Showing posts with label kien-thuc-ung-thu. Show all posts
Showing posts with label kien-thuc-ung-thu. Show all posts

Nghiên cứu mới trong điều trị ung thư cổ tử cung

Trong phẫu thuật ung thư cổ tử cung, phẫu thuật viên nạo các hạch bạch huyết vùng chậu để đánh giá mức độ lan rộng của ung thư. Thay vì nạo nhiều hạch như trước, một kỹ thuật được gọi là sinh thiết cảnh giới có thể được sử dụng để nhằm vào một số ít hạch có nhiều khả năng chứa tế bào ung thư. Bác sỹ sẽ tiêm một loại thuốc nhuộm màu xanh có chứa chất đánh dấu phóng xạ và thuốc này sẽ thấm vào hạch. Sau đó, trong quá trình phẫu thuật, những hạch nào có chứa chất đánh dấu phóng xạ và thuốc nhuộm xanh sẽ được xác định và loại bỏ.

Nghiên cứu mới trong điều trị ung thư cổ tử cung

Đây là các hạch bạch huyết có thể chứa các tế bào ung thư cao nếu ung thư đã lan rộng. trong trường hợp các hạch này không có các tế bào ung thư thì cùng không cần loại bỏ các hạch khác. Hạn chế nạo nhiều hạch vì có thể làm tăng nguy cơ sau này.

Nhiều loại vaccin đã được phát triển nhằm ngăn chặn quá trình nhiễm các chủng HPV liên quan đến ung thư cổ tử cung, các loại vaccin như 16, 18 có thể giúp tạo ra miễn dịch chống lại virut HPV.

Một số loại vaccin cũng được nghiên cứu dành cho chị em đã nhiễm HPV nhằm họ tăng cường hệ thống miễn dịch tiêu diệt virut trước khi phát triển thành ung thư. Hiện nay, cũng có những nghiên cứu nhắm vào những phụ nữ đã mắc ung thư cổ tử cung ngăn chặn bệnh di căn, hoặc tái phát. Các loại vaccin này nhằm phản ứng miễn dịch với các thành phần của virut khiến cho các tế bào ung thư phát triển một cách bất thường. Điều này được nghiên cứu với hy vọng có thể giúp hệ miễn dịch giết chết tế bào ung thư hoặc ngăn chúng phát triển.

Trước đây, điều trị ung thư cổ tử cung chủ yếu được sử dụng ánh lạnh, laser…tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây đang nghiên cứu về việc điều trị bằng thuốc đã cho thấy một kết quả rất khả quan.

Trong một cuộc nghiên cứu gần đây, người ta điều trị CIN bằng cách bôi một loại thuốc chống virut có tến khoa học là cidofovin lên cổ tử cung. Đa số phụ nữ khi được điều trị bằng phương pháp này có thể trở thành phương pháp điều trị chính thức.

Imuquimod đây là một loại thuốc kháng virut khác cũng mang lại các kết quả khả quan khi được dùng điều trị các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung.

Đã có nhiều cuộc thử nghiệm lâm sàng đã được thực hiện đối vói một số loại thuốc dùng trong hoá trị, các phương pháp xạ trị mới và sự kết hợp giữa phẫu thuật, xạ trị và hoá trị.

Phát hiện ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung có thể chữa khỏi được nếu bệnh được phát hiện sớm. Chính vì thế, việc khám phụ khoa định kỳ và tiến hành phết tế bào tử cung giúp bạn có thể phát hiện sớm căn bệnh này bên cạnh một số dấu hiệu đặc trưng của bênh.

Trước khi bệnh được phát triển, sẽ có những dấu hiệu bất thường của tế bào cổ tử cung được gọi là tình trạng dị sản. Tình trạng dị sản nhẹ có thể sẽ trở về bình thường. Nếu xuất hiện dị sản nặng hơn hoặc ung thư ở giai đoạn sớm, bệnh vẫn có thể được điều trị khỏi. Nếu không được phát hiện sớm, ung thư sẽ lây lan ra các có quan khác trong vùng chậu. Tỷ lệ chữa khỏi bệnh lúc này phụ thuộc vào tình trạng ung thư xâm lấn trên cơ thể.

Chỉ đến khi ung thư phát triển sang các mô gần bên thì người bệnh mới bắt đầu thấy một số triệu chứng. Nếu bạn thấy có bất cứ dấu hiệu nào dưới đây, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được khám và tư vấn kịp thời.

Phát hiện ung thư cổ tử cung

Khí hư không bình thường: Khi các tế bào ung thư xâm lấn vào miệng cổ tử cung, khi đó các tế bào xung quanh miệng cổ tử cung sẽ bị tróc ra, làm sản sinh rất nhiều khí hư

Đau hoặc chảy máu âm đạo: Bệnh ung thư cổ tử cung còn phát triển xunh quanh cổ tử cung khiến cho bề mặt của nó trở nên khô nứt. Do đó, khi có bất cứ sự can thiệp nào như đi bộ, quan hệ tình dục đều có thể khiến cho lớp nẻ đó bị rách, gây chảy máu, sẽ đem lại cảm giác khó chịu cho người bệnh.

Chảy máu âm đạo bất thường có thể làm giảm các tế bào hồng cầu và lượng oxy trong cơ thể khiến cơ thể thiếu máu và vô cùng mệt mỏi, có thể có triệu chứng đau lưng, đau khung xương chậu liên tục.

Các tế bào ung thư có thể khiến cổ tử cung sưng phồng cho đến khi nó dựa vào các mạch máu cạnh kề, gây cản trở sự lưu thông máu từ gót chân đến các phần còn lại trên cơ thể.

Khó đi tiểu: Ung thư cổ tử cung có thể khiến thận và các cơ trở nên khó tiếp cận, do đó đẩy nước tiểu tới bàng quang khiến người bệnh khó đi tiểu.

Giảm cân nhanh chóng: Khi mắc ung thư, dù là loại ung thư nào cũng khiến cho người bệnh cảm giác không ngon miệng. Hơn nữa, khi tế bào ung thư phát triển cổ tử cung có thể phồng lên và ép sát vào dạ dày, làm giảm không gian chứa thức ăn. Tất cả những điều này khiến cho người bệnh giảm cân nhanh chóng và đột ngột.

Các giai đoạn phát triển của Ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung đang là nguyên nhân gây tử vong thứ hai ở phụ nữ. Nếu bệnh được phát hiện sớm bệnh có thể được chữa khỏi. Tuy nhiên ở nước ta hiện nay tỷ lệ phát hiện bệnh sớm không cao, đa số người bệnh đến khám khi bệnh đã ở giai đoạn muộn nên rất khó khăn trong việc điều trị bệnh.

Các giai đoạn phát triển của Ung thư cổ tử cung

Các giai đoạn phát triển của ung thư cổ tử cung bao gồm:

Giai đoạn 1: Khi người bệnh bị nhiễm virut HPV


Thực tế, ở độ tuổi mới quan hệ tình dục, có khoảng 60-80% phụ nữ bị nhiễm virut HPV. Đa số các loại virut này đều tự biến mất và không gây tổn hại đến sức khoẻ, những có một vài loại này lại có thể làm cho các tế bào của cổ tử cung phát triển bất bình thường gây ung thư cổ tử cung

Giai đoạn 2: Tiền ung thư


Khoảng 10% phụ nữ bị nhiễm virut HPV phát triển sang giai đoạn tiền ung thư. Họ thường là người trong độ tuổi từ 25 đến 30. Những người bị nhiễm virut HPV có thể chuyển sang giao đoạn ung thư trong vòng 5 đến 10 năm.  Trong giai đoạn này phụ nữ vẫn cảm thấy bình thường. Giai đoạn này nếu được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị sớm thì bệnh sẽ không được phát triển đến giai đoạn ung thư.

Giai đoạn 3: Ung thư cổ tử cung


Những người ở giai đoạn tiền ung thư chỉ có hơn 10% sẽ phát triển thành ung thư. Ở giai đoạn này các tế bào ung thư sẽ phát triển trong cổ tử cung. Nếu có phương pháp điều trị hợp lý sẽ đem lại kết quả khả quan cho người bệnh.

Có thể sử dụng các phương pháp như cắt tử cung hoặc kết hợp nạo các hạch chọn lọc. Trong trường hợp hạch bị xâm lấn, thì phải áp dụng phương pháp phẫu thuật tận gốc tức là cần cắt tử cung, một phần âm đạo, chu cung và nạo vét hạch chậu hai bên.

Xạ trị cũng được sử dụng khi điều trị mỗi khối u đơn lẻ hoặc phối hợp xạ trị ngoài vùng chậu trước khi phẫu thuật. Xạ trị cũng được sử dụng sau khi mổ nhằm tiêu diệt nốt các tế bào ung thư còn xót lại.

Sau khi phẫu thuật, một số trường hợp ung thư cổ tử cung sẽ không phát triển thêm hoặc bệnh được chữa khỏi. Một số khối u ác tính  hoặc không điều trị sẽ tiếp tục phát triển và di căn sang các bộ phần khác.

Giai đoạn 4: Ung thư di căn


Trong giai đoạn này, các tế bào ung thư xâm lấn sang các bộ phận khác của cơ thể. Đây được coi là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh. Ở giai đoạn này có thể sử dụng phương pháp xạ trị ngoài vùng chậu đơn thuần, hoá trị đồng thời với xạ trị ngoài vùng chậu, xạ trị ngoài cùng quanh động mạch chủ bụng trong trường hợp có di căn hạch cạnh động mạch chủ bụng.

Đa số những người mắc bệnh ở giai đoạn này là sau thời kì mãn kinh.

Ung thư cổ tử cung nếu được phát hiện và điều trị kịp thời thì khả năng chữa trị là rất cao và kéo dài đáng kể được thời gian sống. Nếu phát hiện và bệnh được điều trị ung thư chưa di căn thì tỷ lệ sống là 92%. Khi giai đoạn bệnh đã tiến xa thì tỷ lệ sống là 58%. Khi ung thư đã vào giai đoạn cuối thì chỉ còn 17% cơ hội sống.

Ung thư cổ tử cung không phải lúc nào cũng phát triển theo 4 giai đoạn trên và tốc độ phát triển các khối u cũng không giống nhau, nó còn tuỳ thuộc vào hệ thống miễn dịch của mỗi người.

Sự nguy hiểm của ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung thường gặp ở phụ nữ trung niên tuổi từ 35- 40, nhưng gần đây tỷ lệ phát bệnh đang có xu hướng trẻ hóa rõ rệt, do đó phụ nữ cần nâng cao ý thức phòng bệnh hơn nữa.

Sự nguy hiểm của ung thư cổ tử cung

Chúng ta cùng điểm lại một số triệu chứng thường thấy của bệnh ung thư cổ tử cung:

- Thông thường những người bị ung thư cổ tử cung đều có viêm loét cổ tử cung.

- 80% người bệnh có hiện tượng ra máu âm đạo, thường là sau khi quan hệ tình dục hoặc khi kiểm tra phụ khoa.

- Mãn kinh đã lâu, âm đạo đột nhiên ra máu bất thường.

- Vùng bụng dưới hoặc vùng eo lưng thường đau mỏi, đau mỏi tăng lên trong kì kinh hoặc khi đi vệ sinh.

- Khí hư nhiều, màu sắc bất thường và có mùi khó chịu.

Sự nguy hiểm của ung thư cổ tử cung


- Ung thư cổ tử cung sẽ trực tiếp dẫn đến đau phần bụng và khoang chậu, chảy máu âm đạo hoặc ra dịch có mùi hôi. Ngoài ra tuỳ vào vị trí tái phát khác nhau mà có những biểu hiện khác nhau như ho, đau ngực, đi tiểu ra máu, chảy máu trực tràng. Bệnh nhân chưa xuất hiện các triệu chứng đi tiểu nhiều, đái dắt và đi tiểu ra máy thì thường bị chẩn đoán nhầm là viêm nhiễm đường tiết niệu và điều trị nhầm, trong trường hợp nghiêm trọng sẽ có thể dẫn đến rò bàng quang âm đạo.

- Tử cung nằm ở phần bụng của nữ giới, là cơ quan nằm ở khoảng không giữa bàng quang và trực tràng, mà cổ tử cung là bộ phận khá nhỏ ở phần dưới tử cung. Đầu mở của cổ tử cung thông với âm đạo, chức năng của nó là đường thông của kinh nguyệt chảy ra và cũng là rào chắn vi sinh vật âm đạo và không khí đi vào tử cung, ngoài ra còn cơ thể chống lại những phản ứng viêm nhiễm do kích thích khi sinh hoạt tình dục. Ung thư cổ tử cung sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt về sinh lý bình thường của nữ giới, dẫn đến việc sinh hoạt vợ chồng gặp khó khăn.

- Ung thư cổ tử cung gây tổn thương lớn đến tử cung, tử cung là nơi tinh trùng và trứng phát triển, trong quá trình điều trị, bệnh nhân ung thư cổ tử cung do nhiều nguyên nhân mà bắt buộc phải cắt bỏ tử cung để bảo toàn tính mạng, điều này nhìn từ một mặt khác đã vô tình tước bỏ quyền làm mẹ của người phụ nữ, khiến cho nhiều bạn nữ phải chịu tâm lý bất an.

Tại Việt Nam mỗi năm có khoảng hơn 200.000 phụ nữ được chẩn đoán bị ung thư cổ tử cung, và có khoảng 48.000 phụ nữ chết vì ung thư cổ tử cung. Cùng với sự phát triển của kỹ thuật y học, ung thư cổ tử cung hiện là một trong số các bệnh ung thư có thể dễ dàng phòng tránh được, chỉ cần các chị em đi khám phụ khoa định kỳ, tiêm văc-xin ngừa ung thư cổ tử cung, có thể làm giảm tỷ lệ phát bệnh ung thư cổ tử cung.

Chẩn đoán ung thư cổ tử cung

Việc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung có vai trò rất quan trọng trong việc điều trị bệnh. Thông thường, việc chẩn đoán ung thư cổ tử cung được thực hiện bởi các phương pháp sau:

Chẩn đoán ung thư cổ tử cung

Chẩn đoán ung thư cổ tử cung


- Phiến đồ âm đạo PAP Smear (phết tế bào âm đạo) là phương pháp chủ yếu để phát hiện những biến đổi tiền ung thư hoặc ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm.

- Có bất thường khi biểu mô tế bào vảy vùng cổ tử cung hoặc âm đạo không có glycogen, không bắt màu khi nhuộm I-ốt. Khi đó cần nhanh chóng làm sinh thiết.

- Sinh thiết được thực hiện bằng cách lấy các mô ở của tử cung hoặc cổ tử cung, tiến hành kiểm tra cắt lớp hoặc kiểm tra bệnh lí.

- Soi cổ tử cung không trực tiếp phát hiện được ung thư cổ tử cung, nhưng có thể giúp ích cho việc lựa chọn vị trí để tiến hành sinh thiết.

Các triệu chứng thường gặp của ung thư cổ tử cung


- Thông thường những người bị ung thư cổ tử cung đều có viêm loét cổ tử cung.

- 80% người bệnh có hiện tượng ra máu âm đạo, thường là sau khi quan hệ tình dục hoặc khi kiểm tra phụ khoa.

- Mãn kinh đã lâu, âm đạo đột nhiên ra máu bất thường.

- Vùng bụng dưới hoặc vùng eo lưng thường đau mỏi, đau mỏi tăng lên trong kì kinh hoặc khi đi vệ sinh.

- Khí hư nhiều, màu sắc bất thường và có mùi khó chịu.

Khi phát hiện ra ung thư cổ tử cung bệnh nhân sẽ phải làm thêm các xét nghiệm để xem tế bào ung thư đã lan sang các bộ phận khác của cơ thể chưa. Việc thăm dò này là quá trình phân giai đoạn. Để lên kế hoạch điều trị bác sĩ cần phải biết bệnh đang ở giai đoạn nào. Ung thư cổ tử cung được chia thành những giai đoạn sau:

Giai đoạn 0 hay ung thư biểu mô nông tại chỗ


Những triệu chứng này có thể do ung thư hoặc các bệnh khác gây ra. Chỉ có bác sĩ mới có thể khẳng định được. Điều quan trọng là người phụ nữ phải đến khám bác sĩ ngay khi có bất kỳ triệu chúng nào trong số này.

Giai đoạn I


Ung thư chỉ gây tổn thương cổ tử cung mà chưa lan sang khu vực lân cận.

Giai đoạn IA: Một lượng nhỏ tế bào ung thư ở sâu hơn trong lớp mô cổ tử cung nhưng chỉ được phát hiện ra trên kính hiển vi.

Giai đoạn IB: Một lượng lớn tế bào ung thư được phát hiện ra trong lớp mô cổ tử cung.

Giai đoạn II


Ung thư đã lan sang những vùng lân cận nhưng còn giới hạn trong vùng chậu.

Giai đoạn IIA: Ung thư đã lan hết cổ tử cung tới 2/3 trên âm đạo.

Giai đoạn IIB: Ung thư đã lan sang mô xung quanh cổ tử cung.

Giai đoạn III


Ung thư đã lan ra ngoài vùng chậu. Tế bào ung thư có thể lan tới phần dưới âm đạo. Những tế bào này có thể lan sang và làm tắc nghẽn niệu quản.

Giai đoạn IV


Ung thư đã lan sang các bộ phận khác của cơ thể.

Giai đoạn IVA: Ung thư đã lan sang bàng quang hay trực tràng (những cơ quan gần cổ tử cung).

Giai đoạn IVB: Ung thư đã lan sang các cơ quan ở xa như phổi.

Ung thư tái phát


Bệnh tái phát có nghĩa là ung thư xuất hiện trở lại sau khi đã được điều trị. Nó có thể xuất hiện lại ở cổ tử cung hoặc ở một vị trí khác.

Ngày càng có nhiều quan điểm cho rằng, điều trị ung thư bằng phương pháp tổng hợp có ưu thế hơn điều trị bằng phương pháp đơn nhất, sự kết hợp của nhiều kĩ thuật điều trị đã xoá bỏ được những hạn chế của kĩ thuật điều trị đơn nhất, bổ sung ưu thế cho nhau đem lại hiệu quả tốt hơn trong điều trị ung thư cổ tử cung.

Khám và phát hiện sớm ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là dạng ung thư phổ biến thứ hai trên thế giới tác động đến phụ nữ, khoảng 500.000 phụ nữ được chẩn đoán và gần 300.000 người tử vong mỗi năm. Trong danh sách các căn bệnh nguy hiểm với phụ nữ, ung thư cổ tử cung xếp thứ hai. Khó nhận biết do không gây đau và không kèm theo nhiều dấu hiệu khác lạ chính là đặc điểm nguy hiểm nhất của căn bệnh ung thư cổ tử cung. Cần đề phòng bằng việc khám phụ khoa thường xuyên và nếu thấy có dấu hiệu bất thường cần đến khám phụ khoa ngay lập tức để phát hiện bệnh kịp thời và điều trị.

Khám và phát hiện sớm ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung: phụ nữ được thăm khám vùng chậu và làm nghiệm pháp Pap định kỳ thì hầu hết các điều kiện tiền ung thư sẽ được phát hiện và được điều trị trước khi ung thư xuất hiện. Bằng cách đó, hầu hết các loại ung thư thể xâm lấn có thể phòng ngừa được. Tất cả các loại ung thư thể xâm lấn xảy ra có thể được phát hiện ra ở giai đoạn sớm và có thể chữa khỏi được.

Để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, khi khám vùng chậu, bác sĩ kiểm tra tử cung, âm đạo, buồng trứng, vòi trứng, bàng quang, và trực tràng. Bác sĩ sẽ khám những cơ quan này để phát hiện ra những bất thường về hình dáng và kích thước. Bác sĩ có thể phải sử dụng một mỏ vịt để mở rộng âm đạo giúp nhìn thấy phần trên cao của âm đạo và cổ tử cung.

Hiện nay, phát hiện sớm ung thư cổ tử cung có xét nghiệm đơn giản hơn được gọi là Nghiệm pháp Pap Smear (phiến đồ âm đạo Pap Smear), không đau để phát hiện ra những tế bào bất thường ở trong và xung quanh cổ tử cung. Phụ nữ nên làm nghiệm pháp này ngoài những ngày có kinh nguyệt; thời gian tốt nhất là khoảng 10 đến 20 ngày sau ngày thứ nhất của chu kỳ kinh nguyệt. Trong khoảng hai ngày trước khi tiến hành nghiệm pháp Pap, nên tránh tắm vòi hoa sen hoặc sử dụng bọt, kem, hay gel diệt tinh trùng hoặc đặt thuốc âm đạo ( trừ những loại được bác sĩ chỉ định), những loại thuốc này có thể rửa trôi hoặc giấu đi các tế bào bất thường.

Nghiệm pháp Pap Smear cố thể tiến hành ở phòng khám hoặc trong bệnh viện. Dùng một cái nạo bằng gỗ (cái bay) hoặc một bàn chải nhỏ để lấy tế bào cổ tử cung và phần trên âm đạo. Những tế bào này được đặt lên một phiến kính và gửi tới phòng thí nghiệm để kiểm tra nhằm phát hiện ra những thay đổi bất thường.Cách thức miêu tả kết quả nghiệm pháp Pap đang thay đổi.

Ngoài nghiệm pháp Pap Smear, để chuẩn đoán ung thư cổ tử cung, còn có phương pháp mới nhất là phương pháp sử dụng hệ thống Bethesda. Những thay đổi được mô tả theo SIL mức độ thấp hoặc là SIL mức độ cao. Nhiều bác sĩ cho rầng hệ thống Bethesda cung cấp nhiều thông tin bổ ích hơn hệ thống cũ, hệ thống cũ sử dụng các con số từ hạng 1 đến hạng 5. (Trong hạng 1, tế bào trong mẫu xét nghiệm là bình thường, còn hạng 5 là ung thư thể xâm lấn). Phụ nữ nên đề nghị bác sĩ giải thích hệ thống mô tả kết quả cho nghiệm pháp Pap của họ.

Phụ nữ nên đi khám định kỳ, bao gồm khám vùng chậu và làm nghiệm pháp Pap Smear, nếu họ ở độ tuổi hoặc đã ở độ tuổi có hoạt động tình dục hay nếu họ >18 tuổi. Xét thấy có dấu hiệu ung thư cổ tử cung nên đi chuẩn đoán, xét nghiệm để xác định bệnh. Những phụ nữ đã được cẳt tử cung (phẫu thuật cắt tử cung và cả cổ tử cung) nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc khám vùng chậu và làm nghiệm pháp Pap smear.

Ung thư cổ tử cung là gì

Ở nước ta, ung thư phụ khoa thường gặp nhất là ung thư cổ tử cung, bệnh của phụ nữ trên 30 tuổi và thường gặp nhất ở lứa tuổi 40 - 50. Rất may đây là loại ung thư có thể phòng ngừa được, có thể phát hiện sớm và có thể điều trị tốt.

Ung thư cổ tử cung mọc từ các tế bào của cổ tử cung, phần dưới của tử cung nối với âm đạo. Có và dòng virus HPV (Human Papilloma Virus) là nguyên nhân phần lớn gây ra bệnh ung thư cổ tử cung. Hệ miễn dịch của phụ nữ chống lại tốt sự nhiễm HPV. Tuy nhiên ở một số ít phụ nữ, virus lại sống sót nhiều năm, làm vài tế bào ở lớp lót cổ tử cung thành tế bào ung thư.

Ung thư cổ tử cung là gì

Ung thư cổ tử cung, một loại ung thư thường gặp ở phụ nữ, là một căn bệnh mà những tế bào ung thư ác tính xuất hiện trong mô cổ tử cung. Cổ tử cung là đoạn mở của tử cung. Tử cung là một bộ phận có hình quá lê, rỗng nơi bào thai phát triển. Cổ tử cung nối tử cung với âm đạo (ống sinh sản).

Ung thư cổ tử cung thường phát triển chậm. Trước khi phát hiện ra tế bào ung thư ở cổ tử cung, các mô ở cổ tử cung trải qua những thay đổi trong đó các tế bào bất thường bắt đầu xuất hiện (hiện tượng loạn sản). Những tế bào ung thư này thường được phát hiện nhờ việc làm phiến đồ âm đạo (xét nghiệm Pap). Muộn hơn, Tế bào ung thư bắt đầu phát triển và lan sâu thêm vào cổ tử cung và những vùng xung quanh.

Do ung thư cổ tử cung thường không có triệu chứng, bác sĩ phải tiến hành xét nghiệm hàng loạt để tìm bệnh. Xét nghiệm đầu tiên là làm phiến đồ âm đạo Pap, được tiến hành bằng cách dùng một miếng bông, một bàn chải, hoặc một que gỗ nhỏ để cạo nhẹ bên ngoài cổ tử cung để lấy tế bào.

Nếu phát hiện ra tế bào bất thường bác sĩ phải cắt một mẫu mô (gọi là sinh thiết) ở cổ tử cung và quan sát dưới kính hiển vi để xem có tế bào ung thư không. Sinh thiết mảnh mô nhỏ có thể được thực hiện tại phòng khám của bác sĩ. Nếu cần lấy một mảnh lớn hơn (cắt hình nón) bệnh nhân có thể phải đến bệnh viện.

Tiên lượng (khả năng hồi phục) và việc lựa chọn phương pháp điều trị được quyết định dựa trên giai đoạn ung thư (ung thư còn trong cổ tử cung hay đã lan sang bộ phận khác của cơ thể) và tình trạng sức khỏe chung của bệnh nhân. Trong từng loại ung thư cổ tử cung, có những phương pháp điều trị riêng, Cần phải theo dõi và kiểm tra định kỳ để đảm bảo phát hiện ra những thay đổi trong sức khỏe.

Phòng chống ung thư gan không khó

Ung thư gan nằm trong top 5 căn bệnh nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao nhất thế giới. Riêng ở Việt Nam, tỷ lệ ung thư gan là cao nhất thế giới với 22.000 người tử vong vì ung thư gan mỗi năm và tỷ lệ này ngày càng tăng cao.

Mỗi người cần tự trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng để phòng tránh cũng như dự phòng bệnh ung thư gan để thoát khỏi căn bệnh này. Đây là cách tốt nhất để tránh xa khỏi căn bệnh nguy hiểm này.

Phòng chống ung thư gan không khó

Những đối tượng nào dễ mắc ung thư gan?


Những người mắc bệnh gan mãn tính là những đối tượng đứng đầu danh sách người có nguy cơ cao mắc bệnh này. Theo đó, viêm gan mãn tính và xơ gan thường là cơ sở phát triển ung thư gan, tuy nhiên cũng không phải là tất cả người mắc ung thư gan và xơ gan đều sẽ mắc ung thư gan. Trong đó, viêm gan mạn hoạt động lại có khoảng 50% phát triển thành xơ gan, xơ gan có 9.9-16.6% phát triển thành ung thư gan.

Những đối tượng mắc viêm gan siêu vi có 10% khả năng phát triển thành viêm gan mạn tính hoạt động; trong đó thường là viêm gan B sau đó đến viêm gan C. Đặc biệt, người bị nhiễm viêm viêm gan B có nguy cơ cao gấp 200 lần so với người không bị nhiễm loại virus này.

Ngoài ra, những người sinh ra trong gia đình có tiền sử mắc bệnh ung thư cũng sở hữu nguy cơ mắc bệnh cao.

Những đối tượng có thói quen uống rượu bia cũng nằm trong đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh. Đây chính là tác nhân chủ yếu dẫn đến bệnh gan mãn tính, và cũng là một trong số những nguyên nhân mắc ung thư gan.

Đặc biệt, đối với người mắc từng mắc bệnh gan nhưng có chế độ ăn không hợp lý cũng có thể diễn tiến thành ung thư gan. Nếu không chú ý ăn uống, ăn nhiều thực phẩm chứa chất béo sẽ làm tăng gánh nặng của gan, làm suy giảm chức năng phân giải chất béo, dẫn đến gan nhiễm mỡ, từ đó làm tăng nguy cơ cao phát triển thành ung thư gan.

Thông thường, bệnh ung thư gan giai đoạn đầu hầu như không có triệu chứng cụ thể. Vì vậy, mọi người đều nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các bệnh về gan nói riêng cũng như các bệnh lý khác nói chung. Đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao càng nên đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên.

Trên thực tế, có rất ít người chủ động đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe định kì. Nhiều bệnh nhân chỉ đến khi u đã lớn, xuất hiện các triệu chứng như phù nề, vàng da mới bắt đầu đi khám. Do đó, việc thường xuyên kiểm tra sức khỏe với những người có nguy cơ mắc ung thư gan cao đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với kết quả trị liệu và khả năng sống sót của bệnh nhân.

Với chi phí hợp lý, gói khám tầm soát ung thư gan, đường mật bao gồm các bước: Khám lâm sàng, xét nghiệm cận lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh để tìm ra những dấu ấn ung thư, từ đó phát hiện sớm bệnh ngay từ giai đoạn đầu, giúp mỗi bệnh nhân có thể yên tâm khám bệnh và chủ động với sức khỏe của mình. Mỗi người nên thực hiện khám tầm soát từ 6 đến 12 tháng/lần để phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh giảm lãng phí quá nhiều công sức, tiền bạc và thời gian nằm trên giường bệnh.

Phòng lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con

Viêm gan B là bệnh có thể lây từ mẹ sang con. Trẻ sơ sinh cần được tiêm ngừa viêm gan B trong vòng 12-24 giờ đầu sau sinh để giảm nguy cơ lây nhiễm căn bệnh này. Vì sao viêm gan B có thể lây nhiễm từ mẹ sang con, mời bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Rất nhiều phụ nữ lo lắng vì mang thai rồi mới biết mình mắc viêm gan siêu vi B. Người mẹ có thể truyền bệnh sang con dù là sinh thường hay sinh mổ. Thậm chí nếu tiêm phòng quá muộn thì nguy cơ mắc bệnh vẫn rất cao.

Phòng lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con

Các bác sĩ khuyên rằng, những chị em mắc viêm gan B cần phải thăm khám và được bác sĩ tư vấn nếu có ý định mang thai. Bác sĩ sẽ cho biết có nên điều trị bệnh hay không. Ở những trường hợp bệnh nhẹ thì không cần điều trị. Những trường hợp khi mang thai rồi mới biết mắc viêm gan B hoặc có nhiều nguy cơ lây nhiễm thì có thể tiêm phòng bệnh sau 3 tháng mang thai.

Trong trường hợp đã được tiêm phòng, người mẹ mắc bệnh vẫn có thể cho con bú vì lúc này sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất giúp trẻ chống được nhiều bệnh tật. Nhưng cần nhớ rằng, người mẹ bị nứt hay chảy máu đầu vú thì nên cho con bú sữa bình. Những bà mẹ có uống thuốc phòng lây viêm gan B cho thai thì nên dừng thuốc ngay khi sinh mới có thể cho con bú.

Lưu ý:

Người bệnh hầu như không có triệu chứng và luôn cảm thấy sức khỏe bình thường hoặc đôi khi có mệt mỏi, chán ăn khi chuyển sang giai đoạn viêm gan siêu vi B mạn tính. 

Khi đã tiến triển thành xơ gan, thường khó hồi phục. Vì vậy cần điều trị bệnh sớm nhằm ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình xơ gan. 

Khoảng 10-20% bệnh nhân xơ gan có thể biến thành ung thư gan. Bệnh nhân bị nhiễm virus B có xác suất ung thư gan cao gấp 200 lần người bình thường. Tại Việt Nam 60-70% ca ung thư gan có nhiễm virrus B. Vì thế, những bệnh nhân mắc viêm gan B cần phải tầm soát ung thư gan định kỳ để phòng tránh biến chứng nguy hiểm.

Người gầy vẫn mắc gan nhiễm mỡ?

Gan nhiễm mỡ thường xuất hiện ở những người béo phì nhưng cũng nhiều người gầy cũng có thể mắc phải căn bệnh này.

Người gầy vẫn mắc gan nhiễm mỡ?

Tình trạng gan nhiễm mỡ là do rối loạn chuyển hóa lipid hay acid uric. Những trường hợp ăn quá nhiều, vận động ít thì sẽ gây nên béo phì. Nhưng nếu ăn quá nhiều mà tình trạng chuyển hóa kém thì sẽ gây nên gout hay tăng mỡ máu.

Nhưng những người gây cũng có thể mắc phải tình trạng gan nhiễm mỡ. Các nhà khoa học giải thích như sau, bệnh nhân gầy gò mà bị giảm cân quá nhanh cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh gan nhiễm mỡ vì khi thiếu chất cũng có nghĩa là thiếu một số chất thanh lọc mỡ.

Không những vậy, những người ăn kiêng quá mức sẽ làm giảm lượng đường trong máu, khi đó cơ thể sẽ tự điều chỉnh, tăng hấp thu mỡ để phân giải thành năng lượng, nếu lười vận động mỡ sẽ tích tụ mà không được chuyển hóa, axit béo đi vào máu nhiều, vượt quá mức cho phép sẽ gây ra bệnh gan nhiễm mỡ. Vì thế, những người gầy cũng có thể mắc bệnh gan nhiễm mỡ.

Khoảng 15% dân số Việt Nam mắc bệnh về gan. Phần lớn, bệnh nhân mắc bệnh gan không được điều trị dứt điểm sẽ có thể dẫn tới xơ gan và tử vong. Trẻ em 15 tuổi cũng có thể mắc căn bệnh này do tình trạng béo phì thừa cân. Và ngay cả những người gầy, do dư thừa năng lượng cũng mắc phải căn bệnh này.

Để phòng tránh bệnh gan nhiễm mỡ bạn nên


- Có chế độ ăn uống lành mạnh

- Thường xuyên vận động

- Có những biện pháp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chẳng hạn như bổ sung vitamin

- Tránh sử dụng những loại thuốc gây hại cho gan

- Duy trì cân nặng hợp lý

- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe



7 Loại ung thư nguy hiểm do rượu gây ra

Rượu từ lâu đã được biết là thủ phạm của nhiều loại bệnh, nếu lạm dụng. Một nghiên cứu mới đây còn cho biết, loại chất kích thích này cũng là một trong những nguyên nhân có thể dẫn tới 7 loại ung thư như ung thư gan, ung thư vòm họngung thư dạ dày

Jennie Connor, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Otago, New Zealand, cho biết, chúng tôi vẫn đang nghi ngờ về việc uống rượu vang có thực sự tốt cho tim mạch hay không? Nhưng những kết quả của nghiên cứu cho thấy, lượng rượu tiêu thụ quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí có thể dẫn tới bệnh ung thư.

7 Loại ung thư nguy hiểm do rượu gây ra

Các nhà khoa học sẽ tiến hành những nghiên cứu cần thiết để tìm hiểu về tác hại của loại đồ uống này. Thậm chí, các nhà khoa học cũng đang nghi ngờ về việc những chất gây hại trong rượu liệu có phá hỏng ADN hay không?

Trước nghiên cứu này, nhiều người chỉ nghĩ rằng, rượu gây hại cho sức khỏe và là nguyên nhân chủ yếu gây ung thư gan. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này đã cho thấy, sự độc hại của rượu còn nhiều hơn thế, rượu có thể dẫn tới nhiều loại ung thư khác nhau.

Susannah Brown, Giám đốc của Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới cho biết, quỹ này hoàn toàn ủng hộ, kết luận rượu có thể là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới ung thư, tuy nhiên, chúng tôi khuyên bạn không nên tiêu thụ những loại đồ uống có cồn để bảo vệ cho sức khỏe.

Từ năm 2012 đến nay, khoảng 500.000 ca tử vong do ung thư có liên quan trực tiếp đến rượu, mức này tương ứng với khoảng 5,8% trường hợp chết vì ung thư trên toàn thế giới. Những bằng chứng của các nhà khoa học đưa ra trong nghiên cứu trên, càng khẳng định rõ hơn về vấn đề này.

Trên tạp chí Addiction, các nhà khoa học cũng đã cho biết, những phụ nữ uống rượu 20 ml rượu nguyên chất mỗi ngày sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn những phụ nữ khác khoảng 16% và nếu lượng rượu tiêu thụ tăng lên thì nguy cơ mắc ung thư cũng cao hơn.

Không hút thuốc, uống rượu, vẫn bị xơ gan

Xơ gan là một trong những bệnh lý về gan phổ biến và gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý cũng như sức khỏe của người bệnh. Ngoài những lý do phổ biến như rượu bia, thuốc lá và những tiền sử bệnh lý về gan, bệnh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác. 

Không hút thuốc, uống rượu, vẫn bị xơ gan

Nhiều người phát hiện bị xơ gan dù ăn uống rất  cẩn thận, kỹ lưỡng, không hút thuốc, không uống rượu, cũng không bị bệnh viêm gan

Ngoài rượu bia, thuốc lá hay tiền sử bệnh viêm gan (như viêm gan B, C, viêm gan tự miễn...), nguyên nhân xơ gan còn có thể xuất phát từ viêm gan siêu vi B, C . Viêm gan siêu vi B hoặc C thường không có triệu chứng rõ ràng, nhất là ở giai đoạn đầu. Vì thế, nếu người bệnh không được chẩn đoán để theo dõi và điều trị, khi có triệu chứng rõ ràng thường đã diễn tiến xơ gan.

Xơ gan thường giai đoạn đầu bệnh nhân ít có triệu chứng rõ ràng, chỉ cảm thấy mệt, ăn uống khó tiêu, đến giai đoạn trễ hơn sẽ có vàng da, vàng mắt, bụng to, phù chân, chẩn đoán giai đoạn càng trễ việc điều trị càng kém hiệu quả. Xơ gan có thể gây ra các biến chứng như: xuất huyết tiêu hóa, hôn mê gan, nhiễm trùng, suy thận… thậm chí là ung thư gan.

Xét đến nguyên nhân gây bệnh, một người bị xơ gan do nhiễm virus viêm gan có khả năng lây nhiễm cho người khác bằng chính các con đường lây nhiễm của loại virus này. Vì thế, bệnh có thể lây truyền qua 3 con đường như qua đường máu, đường tình dục và đường từ mẹ sang con.

Hiện nay với những phương pháp điều trị tiên tiến xơ gan vẫn có thể được theo dõi, làm chậm diễn tiến bệnh, hạn chế biến chứng cuối cùng của bệnh gan.

Để phòng tránh căn bệnh này, nên hạn chế bia rượu, tiêm phòng các loại virus viêm gan A, B, C. Khi đã được chẩn đoán xơ gan, cần kiểm soát, theo dõi và điều trị nguyên nhân dẫn tới xơ gan.

Người béo phì cẩn trọng với những bệnh ung thư này

Thừa cân, béo phì vốn được cho là nguyên nhân chính gây ra những bệnh lý về tim mạch và tiểu đường. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết, béo phì chiếm 1/5 trong số những nguyên nhân gây ra bệnh ung thư.

Người béo phì cẩn trọng với những bệnh ung thư này

Thực trạng ung thư tại Việt Nam


Ung thư đang là một trong những vấn đề “nóng” không của riêng Việt Nam mà của cả thế giới. Ước tính, 70. 000 người chết và 200. 000 người mắc mới mỗi năm. Đó thực sự là những con số đáng báo động về thực trạng ung thư của nước ta, phổ biến nhất là bệnh ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư gan...

Nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới ung thư. Tại Việt Nam, một số yếu tố nguy cơ gây ra căn bệnh này được tính đến như tuổi thọ, giới tính, khói thuốc lá, tác động từ môi trường và thực phẩm không an toàn. Việc phòng bệnh phải được đặt lên hàng đầu, đặc biệt với những yếu tố có thể thay đổi như lối sống và môi trường: bỏ thuốc, vận động và ăn uống lành mạnh.

Vì sao người béo phì dễ mắc ung thư?


Các chuyên gia giải thích rằng, trong cơ thể người béo phì có sự tích tụ những độc tố, chất tăng trọng, kháng sinh trong sản phẩm động vật tích trong những mô mỡ và không thể đào thải được.

Như vậy, người béo phì không chỉ có nguy cơ đối mặt với những bệnh lý về tim mạch mà còn dễ mắc bệnh ung thư. Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo nên duy trì trọng lượng vừa phải. Điều này không đơn giản chỉ là giữ gìn vóc dáng mà còn là bảo vệ sức khỏe của chính bạn.

Người béo phì thường mắc những bệnh ung thư gì?


Người béo phì có nguy cơ cao mắc những bệnh về ung thư thực quản, tuyến tiền liệt, ung thư vú, nội mạc tử cung, thận.

Những người béo phì do nghiện bia rượu có thể gây ung thư khoang miệng, thực quản, ung thư gan. Thường xuyên ăn mặn sẽ có nguy cơ cao bị ung thư dạ dày.

Nếu ăn nhiều thịt đỏ, thức ăn nấm mốc dễ gây ung thư đại trực tràng. Ăn những thức ăn quá nóng cũng có thể gây ra ung thư đại trực tràng.

Cần ăn nhiều rau củ quả, chế độ ăn cân bằng dưỡng chất và vận động thường xuyên để ngừa ung thư. Bạn nên tiêu thụ những thực phẩm chứa nhiều folate trong đậu, ngũ cốc chưa xay xát kỹ để ngăn ngừa ung thư tuỵ, thực quản, đại trực tràng.

Đặc biệt, chúng ta nên duy trì cân nặng hợp lý để giữ gìn cơ thể khỏe mạnh, phòng tránh ung thư. Tuy nhiên, bạn vẫn nhớ rằng, tầm soát ung thư luôn cần thiết để phát hiện sớm và ngăn ngừa biến chứng bệnh. 

Dấu hiệu cho thấy gan bị nhiễm độc

Gan là cơ quan quan trọng của cơ thể với nhiệm vụ thanh lọc chất độc và tổng hợp glucid và lipid, và cũng là nơi lưu trữ vitamin A, D, E và K. Qúa nhiều chất độc sẽ có thể gây hại cho chức năng gan và nếu để lâu dài thậm chí còn dẫn tới ung thư gan. Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo gan bạn có thể đang bị nhiễm độc.

Dấu hiệu cho thấy gan bị nhiễm độc

Thay đổi màu sắc nước tiểu và phân


Nước tiểu và phân có thay đổi cũng giống như một lời cảnh báo sức khỏe đối với bạn. Thường thì nước tiểu có màu vàng nhạt. Nhưng nếu thấy màu sắc có bất thường, nước tiểu có thể đậm hơn cũng chính là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn có thể bị nhiễm trùng ở gan. Khi gan có nhiều chất độc, phân cũng thay đổi màu sắc, cụ thể là sẽ chuyển sang màu đen.

Chuột rút và viêm dạ dày


Rất khó để phân biệt rõ triệu chứng này là do gan hay không? Nhưng nếu hay bị chuột rút và đau bụng dai dẳng, bạn hãy tính đến nguyên nhân là do những vấn đề ở gan. Dấu hiệu này thường xảy ra khi khả năng loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể kém.

Da nhạy cảm hơn


Trường hợp da khô hơn, dễ bị kích ứng mà không rõ lý do thì cũng được cho là do gan đang có vấn đề. Một số trường hợp đã dùng kem dưỡng ẩm nhưng sau một thời gian lại xuất hiện những cơn ngứa nặng hơn.

Trào ngược axít


Tình trạng này thường dễ nhầm lẫn với những bệnh tiêu hóa thông thường. Nhưng nguyên nhân cũng có thể là do thói quen ăn uống không khoa học, gây tích lũy chất độc hại và gây tổn thương cho gan

Tiêu chảy


Nếu bạn bị tiêu chảy thường xuyên mà không rõ lý do, coi chừng vì gan đang nhiễm độc nặng.

Thường xuyên mệt mỏi


Nếu chứa quá nhiều độc tố thì gan có thể bị giảm khả năng lọc máu và cung cấp oxy cho tế bào. Như vậy, cơ thể sẽ luôn trong cảm giác mệt mỏi.

Phù nề


Hiện tượng này đặc trưng ở những người mắc thận, nhưng những người bị bệnh gan cũng có thể bị phù nề. Ngoài ra, người mắc bệnh gan cũng có thể mắc phải biểu hiện khác thường ở bàn chân.

Vàng da


Khi cơ thể bị tích lũy bilirubin sẽ gây ra hiện tượng vàng da. Bạn cũng biết rằng, mật có vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa. Lúc này, việc lọc máu sẽ bị gián đoạn, do bilirubin sẽ tăng cao sẽ gây thay đổi màu da.

Ung thư gan: Dễ nhầm lẫn với bệnh thông thường

Ung thư gan là một bệnh nguy hiểm. Triệu chứng ung thư gan dễ nhầm lẫn với những bệnh thông thường khác vì thế người bệnh luôn chủ quan, ủ bệnh vô thức và thăm khám, phát hiện khi bệnh đã nghiêm trọng. 

Ung thư gan: Dễ nhầm lẫn với bệnh thông thường

Các triệu chứng phổ biến


Ở giai đoạn đầu, những triệu chứng của bệnh không rõ ràng và rất khó phát hiện. Tuy nhiên, bạn vẫn nên cẩn thận với những biểu hiện sau: Vàng da, mệt mỏi và yếu ớt, đau vùng bụng trên, buồn nôn và nôn, giảm cân không rõ nguyên nhân...

Bệnh ung thư gan ở nữ giới thường chỉ được phát hiện khi những biểu hiện đã quá rõ ràng ở giai đoạn muộn. Đó là đầy bụng, đau ở vai phải, sưng bụng, co thắt dạ dày, ăn không ngon miệng và giảm cân đột ngột...Thậm chí những biểu hiện này thường dễ nhầm lẫn vì những dấu hiệu mang thai ở nữ giới.

Ung thư gan có mấy giai đoạn?


Các chuyên gia cho biết, ung thư gan bao gồm 4 giai đoạn và càng phát hiện sớm thì khả năng điều trị khỏi càng cao.

Giai đoạn 1: Những tế bào ung thư hoặc khối u ung thư được tìm thấy trong gan

Giai đoạn 2: Tình trạng khối u đã lan rộng tới các mạch máu, kích thước của khối u có thể đạt tới 5cm.

Giai đoạn 3: Kích thước của khối u có thể lớn hơn 5cm, những tế bào ung thư có thể đã lan đến phần khác như mạch máu, hạch bạch huyết...

Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn những tế bào ung thư đã lan xa tới những cơ quan như xương, mạch máu, hoặc phổi.

Chẩn đoán và điều trị ung thư gan


Phương pháp chuẩn đoán ung thư gan bao gồm xét nghiệm máu, chụp CT, sinh thiết gan, và chụp  cộng hưởng từ. Các bác sĩ cũng có thể thực hiện thêm những bước kiểm tra khác để xác định giai đoạn của bệnh.

Nếu phát hiện ở giai đoạn đầu, phương pháp phẫu thuật loại bỏ khối u có thể là cách hiệu quả để chữa khỏi bệnh. Nhưng phần lớn người bệnh thường phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn nên rất khó điều trị. Ở những giai đoạn này, bác sĩ thường điều trị bằng phương pháp hóa trị. Ngoài ra, các chuyên gia còn sử dụng phương pháp khác là ghép gan nếu bệnh nhân có đủ điều kiện sức khỏe.

Nếu bệnh nhân đã bước sang giai đoạn di căn thì cách điều trị sẽ là tập trung vào việc tạo cho bệnh nhân cảm thấy thoải mái và cải thiện chất lượng cuộc sống. Người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc giảm đau và giảm buồn nôn kích thích ăn ngon miệng. 

Triệu chứng tiết lộ những tổn thương ở gan

Gan là một trong những cơ quan quan trọng, đóng vai trò loại bỏ độc tố của cơ thể. Khi cơ quan này gặp trục trặc sẽ ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của những cơ quan khác và gây tác động xấu đến sức khỏe. Trong đó, bệnh ung thư gan là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong số những bệnh ung thư. Chính vì lý do này, bạn nên cẩn trọng với những dấu hiệu cảnh báo gan đang có vấn đề.

Triệu chứng tiết lộ những tổn thương ở gan

Trong số những vấn đề về gan, viêm gan B, C và A, viêm gan do rượu, xơ gan, bệnh gan nhiễm mỡ... chính là những tình trạng phổ biến và gây ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khỏe người bệnh. Nếu không được điều trị sớm, căn bệnh này rất dễ dẫn tới tử vong. Dưới đây là 4 biểu hiện thường gặp nhất báo hiệu gan của bạn đang bị tổn thương.

Trào ngược axit


Nhiều người cho rằng, đầy hơi, buồn nôn là những dấu hiệu chỉ có thể gặp ở đường tiêu hóa nhưng đây có thể là dấu hiệu của những tổn thương về gan. Nếu không phải do sự thay đổi trong ăn uống và tình trạng này diễn ra thường xuyên thì bạn nên đi kiểm tra sớm.

Màu sắc phân, nước tiểu


Đây là một trong những yếu tố quan trọng để chúng ta có thể nhận thấy những sự thay đổi trong cơ thể mình. Rất nhiều trường hợp đã phát hiện ra bệnh tật thông qua những thay đổi trong những yếu tố này. Chuyên gia khuyến cáo nên quan sát đều đặn màu phân và nước tiểu, khi thấy nước tiểu tối màu, sủi bọt kèm theo phân lỏng, bạn có thể đang gặp phải những tổn thương về gan.

Ngứa


Khi gặp dị ứng, bạn sẽ gặp phải tình trạng ngứa da và khó chịu. Tuy nhiên, khi không dị ứng với bất cứ loại thức ăn, thời tiết hay một vấn đề nào đó mà da vẫn bị tổn thương, bạn nên xem xét và kiểm tra sức khỏe ngay bởi đây có thể là do những tổn thương về gan gây ra.

Xuất huyết bất thường


Chỉ cần một vết thương nhẹ cũng có thể gây ra hiện tượng chảy máu bất thường so với thời gian trước đó. Bạn nên thận trọng vì đó có thể là những tổn thương trong gan gây ra. Với những hiện tượng như vậy, bạn không nên tự điều trị tại nhà mà hãy đi kiểm tra sớm để có phương pháp điều trị kịp thời để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Việt Nam có tỷ lệ mắc ung thư gan cao nhất thế giới

Ung thư gan là 1 trong 10 loại ung thư hay gặp nhất. Ở Việt Nam ung thư gan đứng hàng thứ 4 trong các loại ung thư phổ biến ở cả nam và nữ.

Bệnh ung thư gan chủ yếu là do viêm gan mạn tính, virus viêm gan B, xơ gan, sử dụng nhiều chất kích thích, nhiễm độc tố, nhiễm kim loại nặng... Đây cũng chính là lý do khiến Việt Nam nằm trong nhóm nước có tỷ lệ ung thư gan cao nhất thế giới.

Việt Nam có tỷ lệ mắc ung thư gan cao nhất thế giới

Theo nghiên cứu, một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh ung thư gan là siêu vi viêm gan B. Hiện nay trên thế giới có khoảng 2 tỷ người đã hoặc đang bị nhiễm virus viêm gan B và 350 triệu người đã tiến triển thành bệnh mãn tính. Việt Nam thuộc quốc gia có tỷ lệ người mắc bệnh siêu vi B cao nhất thế giới vì nằm trong khu vực tồn tại nhiều virus. Chính vì vậy nước ta cũng là nước có số ca mắc ung thư gan cao nhất thế giới, trung bình mỗi năm có hơn10 nghìn ca bệnh mới phát hiện.

Mỗi năm trên thế giới có khoảng 1 triệu người chết vì ung thư gan. Hơn 80% bệnh nhân thuộc các nước kém phát triển và đang phát triển. Ung thư gan là nguyên nhân chính đứng hàng thứ 5 gây tử vong ở nam giới.

Điều tra dịch tế tại các tỉnh phía Bắc (Hà Nội, Bắc Giang) cho thấy tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B và C khá cao lần lượt là 10% và 3%. Tại TP HCM con số này còn cao hơn. Khảo sát cho thấy bệnh nhân ung thư gan nếu được phát hiện ở giai đoạn đầu nếu được điều trị tích cực và đúng phác đồ hoặc phẫu thuật ghép gan sẽ mang lại kết quả tốt, tỷ lệ sống sau 5 năm khoảng 80%. Tuy nhiên, ở một số nước đang phát triển như nước ta, khả năng phát hiện bệnh sớm rất ít, bệnh thường được chẩn đoán ở giai đoạn muộn nên ghép gan không đạt kết quả tốt. Khi đó khối u đã di căn sang các bộ phận khác và có thể xâm nhập vào phần gan mới ghép, tỷ lệ sống sau 5 năm giảm xuống dưới 10%.

Ung thư gan tiến triển âm thầm, không có triệu chứng rõ rệt ở giai đoạn đầu nên đa phần người bệnh đến viện thăm khám khi đã muộn. Do vậy, bác sĩ khuyên để phòng tránh ung thư gan, mọi người nên chủ động tiêm phòng vacxin viêm gan B, viêm gan C. Đối với người thuộc nhóm có nguy cơ cao như tiền sử gia đình có người từng mắc bệnh, nhiễm virus viêm gan B, C, xơ gan, viêm gan mãn tính nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư gan để phát hiện sớm bệnh.

Dễ nhầm lẫn giữa sán lá gan và ung thư gan

Con đường phát triển của sán đến lá gan như thế nào? Theo các phân tích cho thấy rằng loài ký sinh trùng này thường phát hiện nhiều ở các loại động vật ăn cỏ như bò, cừu, chó, mèo, trâu và đặc biệt loại sán này phát hiện nhiều ở trong ốc. 

Trứng của loài sán này thường đi theo đường phân của người bệnh ra bên ngoài môi trường sau đó gặp các điều kiện thuận lợi như nước, môi trường ẩm ướt sẽ phát triển thành ấu trùng. Khi sinh sống trong môi trường tự nhiên các ấu trùng này tìm thấy nhiều ở các con ốc rồi phát triển thành ấu trùng đuôi. 

Khi những ấu trùng này lớn lên có xu hướng tách khỏi cơ thể ốc rồi bám vào các loại rau để phát triển thành các nang. Khi chúng ta ăn phải những nang trùng này sẽ phát triển thành bệnh giun sán.

Khi những loại giun sán này di chuyển vào bên trong cơ thể con người lớp vỏ nang sẽ bị phá hủy. Sauk hi lớp vỏ nang này bị phá hủy các ấu trùng được giải phóng sau đó tấn công vào các bộ phận như gan, dạ dày, mật. Bộ phận dễ bị sán tấn công nhất đó là gan dẫn đến hiện tượng áp xe gan.

Khi cư trú tại gan khoảng 2-3 tháng sán sẽ phát triển nhanh sau đó tiếp tục tấn công sang các khu vực khác như mật, tụy. Nếu như không thể phát hiện sớm vị trí sán cư trú sau một thời gian dài chúng sẽ gây viêm loét và nguy cơ ung thư tuyến tụy, túi mật…là rất lớn.

Dễ nhầm lẫn giữa sán lá gan và ung thư gan

Những triệu chứng cảnh báo


Một vài dấu hiệu người bệnh có thể phát hiện sớm đó là:

- Cơ thể thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi.

- Sốt nhẹ (khoảng 70% bệnh nhân mắc giun sán sẽ gặp phải hiện tượng sốt nhẹ).

- Đau: Vùng đâu được xác định đó là ơ khu vực mạn sườn phải (khoảng 70-80% bệnh nhân có dấu hiệu này).

- Rối loạn tiêu hóa: Rất nhiều bệnh nhân khi bị giun sán sẽ có triệu chứng đó là hệ tiêu hóa rối loạn, rối loạn thói quen đại tiện.

Trên thực tế những triệu chứng của bệnh sán lá gan rất giống với những dấu hiệu của ung thư gan. Các bác sỹ khuyến cáo khi có những triệu chứng trên mọi người cần đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra. Việc chẩn đoán ung thư gan sớm sẽ giúp giảm thiểu những rủi ro của bệnh có thể gây ra cũng như tiết kiệm chi phí tối đa cho người bệnh.

Tại sao nên đi khám sàng lọc ung thư gan?

Căn bệnh ung thư gan dường như đã trở thành nỗi sợ hãi của tất cả mọi người. Đối với những người khi phát hiện mắc bệnh thì đều có chung một suy nghĩ đó là cầm chắc án tử trong tay. 

Mặc dù đây được đánh giá là một bệnh lý nguy hiểm song chúng ta hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm. Đây cũng là lý do tại sao các bác sỹ lại thường xuyên khuyên mọi người nên đi khám sàng lọc ung thư trong đó có căn bênh ung thư gan.

Tại sao nên đi khám sàng lọc ung thư gan?

Theo thống kê có đến hơn 50% người bệnh được chẩn đoán ung thư gan có thể sống thêm được 5 năm nếu phát hiện và chữa trị kịp thời.

Khi trong cơ thể phát sinh khối u ác tính những mạch máu bên trong cơ thể sẽ phát triển mạnh mẽ để cung cấp máu và các chất dinh dưỡng đến những tế bào ác tính này. Chính vì vậy một trong những dấu hiệu đầu tiên cảnh báo nguy cơ mắc ung thư nói chung và ung thư gan nói riêng đó là giảm cân không rõ lý do. Tuy nhiên đây là một triệu chứng khá mơ hồ bởi rất nhiều bệnh lý cũng khiến người bệnh có cảm giác mệt mỏi, sụt cân.

Theo đánh giá ở nước ta hầu hết những bênh nhân phát hiện ung thư gan khi bệnh đã ở giai đoạn cuối và thời gian sống sót sau 1 năm kể từ khi phát hiện bệnh là vô cùng thấp. Ước tính tại nước ta con số bệnh nhân khi được chẩn đoán mắc bệnh ở giai đoạn trung gian và xâm lấn lên tới hơn 60%. Trước tình trạng đó thì việc khám sức khỏe là vô cùng quan trọng. Việc khám sức khỏe sẽ giúp các bác sỹ có thể phát hiện những biến đổi bất thường trong cơ thể một cách sớm nhất đồng thời có kế hoạch chữa trị phù hợp.

Tại một số quốc gia trên thế giới việc khám sức khỏe tầm soát ung thư được mọi người quan tâm và thực hiện định kỳ. Cụ thể như tại Mỹ trung bình khoảng 6 tháng người dân đi kiểm tra sức khỏe 1 lần và người Nhậy Bản đó là 3 tháng/1 lần. Tuy nhiên ở Việt Nam do người dân chưa nhận thức được một cách đúng đắn về vai trò của việc tầm soát các bệnh ung thư chính vì vậy dẫn đến tỉ lệ bệnh nhân tử vong là rất lớn do bệnh chỉ được phát hiện khi ở giai đoạn muộn. Ngoài ra việc phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn còn khiến việc điều trị các căn bệnh này vô cùng khó khăn và tốn kém.

Một số căn bệnh ung thư phổ biến chúng ta thường gặp phải có thể kể đến đó là ung thư dạ dày, ung thư buồng trứng, ung thư gan, ung thư phổi…chính vì vậy các bác sỹ khuyến cáo mọi người nên duy trì việc khám sức khỏe định kỳ để theo dõi sức khỏe của mình và người thân.

Một số bệnh về gan thường gặp

Hút thuốc, béo phì, xăm hình hay sử dụng thuốc quá liều... đều là những thói quen cực xấu ảnh hưởng trực tiếp tới gan và có thể gây ra nhiều bệnh bệnh. Dưới đây là điểm mặt những nguyên nhân không ngờ có thể dẫn tới ung thư gan và một số bệnh khác.

1 Số bệnh về gan thường gặp

Thừa cân, béo phì


Béo phì có thể gây ra nhiều bệnh, trong đó có thể dẫn tới tích tụ chất béo trong gan.Hiện tượng này còn được gọi là gan nhiễm mỡ. Nếu không áp dụng chế độ giảm cân khoa học, hạn chế chất béo có thể gây xơ gan, ảnh hưởng tới chức năng, hoạt động của bộ phận này.  Đàn ông béo phì cũng có thể đối diện với 1 số căn bệnh ung thư nguy hiểm như ung thư tuyến tiền liệt. Phụ nữ tăng nguy cơ ung thư vú.

Liên quan tới yếu tố di truyền


Một vài bệnh như viêm gan B, C, ung thư..đều có liên quan tới di truyền. Một vài trường hợp con sẽ kế thừa gen mang bệnh của cha mẹ. Tuy nhiên, không phải tất cả.Trong trường hợp có người thân mắc các bệnh kể trên nên có một cuộc hẹn sớm với bác sỹ để chắc chắn sức khỏe mình tốt và không mang bất cứ bệnh nào.

Hệ thống miễn dịch của cơ thể kém


Khi cơ thể có hệ miễn dịch kém, sức đề kháng yếu các loại vi khuẩn, vi trùng dễ dàng tấn công hơn. Từ đó gia tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh, trong đó có cả ung thư gan. Các nghiên cứu khoa học đều đưa ra hệ miễn dịch của cơ thể tốt sẽ hỗ trợ hơn chức năng gan.

Một vài chế phẩm y tế


Gan là cơ quan có nhiệm vụ xử lý các loại thuốc khi được uống vào cơ thể.Vì thế, nếu sử dụng thuốc quá liều sẽ gây hại cho gan.Trong đó, thuốc giảm đau mọi người không nên quá lạm dụng bởi rất có thể acetaminophen (thuốc giảm đau) sẽ dẫn tới suy gan cấp tính.

Xăm hình trên cơ thể


Nhiều người thích ghi dấu ấn trên cơ thể bằng những hình xăm đầy người.Phụ nữ có thể thấy sexy hơn, đàn ông nam tính hơn khi có một vài hình xăm.Tuy nhiên, điều này có thể gây hại cho sức khỏe nếu không được tiệt trùng đúng cách, dẫn tới viêm nhiễm.Viêm gan B và virus viêm gan C có thể lây lan qua mực xăm nếu bị nhiễm khuẩn.

Uống nhiều rượu


Uống nhiều rượu gây cực hại cho vòm họng, dạ dày và gan... Đây là đồ uống được xếp vào yếu tố nguy cơ dẫn tới nhiều bệnh ung thư trong đó có ung thư thực quản, gan. Đó là lý do nam giới có sức đề kháng tốt hơn phụ nữ nhưng lại có số lượng người mắc ung thư cao.

Hút thuốc lá


Hút thuốc lá ảnh hưởng nghiêm trọng tới gan. Theo Quỹ Ung thư Mỹ: rượu, thuốc lá gây tổn thương gan nghiêm trọng. Với đối tượng nghiện cả rượu và thuốc lá sẽ là con đường ngắn dẫn tới nhiều bệnh ung thư hơn.