để chẩn đoán chính xác bệnh. Vì rất có thể là dấu hiệu sớm của ung thư cổ tử cung.

Chảy máu âm đạo là một dấu hiệu của ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, ban đầu ung thư cổ tử cung hầu như không có dấu hiệu gì, cho đến khi người bệnh thấy dấu hiệu bất thường thì lúc này  các tế bào ung thư đã phát triển rất lớn. Thông thường, cần phải làm các xét nghiệm mới có thể chẩn đoán chính xác được bệnh.

Chảy máu âm đạo bất thường - dấu hiệu ung thư cổ tử cung ?

Chảy máu âm đạo bất thường là khi máu chảy ra nhiều hơn 2 kỳ kinh nguyệt, máu ra nhiều khiến chị em phải đóng 2 bằng vệ sinh hoặc thức dậy vào giữa đêm để thay băng, máu thường có các cục máu đông. Khi đó, bạn cần đến các cơ sở ý tế khám ngay.

Chảy máu âm đạo giữa chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như: sử dụng thuốc tránh thai, ung thư cổ tử cung hoặc  một số bệnh phụ khoa khác.

Chảy máu âm đạo trong và sau khi quan hệ tình dục cũng thế là triệu chứng của ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh khác như viêm cổ tử cung, loạn sản cổ tử cung… cũng có thể đó là dấu hiệu của các bệnh nhiễm trùng vùng chậu.

Chảy máu âm đạo đối với những người mãn kinh cũng có thể là dấu hiệu của ung thư cổ cung.

Trong bất cứ trường hợp nào, khi thấy chảy máu âm đạo bất thường, bạn cũng nên đến ngay các cơ sở ý tế để đươc khám và tư vấn kịp thời. 

Nghiên cứu mới trong điều trị ung thư cổ tử cung

Trong phẫu thuật ung thư cổ tử cung, phẫu thuật viên nạo các hạch bạch huyết vùng chậu để đánh giá mức độ lan rộng của ung thư. Thay vì nạo nhiều hạch như trước, một kỹ thuật được gọi là sinh thiết cảnh giới có thể được sử dụng để nhằm vào một số ít hạch có nhiều khả năng chứa tế bào ung thư. Bác sỹ sẽ tiêm một loại thuốc nhuộm màu xanh có chứa chất đánh dấu phóng xạ và thuốc này sẽ thấm vào hạch. Sau đó, trong quá trình phẫu thuật, những hạch nào có chứa chất đánh dấu phóng xạ và thuốc nhuộm xanh sẽ được xác định và loại bỏ.

Nghiên cứu mới trong điều trị ung thư cổ tử cung

Đây là các hạch bạch huyết có thể chứa các tế bào ung thư cao nếu ung thư đã lan rộng. trong trường hợp các hạch này không có các tế bào ung thư thì cùng không cần loại bỏ các hạch khác. Hạn chế nạo nhiều hạch vì có thể làm tăng nguy cơ sau này.

Nhiều loại vaccin đã được phát triển nhằm ngăn chặn quá trình nhiễm các chủng HPV liên quan đến ung thư cổ tử cung, các loại vaccin như 16, 18 có thể giúp tạo ra miễn dịch chống lại virut HPV.

Một số loại vaccin cũng được nghiên cứu dành cho chị em đã nhiễm HPV nhằm họ tăng cường hệ thống miễn dịch tiêu diệt virut trước khi phát triển thành ung thư. Hiện nay, cũng có những nghiên cứu nhắm vào những phụ nữ đã mắc ung thư cổ tử cung ngăn chặn bệnh di căn, hoặc tái phát. Các loại vaccin này nhằm phản ứng miễn dịch với các thành phần của virut khiến cho các tế bào ung thư phát triển một cách bất thường. Điều này được nghiên cứu với hy vọng có thể giúp hệ miễn dịch giết chết tế bào ung thư hoặc ngăn chúng phát triển.

Trước đây, điều trị ung thư cổ tử cung chủ yếu được sử dụng ánh lạnh, laser…tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây đang nghiên cứu về việc điều trị bằng thuốc đã cho thấy một kết quả rất khả quan.

Trong một cuộc nghiên cứu gần đây, người ta điều trị CIN bằng cách bôi một loại thuốc chống virut có tến khoa học là cidofovin lên cổ tử cung. Đa số phụ nữ khi được điều trị bằng phương pháp này có thể trở thành phương pháp điều trị chính thức.

Imuquimod đây là một loại thuốc kháng virut khác cũng mang lại các kết quả khả quan khi được dùng điều trị các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung.

Đã có nhiều cuộc thử nghiệm lâm sàng đã được thực hiện đối vói một số loại thuốc dùng trong hoá trị, các phương pháp xạ trị mới và sự kết hợp giữa phẫu thuật, xạ trị và hoá trị.

Phát hiện ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung có thể chữa khỏi được nếu bệnh được phát hiện sớm. Chính vì thế, việc khám phụ khoa định kỳ và tiến hành phết tế bào tử cung giúp bạn có thể phát hiện sớm căn bệnh này bên cạnh một số dấu hiệu đặc trưng của bênh.

Trước khi bệnh được phát triển, sẽ có những dấu hiệu bất thường của tế bào cổ tử cung được gọi là tình trạng dị sản. Tình trạng dị sản nhẹ có thể sẽ trở về bình thường. Nếu xuất hiện dị sản nặng hơn hoặc ung thư ở giai đoạn sớm, bệnh vẫn có thể được điều trị khỏi. Nếu không được phát hiện sớm, ung thư sẽ lây lan ra các có quan khác trong vùng chậu. Tỷ lệ chữa khỏi bệnh lúc này phụ thuộc vào tình trạng ung thư xâm lấn trên cơ thể.

Chỉ đến khi ung thư phát triển sang các mô gần bên thì người bệnh mới bắt đầu thấy một số triệu chứng. Nếu bạn thấy có bất cứ dấu hiệu nào dưới đây, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được khám và tư vấn kịp thời.

Phát hiện ung thư cổ tử cung

Khí hư không bình thường: Khi các tế bào ung thư xâm lấn vào miệng cổ tử cung, khi đó các tế bào xung quanh miệng cổ tử cung sẽ bị tróc ra, làm sản sinh rất nhiều khí hư

Đau hoặc chảy máu âm đạo: Bệnh ung thư cổ tử cung còn phát triển xunh quanh cổ tử cung khiến cho bề mặt của nó trở nên khô nứt. Do đó, khi có bất cứ sự can thiệp nào như đi bộ, quan hệ tình dục đều có thể khiến cho lớp nẻ đó bị rách, gây chảy máu, sẽ đem lại cảm giác khó chịu cho người bệnh.

Chảy máu âm đạo bất thường có thể làm giảm các tế bào hồng cầu và lượng oxy trong cơ thể khiến cơ thể thiếu máu và vô cùng mệt mỏi, có thể có triệu chứng đau lưng, đau khung xương chậu liên tục.

Các tế bào ung thư có thể khiến cổ tử cung sưng phồng cho đến khi nó dựa vào các mạch máu cạnh kề, gây cản trở sự lưu thông máu từ gót chân đến các phần còn lại trên cơ thể.

Khó đi tiểu: Ung thư cổ tử cung có thể khiến thận và các cơ trở nên khó tiếp cận, do đó đẩy nước tiểu tới bàng quang khiến người bệnh khó đi tiểu.

Giảm cân nhanh chóng: Khi mắc ung thư, dù là loại ung thư nào cũng khiến cho người bệnh cảm giác không ngon miệng. Hơn nữa, khi tế bào ung thư phát triển cổ tử cung có thể phồng lên và ép sát vào dạ dày, làm giảm không gian chứa thức ăn. Tất cả những điều này khiến cho người bệnh giảm cân nhanh chóng và đột ngột.

Các giai đoạn phát triển của Ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung đang là nguyên nhân gây tử vong thứ hai ở phụ nữ. Nếu bệnh được phát hiện sớm bệnh có thể được chữa khỏi. Tuy nhiên ở nước ta hiện nay tỷ lệ phát hiện bệnh sớm không cao, đa số người bệnh đến khám khi bệnh đã ở giai đoạn muộn nên rất khó khăn trong việc điều trị bệnh.

Các giai đoạn phát triển của Ung thư cổ tử cung

Các giai đoạn phát triển của ung thư cổ tử cung bao gồm:

Giai đoạn 1: Khi người bệnh bị nhiễm virut HPV


Thực tế, ở độ tuổi mới quan hệ tình dục, có khoảng 60-80% phụ nữ bị nhiễm virut HPV. Đa số các loại virut này đều tự biến mất và không gây tổn hại đến sức khoẻ, những có một vài loại này lại có thể làm cho các tế bào của cổ tử cung phát triển bất bình thường gây ung thư cổ tử cung

Giai đoạn 2: Tiền ung thư


Khoảng 10% phụ nữ bị nhiễm virut HPV phát triển sang giai đoạn tiền ung thư. Họ thường là người trong độ tuổi từ 25 đến 30. Những người bị nhiễm virut HPV có thể chuyển sang giao đoạn ung thư trong vòng 5 đến 10 năm.  Trong giai đoạn này phụ nữ vẫn cảm thấy bình thường. Giai đoạn này nếu được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị sớm thì bệnh sẽ không được phát triển đến giai đoạn ung thư.

Giai đoạn 3: Ung thư cổ tử cung


Những người ở giai đoạn tiền ung thư chỉ có hơn 10% sẽ phát triển thành ung thư. Ở giai đoạn này các tế bào ung thư sẽ phát triển trong cổ tử cung. Nếu có phương pháp điều trị hợp lý sẽ đem lại kết quả khả quan cho người bệnh.

Có thể sử dụng các phương pháp như cắt tử cung hoặc kết hợp nạo các hạch chọn lọc. Trong trường hợp hạch bị xâm lấn, thì phải áp dụng phương pháp phẫu thuật tận gốc tức là cần cắt tử cung, một phần âm đạo, chu cung và nạo vét hạch chậu hai bên.

Xạ trị cũng được sử dụng khi điều trị mỗi khối u đơn lẻ hoặc phối hợp xạ trị ngoài vùng chậu trước khi phẫu thuật. Xạ trị cũng được sử dụng sau khi mổ nhằm tiêu diệt nốt các tế bào ung thư còn xót lại.

Sau khi phẫu thuật, một số trường hợp ung thư cổ tử cung sẽ không phát triển thêm hoặc bệnh được chữa khỏi. Một số khối u ác tính  hoặc không điều trị sẽ tiếp tục phát triển và di căn sang các bộ phần khác.

Giai đoạn 4: Ung thư di căn


Trong giai đoạn này, các tế bào ung thư xâm lấn sang các bộ phận khác của cơ thể. Đây được coi là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh. Ở giai đoạn này có thể sử dụng phương pháp xạ trị ngoài vùng chậu đơn thuần, hoá trị đồng thời với xạ trị ngoài vùng chậu, xạ trị ngoài cùng quanh động mạch chủ bụng trong trường hợp có di căn hạch cạnh động mạch chủ bụng.

Đa số những người mắc bệnh ở giai đoạn này là sau thời kì mãn kinh.

Ung thư cổ tử cung nếu được phát hiện và điều trị kịp thời thì khả năng chữa trị là rất cao và kéo dài đáng kể được thời gian sống. Nếu phát hiện và bệnh được điều trị ung thư chưa di căn thì tỷ lệ sống là 92%. Khi giai đoạn bệnh đã tiến xa thì tỷ lệ sống là 58%. Khi ung thư đã vào giai đoạn cuối thì chỉ còn 17% cơ hội sống.

Ung thư cổ tử cung không phải lúc nào cũng phát triển theo 4 giai đoạn trên và tốc độ phát triển các khối u cũng không giống nhau, nó còn tuỳ thuộc vào hệ thống miễn dịch của mỗi người.

4 Cách giảm thiểu nguy cơ ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là một trong những dạng ung thư thường gặp nhất ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Đây là một căn bệnh nguy hiểm, tuy nhiên không phải là quá khó để phòng ngừa. Sau đây là một số phương pháp giúp chị em phòng ngừa và có thể tự bảo vệ sức khoẻ bản thân.

4 Cách giảm thiểu nguy cơ ung thư cổ tử cung

1. Khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần


Để phát hiện sớm các bệnh phụ nữ thường gặp, chị em làm thêm xét nghiệm tế bào cổ tử cung để kiểm soát bệnh ung thư cổ tử cung hữu hiệu nhất.

Khoảng 30% trường hợp ung thư cổ tử cung không thể phòng tránh bởi tiêm vắc xin phòng chống hiện nay, chính vì thế đi khám phụ khoa định kỳ vẫn cần duy trì đối với tất cả phụ nữ, ngay cả đối với những trường hợp đã được tiêm ngừa vắc xin.

2. Tiêm vắc xin HPV phòng ngừa ung thư cổ tử cung


Hiện nay có 2 loại vắc xin để ngăn chặn HPV gay ra bệnh ung thư cổ tử cung đó là Cervarix và Gardasil. Đây là 2 loại vắc xin có thể dùng để ngăn ngừa một số bệnh như: ung thư hậu môn, âm hộ, âm đạo…Các tổ chức y tế thế giới luôn khuyến khích phụ nữ trẻ nên đi tiêm chủng phòng ngừa tiền ung thư cổ tử cung cũng như các nguy cơ mắc bệnh phụ khoa khác.

Liệu trình tiêm chủng gồm 3 mũi. Đối với các nhóm tuổi từ 9 đến 13 là nhóm được hưởng nhiều lợi ích nhất, vì đây là nhóm dân số chưa có quan hệ tình dục nên hầu như chưa nhiễm các type HPV.

3. Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng


Theo thống kê cho thấy có khoảng 1/3 các ca tử vong do ung thư cổ tử cung có liên quan đến việc lựa chọn sai chế độ ăn uống. Ung thư cổ tử cung có thể được ngăn ngừa với các loại thực phẩm nhất định do chất chống ung thư và chất chống oxy hoá có trong thực phẩm. Chế độ ăn uống nhất thiết phải đầy đủ vitamin các nhóm, đặc biệt là vitamin A, C, E. Bạn nên chọn những thực phẩm dưới đây:

- Sô cô la rất tốt cho sức khoẻ, trong sô cô la có chứa nhiều catechin có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư.

- Thực phẩm giàu vitamin B như: bông cải xanh, bắp cải, các loại rau xanh…

- Thực phẩm giàu chất chống oxy như: quả việt quất, anh đào, cá hồi, cá béo…

- Các nhóm thực phẩm có chứa chất polyphenol và flavonoid như: dầu ô liu, quả mân xôi đen, rượu vang đỏ, quả óc chó, cà chua, đậu phộng, lựu…

4. Có lối sống lành mạnh


Tập thể dục thường xuyên, chế độ ăn uống hợp lý là phương pháp hữu hiệu để đẩy xa bệnh ung thư cổ tử cung cũng như nhiều căn bệnh khác. Bên cạnh đó bạn cần tránh xa các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá. Luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, đồng thời hạn chế căng thẳng, stress đó là nguyên nhân khiến mần bệnh hình thành và phát triển nhanh hơn.

Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn, hạn chế sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp.

Chú ý giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ đặc biệt trong những thời điểm nhạy cảm như: trong kỳ kinh nguyệt, trước và sau khi quan hệ tình dục, giai đoạn sinh nở…

Thực hiện kế hoạch hoá gia đinh, không nên sinh nhiều con cũng cách để giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.

Phẫu thuật bảo tồn điều trị ung thư cổ tử cung

Hiện nay ung thư cổ tử cung đang là nguyên nhân gây tử vong thứ hai ở phụ nữ. Bệnh có tỷ lệ mắc cao hơn ở những người có quan hệ tình dục sớm, nhiều bạn tình, sinh nhiều con… đối với ung thư cổ tử cung ở giai đoạn đầu có thể phẫu thuật để cắt phần cổ tử cung bị các tế bào ung thư xâm lấn, còn đối với những bệnh ở những giai đoạn muộn điều trị bằng tia xạ đơn thuần hoặc hoá chất.

Phương pháp điều trị bảo tồn trong điều trị ung thư có thể đã phá khổ biến trong những năm gần đây tại Việt Nam. Tuy chưa được phát triển trong việc điều trị ung thư phụ khoa đặc biệt là ung thư cổ tử cung.

Phẫu thuật bảo tồn điều trị ung thư cổ tử cung

Phẫu thuật bảo tồn trong điều trị ung thư cổ tử cung thực chất là cắt bỏ cổ tử cung nhưng bẫn bảo tồn tử cung. Có nhiều trường hợp bệnh nhân ung thư cổ tử cung khi còn rất trẻ nhưng tế bào ung thư đó đã di căn đến hạch bạch huyết nên buộc phải xạ trị đồng nghĩa với việc khẳ năng cao không thể thụ thai. Tuy nhiên sau khi xạ trị các tế bào ung thư vẫn có thể xuất hiện lại và phẫu thuật được coi như phương pháp hữu hiệu trong việc điều trị ung thư cổ tử cung ở giai đoạn này.

Đối với bệnh nhân đã có xạ trị, thường không được chỉ định phẫu thuật vì có thể sẽ gia tăng tính phức tạp. Sau khi xạ trị các mô thường trở lên cứng, khó cắt và nguy cơ biến chứng rất cao. Tuy nhiên hiện nay những cuộc phẫu thuật cắt toàn phần các tế bào ung thư ở cổ tử cung, nhưng vẫn giữ được phần trên tử cung nơi có trứng và người bệnh vẫn có thể thụ thai. Sau phẫu thuật, âm đạo được nối với tử cung, và giữ lại được mạch máu nuôi tử cung. Sau khi phẫu thuật người bệnh có thể sẽ có kinh nguyệt trở lại và vẫn có khả năng được làm mẹ.

Hiện nay, mặc dù các phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung khá hiện đại. Tuy nhiên, các chị em nên kiểm tra phụ khoa định kỳ hàng năm để có thể kịp thời phát hiện và có phương pháp điều trị phù hợp và đạt kết quả cao nhất.

Ăn gì ngăn ngừa ung thư cổ tử cung?

Theo thống kê cho biết có khoảng 1/3 số trường hợp chết vì ung thư cổ tử cung có liên quan đến chế độ dinh dưỡng.

Ung thư cổ tử cung có thể được phòng ngừa bằng một số loại thực phẩm có tác dụng phòng chống ung thư và chứa nhiều chất chống ô-xy hoá.

Thực phẩm ngăn ngừa ung thư có tác dụng vô hiệu hoá những ảnh hưởng của các gốc tự do và kích thích sự phát triển của ung thư cổ tử cung. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, thực tế không một loại thực phẩm đặc biệt nào có khả năng ngăn ngừa hoàn toàn bệnh ung thư cổ tử cung. Do đó, việc lập một chế độ ăn uống với nhiều loại thực phẩm khác nhau với đầy đủ các chất dinh dưỡng là điều nên làm.

Ăn gì để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung?

Chế đô ăn uống cần đảm bảo các chất dinh dưỡng


Các loại vitamin, đặc biệt là vitamin A, C, E đều là những chất chống oxy hoá giúp bảo vệ các tế bào khỏi những tổn hại từ các gốc tự do nên có thể ngăn ngừa được ung thư cổ tử cung. Một nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân uống vitamin tổng hợp có tỷ lệ nhiễm virut HPV thấp hơn so với những người không dùng thuốc.

Axit folic có thể hỗ trợ hệ miễn dịch và phòng chống virut HPV. Những phụ nữ có mức folate thấp trong cơ thể sẽ có nguy cơ nhiễm HPV cao hơn. Để bổ sung axit folic bạn nên ăn nhiều các thực phẩm như bông cải xanh, cải trắng, bắp cải... các loại thực phẩm có họ cải còn chứa các chất chống oxy hoá như lutein và zeaxanthin cũng có tác dụng hạn chế sự phát triển ung thư cổ tử cung.

Những thực phẩm giàu vitamin A như cam, cà rốt, bí ngô, trứng, cá ngừ và các sản phẩm từ sữa cũng được đánh giá là có khả năng phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Đặc biệt trong cà rốt còn có beta-carotene, chất này có khả năng hỗ trợ ngăn ngừa sự phát triển của căn bệnh này.

Những nhóm thực phẩm giàu chất chống oxy hoá cũng được khuyến khích nên dùng cho những ai đang muốn ngăn ngừa ung thư cổ tử cung. Các thực phẩm giàu chất béo như việt quất, bí ngô, anh đào... đều là những nguồn thực phẩm giàu chất chống oxy hoá giúp đánh bại các gốc tự do, đó là  nguyên nhân cản trở sự phát triển bình thường của các tế bào ở cổ tử cung. Bơ là loại trái cây đặc biệt chứa nhiều chất chống oxy hoá, có khả năng tấn công mạnh mẽ vào các gốc tự do, hạn chế khả năng hấp thu của ruột để làm hạn chế sự phát triển của ung thư cổ tử cung.

Ớt cũng được xem như một thực phẩm hữu hiệu trong phòng tránh ung thư cổ tử cung vì trong tác dụng trung hoà hợp chất gây ung thư.

Bên cạnh đó cần tránh những loại thực phẩm làm gia tăng lượng độc tố hay nấm mốc trong cơ thể vì chúng làm tổn hại đến khả năng hoạt động của DNA.

Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư thường gặp ở phụ nữ, chiếm khoảng 12% của tất cả các ung thư ở nữ giới. Độ tuổi trung bình của bệnh là 48-52 tuổi. Được chuẩn sàng lọc sớm bằng soi phiến đồ âm đạo, được chuẩn đoán bằng soi cổ tử cung và sinh thiết. Đây là bệnh ung thư duy nhất có thể tìm ra nguyên nhân. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh lý này.

Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung

1. Lây nhiềm virut HPV


HPV nguy cơ cao có thể gây ung thư cổ tử cung. Các chuyên gia có biết có khoảng 100 loại virut HPV, tuy nhiên chỉ khoảng 40 loại có thể gây bệnh ở vùng hậu môn, sinh dục và 15 loại được liệt vào hàng nguy hiểm cho sức khoẻ, có nguy cơ gây ung thư cao.

HPV chủng 16,18 được biết đến là virut nguy cơ cao. Tuy vậy, 11 chủng HPV khác cũng có nguy cơ khiến cho phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn so với những người miễn nhiễm với loại virut này. Virut HPV nguy cơ cao cần xâm lấn vào cơ thể trong một thời gian dài trước khi các tế bào bất thường tăng sinh.

Quan hệ tình dục sớm, quan hệ với nhiều bạn tình


Virut HPV lây nhiễm qua đường tình dục. Do đó, quan hệ tình dục khi còn trẻ hoặc quan hệ với nhiều người làm tăng nguy cơ lây nhiễm virut gây bệnh. nhiễm bệnh qua đường tình dục khác như HIV, herpes sinh dục và Chlamydia làm tăng nguy cơ tạo ung thư của HPV.

Hút thuốc


Hút thuốc lá là nguyên nhân gây nhiều bệnh ung thư và ung thư cổ tử cung cũng không phải là một ngoại lệ.

Người có hệ thống miễn dịch suy yếu


Những người có hệ miễn dục yếu rất dễ bị tấn công bởi ung thư cổ tử cung. Đặc biệt là những người có nhiễm HPV hoặc sử dụng thuốc làm ức chế hệ miễn dịch.

Do di truyền


Các nghiên cứu cho biết, phụ nữ sở hữu một số cấu trúc gen di truyền đặc biệt từ thế hệ liền kề có tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn nhiều so với những người khác.

Ức chế căng thẳng thần kinh kéo dài


Việc phụ nữ thường xuyên sống trong tâm trạng ức chế thần kinh, stress sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao. Chính vì thế, để có thể hạn chế căn bệnh này, phụ nữ nên có tinh thần lạc quan, vui vẻ. Điều này không chỉ góp phần tăng cường sức khoẻ mà còn giúp nâng cao chất lượng cuộc sống.

Lạm dụng thuốc tránh thai


Thuốc tránh thai như 1 vũ khí đắc lực giúp chị em không lo mang thai ngoài ý muốn. Tuy nhiên, thuốc tránh thai mang lại những nguy cơ của bệnh ung thư cổ tử cung khá cao. Phụ nữ nên lựa chọn cho mình biện pháp tránh thai an toàn để đảm bảo cho sức khoẻ cũng như ngăn ngừa nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.

Có tiền sử mắc các bệnh phụ khoa khác


Những người có tiền sử mắc các bệnh như Chlamydia, lậu, giang mai thì có nguy cơ mắc  ung thư cổ tử cung là rất cao.

Chẩn đoán và điều trị ung thư nội mạc tử cung

Ung thư nội mạc tử cung là loại ung thư thường gặp nhất trong các khối u ác tính vùng tiểu khung ở phụ nữ, chiếm 90% ung thư ở thân tử cung. Ung thư nội mạc tử cung gặp chủ yếu ở phụ nữ sau mãn kinh, khoảng 75%, đa số bệnh xuất hiện ở phụ nữ ở độ tuổi trên 40.

Các yếu tố nguy cơ của bệnh được xác định bao gồm: béo phì, do chế độ ăn nhiều mỡ động vật, có tiền sử mắc bệnh cao huyết áp, đái tháo đường, u tế bào vỏ hạt tiết estrogen của buồng trứng…đều làm tăng nguy cơ mắc ung thư ung thư nội mạc tử cung.

Chẩn đoán và điều trị ung thư nội mạc tử cung

Chẩn đoán: Các triệu chứng lâm sàng


- Phụ nữ sau mãn kinh: 90% bệnh nhân có biểu hiện ra dịch âm đạo, 80% có ra máu âm đạo bất thường ngoài chu kỳ kinh. Có khoảng 15% phụ nữ có biểu hiện ra máu âm dạo sau mãn kinh được chẩn đoán là ung thư nội mạc tử cung.

Ở giai đoạn muộn xuất hiện các triệu chứng đau hoặc rối loạn chức năng các cơ quan do sự xâm lấn lan rộng của khối u gây chèn ép các cơ quan lân cận.

- Đối với phụ nữ chưa mãn kinh: dấu hiệu ra máu ngoài chu kỳ kinh nguyệt lặp lại nhiều lần hoặc có biểu hiện đa kinh cần phải khám tỉ mỉ, cần thiết phải nạo buồng tử cung chẩn đoán nếu có nghi ngờ.

Phương pháp điều trị


Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính trong ung thư nội mạc tử cung. Phẫu thuật có thể kết hợp với xạ trị có thể cứu chữa được bệnh nhân ung thư nội mạc tử cung giai đoạn khu trú. Xạ trị là phương pháp hữu hiệu thứ hai trong điều trị căn bệnh này. Xạ ngoài kết hợp với xạ trong thường được dùng ở giai đoạn bệnh không mổ được. Điều trị hoá chất và nội tiết được áp dụng khi bệnh có dấu hiệu tái phát hoặc di căn xa.

Phương pháp điều trị làm phẫu thuật, bao gồm cắt tử cung toàn bộ và phần phụ hai bên theo đường bụng hoặc mổ nội soi. Trong khi phẫu thuật nên làm tế bào học dịch rửa phúc mạc và lấy hạch chậu, hạch cạnh động mạch chủ khi có nghi ngờ để xét nghiệm mô bệnh học. Xạ trị bổ trợ được khuyến cáo dùng cho các bệnh nhân có các yếu tố tiên lượng xấu. Tia xạ bổ sung có thể giảm được 60% tỷ lệ tái phát vùng khung chậu và tăng 12% tỷ lệ sống thêm toàn bộ.

Di căn buồng trứng: phẫu thuật và xạ trị vẫn là phương pháp điều trị chính, xạ ngoài, nâng liều tại chỗ bằng xạ áp sát thêm. Tỷ lệ sống thêm 5 năm từ 60-82% tuỳ thuộc vào độ mô học của khối u, chiều sâu của lớp cơ tử cung bị xâm lấn.

Di căn hạch cạnh động mạch chủ bụng: tỷ lệ sống thêm không tái phát đối với giai đoạn này khoảng 30% sau phẫu thuật và xạ trị bổ trợ. Hoá chất bổ trợ giảm được tỷ lệ tái phát và tăng thời gian sống thêm cho bệnh nhân ung thư nội mạc tử cung ở giai đoạn này.

Tái phát tại chỗ chiếm khoảng 50%, di căn thường gặp là ổ bụng, gan và phổi. Bệnh nhân tái phát tại chỗ trước đó điều trị bằng phẫu thuật đơn thuần có thể điều trị bằng tia ngoài kết hợp với xạ áp sát. Nếu trước đó đã phẫu thuật kết hợp với tia xạ thì xét khả năng cắt bỏ tổn thương và xét khả năng xạ trị bổ xung. Phẫu thuật tiểu khung khi tái phát tại chỗ cải thiện thời gian sống thêm nhưng thường có nhiều biến chứng.

Bệnh nhân giai đoạn muộn hoặc tái phát ở các vị trí xa, có thể điều trị triệu chứng bằng tia xạ để chống đau, chống chảy máu và chèn ép. Hoá chất cũng được sử dụng như một phương pháp hữu hiệu làm giảm nhẹ triệu chứng và cải thiện thêm thời gian sống cho bệnh nhân.