Showing posts with label benh-ung-thu-phoi. Show all posts
Showing posts with label benh-ung-thu-phoi. Show all posts

4 Thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư phổi

Ung thư phổi nằm trong típ những bệnh ung thư gây tử vong cao hàng đầu thế giới. Mỗi năm, trên thế giới, bệnh ung thư phổi cướp đi khoảng 1,3 triệu người. Trong những năm gần đây, tỉ lệ mắc bệnh ung thư phổi ở phụ nữ và những người trẻ ngày càng tăng cao gần bằng so với ở nam giới và người cao tuổi. 

Việc hạn chế nguy cơ mắc bệnh ung thư bằng chế độ ăn uống luôn là cách được nhiều chuyên gia khuyến cáo. Dưới đây là một số thực phẩm hàng đầu giúp hỗ trợ ngăn ngừa ung thư phổi hiệu quả.

4 Thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư phổi

Củ nghệ


Củ nghệ được biết đến là một trong những loại gia vị không thể thiếu trong căn bếp của người nội trợ, giúp tạo nên hương vị đặc trưng cho món ăn. Không những thế, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nghệ còn là loại gia vị được nghiên cứu nhiều nhất trên thế giới trong công cuộc chống lại ung thư và các bệnh mãn tính khác. Người ta tin rằng, nghệ có khả năng điều trị ung như nhờ hoạt chất curcumin của nó, giúp tiêu diệt các tế bào ung thư, trong đó có ung thư phổi.

Cà chua


Cà chua có lượng lycopene rất dồi dào. Đây là một loại chất chống ôxy hóa mạnh vì thế cà chua chính là sự lựa chọn tuyệt vời cho người ung thư. Điều đặc biệt là, các sản phẩm cà chua như nước sốt có mức độ khả dụng sinh học lycopene cao hơn cà chua tươi. Vì thế, chế độ ăn nhiều cà chua có thể giúp giảm nguy cơ mắc ung thư rất hiệu quả.

Các loại hạt


Các loại hạt nói chung như hạnh nhân, hạt điều, đậu… được nghiên cứu là rất tốt cho sức khỏe, giúp làm giảm các triệu chứng khô miệng, nhiệt miệng, viêm loét và chảy máu cam... Bên cạnh việc cung cấp cho cơ thể các vitamin, khoáng chất và chất xơ cần thiết, các loại hạt còn có tác dụng ngăn ngừa ung thư hiệu quả. Các loại hạt như bí ngô, quả óc chó, đậu phộng.. có khả năng cải thiện hệ miễn dịch, ức chế tế bào ung thư.

Mật ong


Mật ong cũng được coi là một trong những thực phẩm rất tốt cho cơ thể của con người. Hiện các nhà khoa học chưa rõ tại sao các sản phẩm từ ong lại có thể tấn công tế bào ung thư. Tuy nhiên, các nhà khoa học đều cho rằng rất có thể các hóa chất trong các sản phẩm từ ong gây ra hội chứng tự chết ở tế bào hoặc hội chứng chết hoại của tế bào ung thư. Hai khả năng khác là chúng làm giảm lượng phân tử gốc có chứa oxi độc hại trong tế bào, dịch lỏng của cơ thể hoặc kích thích hệ miễn dịch tấn công khối u.

8 Dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi

Ung thư phổi là căn bệnh nguy hiểm cả ở nam và nữ giới. Thuốc lá là một trong những nguyên nhân chính gây nên căn bệnh này. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều trường hợp dù không hút thuốc cũng có thể bị ung thư phổi tấn công.

Sự nguy hiểm của ung thư phổi thường là do phát hiện bệnh ở giai đoạn quá muộn.  Vì ở giai đoạn đầu, các triệu chứng khá mơ hồ và dễ nhầm lẫn với những bệnh thông thường. Nhưng hãy quan tâm tới cơ thể và cảnh giác với những bất thường dưới đây.

Dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi

Ho dai dẳng


Phần lớn bệnh nhân ung thư phổi đều ho khá nhiều, thậm chí có chất nhày sậm màu hoặc có máu. Trong trường hợp một tháng mà những cơn ho không dứt, bạn nên khám sớm.

Nhiễm trùng mãn tính


Viêm phế quản mãn tính có thể gây ra nhiễm trùng phổi và rất nguy hiểm. Nếu những cơn đau tức ngực thường xuyên xảy ra, có thể bạn đang phải đối mặt với triệu chứng của bệnh ung thư phổi.

Đột ngột giảm cân


Giảm cân không do chế độ tập luyện hay ăn uống là một điều bất thường. Đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh mà một trong số đó là ung thư phổi.

Đau xương


Tình trạng đau nhức xương cũng có thể là do những tế bào ung thư đã di căn và rất nguy hiểm. Tuy nhiên, nhiều người chủ quan, hiểu lầm rằng, tình trạng đau xương chỉ đơn thuần là do thiếu vitaminD.

Sưng cổ và mặt


Khi khối u đè lên tĩnh mạch chủ trên sẽ khiến phần cổ và khuôn mặt bị sưng lên. Cánh tay và vùng trên ngực cũng có thể bị ảnh hưởng.

Mệt mỏi


Người bệnh ung thư phổi thường có cảm giác mệt mỏi và thường xuyên muốn nghỉ ngơi dù không làm việc quá sức.

Yếu cơ


Ung thư phổi có thể ảnh hưởng đến cả các cơ. Người bệnh có thể thấy đau hông và tiếp theo là đau ở các vùng khác như vai, cánh tay và chân.

Mức canxi trong máu cao


Tế bào ung thư có thể là nguyên nhân làm vỡ sự cân bằng khoáng chất trong cơ thể, dẫn tới thừa canxi trong máu và kèm theo đó là một số dấu hiệu như khát nước, đi tiểu nhiều lần, thường xuyên bị táo bón, buồn nôn, đau bụng, chóng mặt...

Những thực phẩm người bệnh ung thư phổi không nên ăn

Ung thư phổi là một trong những căn bệnh phổ biến và có nguy cơ tử vong hàng đầu ở Việt Nam. Tuy nhiên, những hiểu biết về căn bệnh này còn không ít hạn chế. Rất nhiều người mắc phải những sai lầm trong chế độ ăn hàng ngày khiến căn bệnh ung thư phổi càng trở nên trầm trọng, gây khó khăn cho việc điều trị. Dưới đây là những thực phẩm cấm kỵ đối với bệnh nhân ung thư phổi, ngoài thuốc lá.

Những thực phẩm người bệnh ung thư phổi không nên ăn

Thức ăn dầu mỡ, béo


Thức ăn nhiều chất béo, dầu, mỡ được cho là cấm kỵ đối với những bệnh nhân ung thư phổi. Đặc biệt là những trường hợp bệnh nhân có biểu hiện ho có đờm, đờm trắng ở trạng thái dễ nhổ ra, kèm theo rêu lưỡi trắng hoặc nhầy.

Hải sản


Bệnh nhân ung thư phổi cũng nên hạn chế những đồ hải sản tẩm bổ như tôm, cua, cá, … Ngoài ra cũng nên hạn chế những đồ uống lạnh. Cũng giống như đồ ăn nhiều dầu mỡ…, hải sản cũng làm cho tình trạng bệnh của những bệnh nhân có biểu hiện ho có đờm, đờm trắng… ở bệnh nhân ung thư phổi càng trở nên nghiêm trọng

Đồ hun khói 


Thực phẩm hun khói không chỉ không tốt cho  sức khỏe nói chung, nó còn gây ảnh hưởng đến việc điều trị của bệnh nhân ung thư phổi. Tốt nhất, những bệnh nhân đang điều trị ung tư phổi có biểu hiện ho đờm tuyệt đối không nên ăn những thực phẩm hun khói như thịt lợn hun khói, thịt mỡ, thịt dê, chả lợn nướng…

Kiêng ăn các thức ăn cay, nóng 


Nếu bệnh nhân có các biểu hiện như ho, ho có đờm đặc, đờm có màu vàng, rêu lưỡi vàng, nhầy thì nên kiêng các thức ăn cay, nóng  như ớt, rượu, bột càri... Thay vào đó, bệnh nhân nên ăn một số thực phẩm có công dụng tốt cho đường tiêu hóa và thanh nhiệt giải độc như quả lê, quả hồng, củ cải hầm đường phèn.

Thực phẩm thô ráp


Người bệnh có biểu hiện ho có đờm kèm theo máu các bác sỹ khuyên nên tuyệt đối kiêng những thực phẩm thô ráp như bánh mỳ, các loại ngũ cốc nguyên cám.

Trên đây là 5 nhóm thực phẩm mà bệnh nhân điều trị ung thư vú nên kiêng kỵ để tránh những biến chứng, cũng như những tác dụng phụ không đáng có. Vì thế, bạn hãy học cách loại bỏ chúng hoặc hạn chế trong thực đơn hàng ngày để việc điều trị được thuận lợi và hiệu quả.

Tại sao cần tầm soát ung thư phổi?

Phổi là một bộ phận quan trọng đảm nhận chức năng hô hấp, cũng là bộ phận quyết định sự tồn tại của cơ thể. Ung thư phổi là một bệnh lý ác tính nguy hiểm, là tính trạng các tế bào phổi phát triển một cách không kiểm soát thành khối u và xâm lấn sang các cơ quan lân cận.

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các tế bào ung thư ở phổi sẽ thay thế các mô lành và làm cho phổi không hoạt động, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

Tầm soát ung thư phổi là việc làm vô cùng cần thiết mang đến cơ hội chữa lành bệnh và kéo dài thời gian

Tại sao cần tầm soát ung thư phổi?

Tại sao phải tầm soát ung thư phổi?


Ung thư phổi được xếp vào một loại bệnh nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng của con người nếu mắc phải. Thống kê cho thấy đây là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam và thế giới, nhiều hơn các loại ung thư khác như đại tràng, ung thư vú … Đa số các trường hợp phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn muộn, gây khó khăn trong việc điều trị, và phần lớn trường hợp tử vong là do phát hiện bệnh khi nó đã lan rộng.

Các chuyên gia cho biết, cũng như các căn bệnh ung thư khác, bệnh ung phổi có thể được có cơ hội chữa bệnh cao hơn và kéo dài thời gian sống nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm. Tuy nhiên, nhìn chung nhiều người vẫn chưa nhận thức đúng được đúng vai trò của việc này.

Tầm soát ung thư phổi là việc làm cần thiết không chỉ giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh mà còn mang lại cơ hội nâng cao và kéo dài chất lượng sống của người bệnh. Tầm soát ung thư phổi là việc thực hiện các xét nghiệm cần thiết để phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh ở giai đoạn sớm, ngăn chặn sự phát triển của bệnh trước khi biểu hiện ra những triệu chứng cũng như những biến chứng nguy hiểm, nhằm nâng cao cơ hội chữa khỏi bệnh.

Những ai có nguy cơ bị ung thư phổi

Hút thuốc lá


Hút thuốc là nguyên nhân cơ bản hàng đầu gây ung thư phổi. Tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh cũng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan như thời gian hút, số điếu thuốc hút...

Ngoài ra, những người hút thuốc lá thụ động cũng có nguy cơ mắc căn bệnh nguy hiểm này, vì trong khói thuốc lá có chứa hơn 100 chất gây ung thư, nên những người này dù không hút thuốc lá trực tiếp vẫn có nguy cơ bị ung thư phổi.

Tiếp xúc với các hóa chất độc hại


Những người thường xuyên phải tiếp xúc với các hóa chất độc hại như asbestos (một chất độc hại có trong ngành công nghiệp dệt, cách nhiệt, đóng tàu, xi măng, hầm mỏ…), hoặc nickel, hydrocarbon thơm (từ sản xuất sắt, thép, nhựa than..), radon (trong đất, hầm mỏ)… đều có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư phổi.

Tiền sử mắc bệnh về phổi


Bệnh phổi đã có trước đó là một nguy cơ tiềm ẩn có thể tăng khả năng mắc bệnh ung thư phổi. Theo đó, những bệnh nhân từng mắc một số căn bệnh về phổi khác như lao, COPD… sẽ có tỉ lệ ung thư phổi cao hơn.

Tiền sử gia đình


Tuy không phải là căn bệnh có tính lây truyền nhưng nhiều thống kê cho thấy những người có người thân trong gia đình từng mắc bệnh ung thư phổi cũng có nguy cơ cao mắc bệnh này cao hơn so với những người không nằm trong nhóm đối tượng này.

Trên đây là những đối tượng nằm trong nhóm có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi cao hơn. Vì thế, việc tầm soát ung thư là việc làm vô cùng cần thiết đối với những người nằm trong nhóm đối tượng này. 

Bệnh ung thư phổi có lây không?

Ung thư phổi đã và đang trở thành một căn bệnh ung thư phổ biến và nguy hiểm trên toàn cầu. Không những thế, bệnh có biểu hiện rất giống với những bệnh thông thường ở phổi, vì thế rất khó phát hiện sớm, hiệu quả điều trị thấp và tỷ lệ tử vong rất cao.

Ở Việt Nam, ung thư phổi đứng hàng thứ hai sau ung thư gan ở cả hai giới nam và nữ. Tuy nhiên ung thư phổi có thể tránh dễ dàng và chủ động bằng cách không hút thuốc và tránh xa khói thuốc lá. 

Bệnh ung thư phổi có lây không?

Ung thư phổi có lây không?


Ung thư phổi có lây không đang là câu hỏi của rất nhiều người thắc mắc về căn bệnh nguy hiểm này. Cũng giống như nhiều bệnh ung thư khác, bệnh ung thư phổi không phải là bệnh lây nhiễm nhưng là bệnh có khuynh hướng di truyền.

Điều đó đồng nghĩa với việc những người có người thân trong gia đình mắc bệnh ung thư phổi thì cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người khác. Tuy không phải trường hợp nào cũng có thể di truyền nhưng nếu trong gia đình có người thân từng mắc ung thư phổi thì việc nên làm là cần phải tầm soát ung thư định kỳ.

Bệnh ung thư phổi hoàn toàn không lây nhiễm trong mỗi trường không khí, ăn uống, không lây truyền từ người sang người. Phòng ngừa ung thư phổi bằng cách: Không hút thuốc, hạn chế rượu bia, tập thể dục thể thao, có lối sống lành mạnh & tránh xa môi trường không khí ô nhiễm…

Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân chính gây ung thư phổi. Tuy không phải là con đường lây bệnh ung thư phổi nhưng hành vi hút thuốc lá thì có thể gây ảnh hưởng đến người khác khiến tăng tỷ lệ mắc ung thư phổi. Theo đó, nếu như trong gia đình có người hút thuốc lá thì nguy cơ những người xung quanh hít phải hơi thuốc thì nguy cơ mắc bệnh cao với những người đó.

Làm sao để phát hiện bệnh ung thư phổi?


Ung thư phổi là một trong những căn bệnh rất khó phát hiện sớm. Do bệnh thường vay mượn triệu chứng của các căn bệnh thông thường về phổi khác. Nhất là ở giai đoạn đầu, bệnh ung thư phổi thường rất khó phát hiện vì ở giai đoạn đầu thường không gây ra triệu chứng.

Cho đến khi ung thư phát triển, bệnh ung thư phổi thường biểu hiện ở các triệu chứng thông thường như: Ho dai dẳng; ho càng ngày càng nặng, ho ra máu; khó thở, thở gấp, đau ngực, giọng nói khàn khàn; viêm phổi, cảm giác mệt mỏi kéo dài; sút cân không rõ nguyên nhân… Đó là lý do bệnh ung thư phổi thường được phát hiện muộn.

5 Lưu ý trong chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư phổi

Ung thư phổi mang theo nhiều hệ lụy đến đời sống và sức khỏe của người bệnh nhưng không có nghĩa chúng ta phải đầu hàng trước nó. Điều quan trọng là chúng ta cần phải nhận thức được tầm quan trọng của việc chăm sóc sau phẫu thuật và vai trò của dinh dưỡng sau điều trị để tránh những biến chứng mà chúng gây ra đối với bệnh nhân.

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những lưu ý cơ bản mà bạn cần nắm được trong chế độ dinh dưỡng đối với bệnh nhân ung thư phổi, nhất là sau khi phẫu thuật, tránh tác dụng phụ, mau chóng phục hồi sức khỏe và phòng ngừa nguy cơ tái phát ung thư.

5 Lưu ý trong chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư phổi

Bổ sung cá và thị gia cầm


Chế độ dinh dưỡng bao gồm nhiều thịt nạc, cá, thịt gia cầm bỏ da… rất tốt cho những bệnh nhân ung thư phổi và được các bác sĩ khuyến khích đưa vào thực đơn hàng ngày của người bệnh. Đây là nhóm thực phẩm đáp ứng đủ nhu cầu protein và cholesterol cho cơ thể. Tuy nhiên, một cách hợp lý, người bệnh chỉ nên bổ sung những thực phẩm này với tỷ lệ bằng 15% khẩu phần ăn mỗi ngày.

Bổ sung chất xơ và những thực phẩm ít chất béo


Đây là nhóm những thực phẩm tương đối lành mạnh cho sức khỏe của bệnh nhân ung thư phổi. Chất xơ có chứa nhiều trong các loại rau củ, ngũ cốc, hoa quả khô, táo, cam… rất tốt cho tiêu hóa của cơ thể.  Còn những thực phẩm ít chất béo bao gồm những thực phẩm như trứng, cá, thịt nạc…

Ngoài ra, người bệnh nên ăn nhiều loại thực phẩm lành mạnh khác như tinh bột (gạo, mì ống, khoai tây), các loại trái cây và rau quả rất giàu vitamin A, C, D, E,… sẽ có tác dụng phục hồi chức năng của một số cơ quan trong cơ thể.

Xây dựng chế độ ăn hợp lý


Nhìn chung, đối với bệnh nhân ung thư phổi, sau điều trị, cần lựa chọn thực phẩm dễ tiêu, chia nhỏ bữa ăn… nhưng vẫn trên cơ sở bảo đảm cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Ngoài ra, do người bệnh có khả năng hấp thu cao hơn vào ban ngày, vì thế, người bệnh nên cần tăng lượng ăn vào buổi sáng và trưa, ít hơn vào buổi tối. Lưu ý, cần tránh những thực phẩm có khả năng gây đầy hơi, khó chịu cho người bệnh như đậu nấu tái, gia vị cay ...

Chủ động đối phó với triệu chứng buồn nôn, táo bón


Để chủ động đối phó với tình trạng buồn nôn, hấp thu kém và táo bón trong giai đoạn hậu phẫu, bạn nên ăn với lượng thức ăn ít và chia thành nhiều bữa trong ngày. Ngoài chế độ ăn nhiều chất xơ, nhiều hoa quả, bệnh nhân cũng nên kết hợp với hoạt động thể chất, tránh nằm ngồi nhiều, uống nhiều nước để tránh tình trạng táo bón khi sử dụng sắt và thuốc giảm đau sau phẫu thuật.

Tránh để cơ thể bị sụt cân


 Sụt cân là biểu hiện thường thấy của bệnh nhân ung thư phổi sau phẫu thuật ung thư phổi, có liên quan mật thiết với chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân. Để khắc phục tình trạng này, nhìn chúng, bạn cần phải có kế hoạch và xây dựng một chế độ dinh dưỡng đủ chất và ngon miệng cho bệnh nhân. Để tránh tình trạng chán ăn, người nhà bệnh nhân nên thay đổi món ăn thường xuyên, chế biến đẹp mắt, chia thành nhiều bữa nhỏ, thêm vào các loại gia vị để kích thích cảm giác thèm ăn của người bệnh.

Trên đây là những lời khuyên của các chuyên gia, bác sĩ về chế độ ăn hàng ngày của người bệnh ung thư phổi, bạn cần nắm rõ để giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả, tăng chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.

Ung thư phổi dễ dàng tấn công những ai?

Ung thư phổi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở cả nam và nữ giới. Căn bệnh này đã cướp đi sinh mạng của 17.000 người mỗi năm. Vì thế việc phòng ngừa bệnh là rất cần thiết, đối với những đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư phổi thì việc tầm soát ung thư định kỳ lại càng cần thiết.

Ung thư phổi dễ dàng tấn công những ai?

Sử dụng thuốc lá có nguy cơ ung thư phổi cao hơn 40 lần so với người không hút

Các nhà khoa học đã khẳng định, khói thuốc lá chính là một trong những nguyên nhân chính gây ra ung thư phổi. Những người hút và sử dụng thuốc lá trong suốt một thời gian dài thì nguy cơ ung thư sẽ càng cao. Theo thống kê, hơn 90% trường hợp mắc ung thư phổi là những người đã từng sử dụng thuốc lá.

Ở nước ta, tình trạng hút thuốc lá cũng đang ở mức báo động. Khoảng 15,3 triệu người trưởng thành đang hút thuốc lá, trong đó khoảng 2/3 phụ nữ và trẻ em thường xuyên hít phải khói thuốc lá tại nhà.

Vì những lý do trên, TS, BSCC Hoàng Đình Chân - Gíam đốc chuyên môn Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt khuyến cáo, những người hút thuốc hoặc thường xuyên phải tiếp xúc với khói thuốc cần phải thăm khám sức khỏe để phát hiện sớm những bất thường của cơ thể.

Rất nhiều người cho rằng, hút thuốc lá điện tử là một biện pháp có thế làm giảm nguy cơ ung thư. Nhưng thực tế, thuốc lá điện tử cũng rất nguy hại, không thể lọc sạch được chất độc hại và vẫn có nguy cơ gây ung thư.

Khi dừng hút vẫn có nguy cơ ung thư


Ngay cả khi bạn bỏ thuốc rồi và thậm chí là những trường hợp chưa từng hút thuốc cũng có thể là nạn nhân của ung thư phổi. Cụ thể, chuyên gia cho biết, những chất độc hại vẫn còn có thể ảnh hưởng đến cơ thế sau 10 năm dừng thuốc.

Những đối tượng nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện ung thư phổi:

- Nam giới từ 50 tuổi trở lên

- Những người đã từng hút thuốc lá, thuốc lào

- Người thường xuyên sử dụng rượu, bia.

- Người tiếp xúc với các hóa chất độc hại hoặc sống trong môi trường ô nhiễm

Nếu thấy những biểu hiện khác thường, đừng chần chừ mà hãy thăm khám và kiểm tra càng sớm càng tốt. Bệnh ung thư không phải là “dấu chấm hết”. Bệnh có thể chữa khỏi nếu phát hiện kịp thời và điều trị đúng hướng.

5 Lầm tưởng về bệnh ung thư phổi

Ung thư phổi đứng vào hàng 5 căn bệnh nguy hiểm và có nguy cơ tử vong cao ở Việt Nam. Căn bệnh đã và đang gieo rắc nỗi ám ảnh đối với nhiều người bệnh.

Việc tăng cường những hiểu biết về căn bệnh ung thư đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn sức khỏe và kéo dài tuổi thọ của con người.

5 Lầm tưởng về bệnh ung thư phổi

Chả có tác dụng gì nếu bỏ thuốc khi đã hút nhiều năm


Nhiều người cho rằng, bỏ thuốc sau khi đã hút nhiều năm sẽ chả có tác dụng gì trong việc phòng tránh ung thư phổi. Tuy nhiên, việc dừng hút thuốc ngay lúc này cũng có những lợi ích gần như ngay lập tức. Theo nghiên cứu, sự tuần hoàn của cơ thể sẽ được cải thiện và phổi cũng sẽ hoạt động tốt hơn rõ ràng. Từ đó, nguy cơ ung thư phổi sẽ bắt đầu giảm theo thời gian. Mười năm sau khi bạn bắt đầu bỏ thói quen hút thuốc, tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi sẽ giảm một nửa.

Hút thuốc lá ít nhựa an toàn hơn


So với thuốc lá thường, thuốc lá ít nhựa cũng chứa nhiều rủi ro. Hãy cẩn trọng với thuốc lá chứa tinh dầu bạc hà. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, thuốc lá chứa tinh dầu bạc hà có thể nguy hiểm hơn và gây khó khăn hơn cho việc bỏ thuốc. Cảm giác tươi mát của tinh dầu bạc hà khiến một số người hít sâu hơn.

Hút thuốc lá bằng tẩu và hút xì gà không thành vấn đề


Sự thật: Giống như thuốc lá, chúng cũng khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh ung thư miệng, ung thư vòm họng, ung thư thực quản và phổi. Đặc biệt là hút xì gà còn khiến bạn đối mặt với nhiều khả năng mắc các bệnh về tim mạch và phế quản.

Hút thuốc là nguy cơ duy nhất


Hút thuốc lá được cho là nguyên nhân chính gây ung thư phổi nhưng cần lưu ý là nó còn nhiều nguyên nhân khác nữa cũng nguy hiểm.

Đứng hàng thứ 2 gây nên bệnh ung thư phổi là một loại khí phóng xạ tự nhiên không màu không mùi và không vị có tên là radon. Chúng có thể ẩn trong đá và đất, thâm nhập vào nhà và các tòa nhà văn phòng rồi vào phổi khi chúng ta hít phải. Chúng phá hủy các mô phổi dẫn đến ung thư phổi.

Ung thư phổi có thể di truyền


Nhiều người có tâm lý xa lánh bệnh nhân ung thư phổi vì cho rằng, ung thư phổi có thể di truyền. Trong trường hợp nếu mang gien di truyền mầm bệnh thì điều đó chỉ có nghĩa là bạn có khả năng mắc ung thư cao hơn những người không bị di truyền.

Nguy cơ ung thư phổi vì ăn sai cách

Phần lớn, ung thư phổi là do thói quen hút thuốc gây ra. Nhưng theo nghiên cứu mới đây, chế độ ăn không khoa học, giàu carbohydrate cũng khiến cho nguy cơ mắc ung thư phổi tăng cao.

Nguy cơ ung thư phổi vì ăn sai cách

Chế độ ăn có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe


Chỉ số đường huyết (GI) và tải lượng đường huyết (GL) là hai yếu tố quan trọng để đánh giá về chất cũng như số lượng về carbohydrate trong bữa ăn.

TS Rishi Jain - chuyên gia ung thư tại Trung tâm Ung thư Fox Chase ở Philadelphia, Mỹ cũng khẳng định, bánh mỳ trắng và khoai tây là những loại thực phẩm có chứa đường huyết cao.

Liên quan đến một số loại bệnh mãn tính và ung thư, các bác sĩ giải thích rằng, những bệnh nhân béo phì có nguy cơ gia tăng về bệnh tim mạch và như vậy sẽ có thể xảy ra hiện tượng kháng insulin. Chính vì thế, nguy cơ bệnh tiểu đường cũng tăng cao. Không những vậy, rối loạn insulin cũng có liên quan mật thiết đến chế độ ăn giàu GI và một số bệnh mãn tính trong đó có ung thư

Chế độ ăn nhiều carbohydrate sẽ gây ung thư phổi?


Gần đây, các nhà khoa học đến từ Trung tâm ung thư MD Anderson, ĐH Texas đã tiến hành một nghiên cứu mới và tìm ra câu trả lời về tác dụng thật sự của carbohydrate.

Nhóm nghiên cứu đã thực hiện khảo sát trên khoảng 2000 bệnh nhân bị ung thư phổi và gần 2. 400 không mắc bệnh về tình hình sức khỏe và thói quen ăn uống, đặc biệt là những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao.

Kết quả nghiên cứu này cho thấy, những người có chế độ ăn giàu GI có khả năng mắc bệnh ung thư phổi cao hơn những người có chế độ ăn GI thấp hơn. Khi so sánh cùng với những người hút thuốc lá thì có được kết quả là những người có chế độ ăn nhiều GI sẽ có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn những người không hút thuốc mà có GI thấp.

Vì thế, nghiên cứu này tập trung vào nhóm người không hút thuốc lá, để có những kết luận khách quan hơn về tác động của chế độ ăn uống gây ung thư phổi.

Cùng tham gia nghiên cứu, chuyên gia Stephanie Melkonian cho biết, nếu ăn quá nhiều loại thực phẩm chứa GI sẽ có tác động và ảnh hưởng đến quá trình kháng insulin - từ đó kích thích hoạt động của tế bào chất khả năng gây bệnh ung thư.

Hút thuốc là một trong những nguy cơ chính gây ung thư phổi nhưng không phải là 100%. Ngoài thuốc lá có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh ung thư phổi như môi trường độc hại và đặc biệt là chế độ ăn giàu carbohydrate.

7 Cách phòng ngừa ung thư phổi hiệu quả

Ung thư phổibệnh ung thư phổ biến và có tỉ lệ tử vong cao nhất. Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn thì cơ hội sống sẽ rất thấp. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, đây cũng là căn bệnh dễ phòng tránh. Vì thế, để bảo vệ lá phổi luôn khỏe mạnh, hãy phòng ngừa những yếu tố gây bệnh dưới đây.

7 Cách phòng ngừa ung thư phổi hiệu quả

Không hút thuốc lá


Nhiều nguyên nhân gây ra ung thư phổi nhưng thuốc lá là một trong những nguyên nhân chính. Những con số thống kê cho thấy, khoảng hơn 80% người bệnh đang hoặc đã từng sử dụng thuốc lá. Khói thuốc có chứa 7.000 chất độc hại, trong đó, khoảng 69 chất gây ung thư làm tổn hại DNA của tế bào. Do đó, không hút thuốc và cai thuốc càng sớm càng tối chính là cách phòng tránh ung thư phổi hiệu quả.

Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá


Tiếp xúc với khói thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư phổi 20-30%. Khói thuốc gây hại cho sức khỏe con người ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì chức năng phổi chưa hoàn thiện. Để phòng ngừa bệnh, hãy khuyên các thành viên trong gia đình từ bỏ thói quen này và tránh xa nơi có khói thuốc lá.

Tránh xa không khí ô nhiễm


Không khí ô nhiễm, nước thải sinh hoạt, khói xe cộ...đều chứa các chất độc hại làm tăng nguy cơ ung thư phổi. Vì vậy, bạn nên chú ý khử trùng nơi ở, sử dụng các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp như đeo khẩu trang khi tham gia giao thông...

Giảm phơi nhiễm hóa chất


Amiăng, thạch tín, crom, niken và radon…chính là những chất độc hại có thể gây bệnh tật và trong đó có bệnh ung thư phổi.  Vì thế, cần phải hạn chế làm việc trong môi trường này, nếu phải bắt buộc, bạn cần phải mặc đồ bảo hộ lao động để bảo vệ sức khỏe.

Ăn uống lành mạnh


Chế độ ăn là một yếu tố rất cần thiết không chỉ giúp bạn hỗ trợ điều trị bệnh mà còn giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả. Bạn nên có một chế độ ăn nhiều rau xanh và trái cây, đây sẽ là nguồn cung cấp vitamin cũng như khoáng chất cần thiết để nâng cao hệ miễn dịch giúp phòng chống bệnh ung thư hiệu quả.

Vận động thể chất đều đặn


Không chỉ quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, mỗi người chúng ta còn nên vận động thường xuyên để có thể được rèn luyện và dẻo dai hơn. Đây cũng là cách phòng chống các loại bệnh ung thư hiệu quả.

Tầm soát ung thư phổi


Chính vì những dấu hiệu của bệnh ở giai đoạn đầu “âm thầm” và khó nhận biết nên việc tầm soát ung thư phổi được cho là cách chính xác và nhanh nhất để phát hiện bệnh. Điều này vô cùng quan trọng để nâng cao cơ hội điều trị bệnh. Đặc biệt, người đã từng hút thuốc hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm càng nên tầm soát ung thư phổi.

Một số phương pháp như chụp CT, X-quang, xét nghiệm máu…rất hữu ích trong việc tầm soát bệnh. Thậm chí, khoa học hiện đại còn có thể giúp bạn phát hiện bệnh ngay từ khi không có triệu chứng, ở giai đoạn này nếu được điều trị sẽ rất hiệu quả. 

Những dấu hiện bạn nên nghĩ tới ung thư phổi

Ung thư phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Dưới đây là những dấu hiệu mà bạn cần biết để phát hiện bệnh sớm và nâng cao cơ hội điều trị hiệu quả.

Những dấu hiện bạn nên nghĩ tới ung thư phổi

Khó thở


Những trường hợp mắc bệnh lý về phổi thường có những triệu chứng khác thường về đường hô hấp như khó thở, thở gấp gáp....Tuy nhiên, những biểu hiện này cũng dễ bị nhầm với những bệnh về tim mạch. Tốt nhất, bạn không nên bỏ qua và hãy đến ngay những cơ sở y tế chuyên nghiệp để được chẩn đoán bệnh và những nguyên nhân chính xác gây bệnh, từ đó tìm được hướng điều trị hiệu quả.

Ho dai dẳng


Dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh ung thư phổi là ho dai dẳng. Ho là một biểu hiện của bệnh viêm họng...nhưng nếu thấy những cơn đau kéo dài mà không rõ nguyên nhân, bạn có thể nghĩ tới bệnh ung thư phổi và nên thăm khám sớm.

Đau ở vùng ngực


Không chỉ ho, khó thở, những người mắc ung thư phổi, còn có những biểu hiện tức ngực và đau vai. Đây là những biểu hiện mà bạn không thể chủ quan. Các bác sĩ cảnh báo rằng, cảm giác khó chịu hay cơn đau bất thường xảy ra thường xuyên ở những vùng này tuyệt đối không được bỏ qua.

Giảm cân đột ngột


Nhiều chị em lên kế hoạch giảm cân và thành công là điều rất đáng mừng. Nhưng nếu giảm cân đột ngột mà không rõ nguyên nhân thì không hề tốt cho sức khỏe và có thể coi là dấu hiệu của căn bệnh nguy hiểm. Sự xuất hiện của các tế bào ác tính trong cơ thể se tàn phá hệ thống nội bộ và gây ra hiện tượng nhanh chóng.

Thay đổi giọng nói


Khi viêm họng, giọng nói có sự thay đổi rõ ràng. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài quá lâu, chắc chắn cơ thể bạn đang gặp phải những vấn đề nghiêm trọng và một trong những nguyên nhân gây ra có thể là ung thư phổi.

Thường xuyên ốm vặt


Những người hay đau ốm cho thấy hệ miễn dịch kém. Tuy nhiên, nếu tìng này bất thường thì nguy cơ một khối u đang hình thành là rất lớn.

Chán ăn


Bỗng nhiên chán ăn và ăn không thấy ngon miệng là những dấu hiệu xấu của cơ thể. Khi các tế bào ung thư hình thành và phát triển, cơ thể sẽ mệt và chán ăn.

Phụ nữ đang chủ quan với ung thư phổi

Kết quả của cuộc khảo sát gần đây cho thấy, hầu hết phụ nữ chỉ quan tâm tới những bệnh phụ khoa, ung thư vú, ung thư cổ tử cung...mà chủ quan với ung thư phổi. Tuy nhiên, bệnh ung thư phổi đang là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Phụ nữ đang chủ quan với ung thư phổi

Nhóm nghiên cứu đã khảo sát trên 1000 phụ nữ về việc họ quan tâm và nghĩ rằng, bệnh nào ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bạn. Kết quả là chỉ có 1% nhắc ngay đến ung thư phổi. Thật sự, căn bệnh này có đang “phân biệt giới tính”?

Nhiều người cho rằng, phụ nữ không có thói quen hút thuốc nhiều như nam giới nên nguy cơ mắc ung thư phổi cũng ít hơn. Nên phụ nữ không cần quan tâm quá nhiều đến căn bệnh này và tầm soát ung thư phổi cũng không cần thiết. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng, đây là những quan niệm hoàn toàn sai lầm và chính sự chủ quan này có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc trong quá trình điều trị bệnh sau này và giảm cơ hội sống cho bệnh nhân.

Trước đây, tỉ lệ bệnh nhân ung thư phổi ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Tuy nhiên, thời gian này đã có một sự thay đổi lớn. Tỉ lệ mắc mới ung thư phổi đã giảm 29% ở nam giới, trong khi tăng 96% ở phụ nữ. Nguyên nhân có thể là do thời gian trước, phụ nữ chưa hút thuốc nhiều như ngày nay.

Bạn cần biết rằng, ai cũng có nguy cơ bị ung thư phổi bởi có khoảng 2/3 trường hợp ung thư phổi là ở những người chưa bao giờ hút thuốc, hoặc đã bỏ thuốc lá. Các chuyên gia giải thích về vấn đề này như sau: Các yếu tố khác gắn liền với ung thư phổi bao gồm hút thuốc thụ động, phơi nhiễm với radon và các chất ô nhiễm không khí khác vì thế, không chỉ người nghiện thuốc mới có nguy cơ hút thuốc.

Hai dạng ung thư phổi chính: ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC) hay gặp hơn. Các nhà khoa học đặt tên dựa theo những hình dạng của tế bào và tỉ lệ ung thư biểu mô tế bào vảy là 50% ở nam giới và khoảng 21% đối với phụ nữ.

Một trong những sự khác biệt nhất giữa nam nữ về ung thư phổi chính là ở nhận thức và thái độ. Số phụ nữ chết vì ung thư phổi hiện ngày càng tăng lên nhưng rất ít phụ nữ xác định ung thư phổi là mối đe dọa sức khỏe nghiêm trọng.

Một điều đáng nói là gần một nửa số phụ nữ có chẩn đoán ung thư phổi sẽ không sống thêm được khoảng một năm sau đó. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn yên tâm bởi ngày càng có nhiều hy vọng cho bệnh nhân ung thư phổi dưới hình thức các liệu pháp trúng đích và liệu pháp miễn dịch, cả hai đều đang được chứng minh hiệu quả chống lại bệnh ung thư phổi với những chỉ dấu sinh học cụ thể.

Một số thử nghiệm lâm sàng cũng đang được tiến hành có thể mang lại nhiều liệu pháp hơn, cải thiện hơn nữa tỷ lệ sống thêm.

7 Dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư phổi

Ung thư phổi được xếp vào trong những căn bệnh hay gặp nhất ở nước ta, nam giới mắc nhiều hơn phụ nữ. Dưới đây là 7 dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư phổi cần khám ngay lập tức.

7 Dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư phổi

Ho mãn tính


Ho cảnh báo rất nhiều bệnh, đó có thể chỉ đơn thuần là bệnh thông thường. Tuy nhiên, nếu ho kéo dài hơn 2 tuần, ho mãn tính, uống thuốc không khỏi, đặc biệt ho kèm theo máu cần cảnh giác. Tốt nhất nên cần có một cuộc hẹn với bác sỹ.

Thở khó


Khó thở, hụt hơi cũng là triệu chứng ung thư phổi không được bỏ qua. Người bệnh sẽ thấy việc thở trở nên khó khăn, thở hổn hển, hụt hơi ngay cả chỉ đi lên cầu thang hay làm các công việc nhẹ nhàng.

Đau tức vùng ngực


Người bệnh sẽ cảm thấy xuất hiện thường xuyên hơn đau ngực kèm theo triệu chứng ho. Đau ngực là một trong các dấu hiệu điển hình nhất của ung thư phổi, diễn biến bệnh âm ỉ, liên tục. Kết quả của triệu chứng này là do có thể khối u đã bắt đầu phát triển to, rộng hơn, di căn sang các bộ phận khác của cơ thể.

Hay thở khò khè


Khi đường thở trở nên thắt, bị chặn, hoặc bị viêm hơi thở của người bệnh sẽ có những thay đổi nhất định như thở khò khè. Đây là triệu chứng mọi người hay bị nhầm lẫn sang các bệnh khác như hen suyễn hoặc dị ứng.

Giọng nói thay đổi: khàn, mất tiếng


Giọng nói thay đổi do rất nhiều lý do như: viêm họng. Nhưng triệu chứng này sẽ trở nên đáng lo ngại khi kéo dài hơn 2 tuần. Bởi giọng nói thay đổi và có xu hướng nặng hơn có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh liên quan tới ung thư như ung thư vòm họng, ung thư phổi, đầu cổ.

Giảm cân không kiểm soát


Trọng lượng cơ thể giảm đột ngột cũng phải coi chừng. Bởi nhiều trường hợp giảm cân bất thường là kết quả của các triệu chứng ung thư gây ra, chán ăn, mệt mỏi. Tuy nhiên, không đánh đồng với việc giảm cân sẽ mắc ung thư. Dù là nguyên nhân gì thì cũng cần tới bệnh viện khám sớm để được chẩn đoán chính xác.

Đau đầu nặng


Những cơn đau đầu kinh niên, thường xuyên xảy ra cũng báo hiệu nhiều bệnh nguy hiểm. Đau đầu đơn thuần do cảm, cúm sốt uống thuốc kháng sinh khoảng 3 hôm sẽ tự khỏi. Ngược lại, nhức đầu kèm theo các dấu hiệu kể trên phải cảnh giác. Bởi ung thư phổi đã di căn  tới não thường gây ra các triệu chứng nhức đầu kéo dài, rất đau.

Nguyên nhân ung thư phổi chính được xác định là do thuốc lá. Vì thế một trong các biện pháp ngăn ngừa bệnh là từ bỏ, hạn chế loại thuốc độc hại cho sức khỏe này. Đồng thời, nên tăng cường bổ sung thực phẩm sạch hoa quả tươi, rau xanh để có cơ thể khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh tật, duy trì khám sức khỏe định kỳ để tầm soát ung thư hiệu quả. Khi thấy các triệu chứng ung thư phổi cần tới bệnh viện Ung Bướu khám ngay lập tức.

Phân biệt ho do cảm lạnh và ho do ung thư phổi

Hơn 90% bệnh nhân mắc bệnh ung thư phổi có triệu chứng là ho. Tuy nhiên những người bị cảm lạnh cũng có triệu chứng là ho. Vậy làm sao để phân biệt được ho do cảm lạnh và do ung thư phổi thì không phải ai cũng biết.

Ho do cảm lạnh và ho do ung thư phổi khác nhau như thế nào?

Ho do cảm lạnh thông thường


Cảm lạnh là một bệnh lý do virus gây ra và tác động đến đường hô hấp trong đó chủ yếu là vùng mũi. Triệu chứng của người bị cảm lạnh đó là ho, đau họng, đau đầu, sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, sốt, đau nhức toàn thân, chán ăn, ăn không ngon . Bệnh có thể tự chấm dứt sau 5-7 ngày hoặc khi sử dụng một số loại thuốc cảm cúm thông thường. Thay đổi thời tiết được biết đến là nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này. Bên cạnh đó nhiễm virus hay mắc các bệnh truyền nhiễm cũng được biết đến là nguyên nhân gây bệnh.

Ho do UT phổi có gì khác?


Một trong những triệu chứng bệnh ung thư phổi được xét đến đầu tiên đó là ho, ho dai dẳng. Các bác sỹ cho biết ho do UT có một số sự khác biệt so với ho do cảm lạnh hay mắc các bệnh thông thường khác. Cụ thể đó là:

- Ho dai dẳng kéo dài trên 2 tuần dùng các loại thuốc kháng sinh nhưng tình trạng không thuyên giảm.

- Ho nhiều đờm, đờm có lẫn máu.

- Khàn tiếng.

- Đau tức ngực

- Khó thở (về đêm hay khi làm việc nặng).

Thông thường những bệnh nhân mắc UT phổi giai đoạn đầu triệu chứng không rõ ràng, bệnh nhân dễ nhầm lẫn với một số căn bệnh khác. Việc phát hiện và điều trị ung thư phổi giai đoạn đầu giúp kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân cũng như tiết kiệm chi phí điều trị.

Cần làm gì để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh?


Có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh nếu thực hiện tốt một số công việc sau:

- Không hút thuốc lá: Việc hút thuốc lá không chỉ gây ra bệnh ung thư phổi mà còn là nguyên nhân ung thư dạ dày hay các bệnh lý liên quan đến tim mạch và hô hấp.

- Nói không với bia rượu: Sử dụng bia rượu thường xuyên là nguyên nhân bệnh ung thư dạ dày, các bệnh lý liên quan đến gan phổi. Chính vì vậy để có một sức khỏe tốt mọi người cần hạn chế sử dụng rượu bia.

- Khám sức khỏe định kỳ: Tại nước ta việc khám sức khỏe tổng quát còn chưa được quan tâm đúng mức. Việc khám sức khỏe thường xuyên giúp phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh cũng như có phương pháp điều trị kịp thời, tránh biến chứng có thể xảy ra.

Hi vọng một số thông tin trên đã giúp bạn phân biệt được sự khác nhau giữa ho do cảm lạnh và ho do ung thư phổi từ đó có thể đưa ra phương pháp điều trị tích cực tránh những biến chứng xấu có thể xảy ra.

80% bệnh nhân mắc ung thư phổi do hút thuốc lá

Theo các bác sỹ có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh ung thư phổi trong đó hơn 80% là do hút thuốc lá.

Hút thuốc lá và những con số đáng sợ tại Việt Nam


Theo thống kê cho biết chỉ trong vòng 20 năm số lượng tiêu thụ thuốc lá của Việt Nam gia tăng gấp đôi (từ 2 tỷ bao/1 năm lên mức 4 tỷ bao/1 năm). Về số lượng người hút thuốc ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa. Khoảng hơn 47% nam giới ở nước ta hút thuốc, tỷ lệ nữ giới hút thuốc ít hơn tuy nhiên vẫn đứng thứ 15 trên thế giới.

Theo thống kê hàng năm nước ta chi khoảng 22.000 tỷ đồng để mua thuốc lá. Tuy nhiên trên thực tế chúng ta phải bỏ ra con số gấp nhiều lần để chi cho những dịch vụ y tế để chữa trị các bệnh liên quan đến khói thuốc như ung thư tuyến tiền liệt, dạ dày, vòm họng và các vấn đề về tim mạch.

80% bệnh nhân mắc ung thư phổi do hút thuốc lá

Thuốc lá chứa chất gây ung thư?


Theo tài liệu thống kê cho biết trong thuốc lá chứa khoảng hơn 4000 hóa chất trong đó ước tính có khoảng 200 hóa chất cực độc và có khả năng gây bệnh UT. Một số hóa chất có tính gây nghiện, gây độc và có khả năng phát triển thành bệnh ung thư có thể kể đến đó là:

-         Khí monoxit cacbon – CO: Theo kết quả phân tích chi tiết cho thấy CO được biết đến là một loại khí cực độc. Khi loại khí này đi vào c thể kết hợp với hemoglobin ái lực gia tăng hơn 20 lần oxy sẽ dẫn đến hiện tượng gia tăng hemoglobine phân tách giữa oxy và hemoglobin với nhau. Sự kết hợp này dẫn đến hiện tượng thiếu máu nghiêm trọng khiến làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch và các bệnh lý về tim mạch khác.

-         Nicotine: Theo các nhà khoa học đây là một hóa chất không màu và khi được đốt cháy sẽ tạo mùi thơm hắc, màu nâu. Đây là một chất có tính gây nghiện cực mạnh, các nhà khoa học đac xếp chúng vào danh sách những chất gây nghiện như cocain và heroin. Trong mỗi điếu thuốc trung bình có khoảng 1-2 mg nicotine, hợp chất này có thể được hấp thụ bên trong cơ thể thông qua đường da, niêm mạc miệng, phổi.

Bên cạnh đó những hóa chất có trong thuốc lá đều gây độc và gây hại cho tế bào

Chỉ những người hút thuốc bị mắc bệnh?


Rất nhiều người có suy nghĩ cho rằng chỉ những người hút thuốc lá chủ động mới có nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên trên thực tế những người hút thuốc lá thụ động nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người hút thuốc lá chủ động. Nguyên nhân được các nhà khoa học lý giải là do những người hít phải dòng khói phụ có lẫn thêm nhiều tạp chất khiến nguy cơ mắc bệnh cao hơn rất nhiều.

Vậy làm thế nào để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh?


Trên cơ sở tìm hiểu thuốc lá là nguyên nhân gây bệnh các bác sỹ khuyến cáo mọi người không hút thuốc, tránh hút thuốc ở nơi đông người, nơi có trẻ nhỏ và người ốm. Ngoài ra khi có những triệu chứng bệnh ung thư phổi mọi người cần đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra.

Bài tập hít thở cho người bệnh sau phẫu thuật ung thư phổi

Đối với những bệnh nhân sau khi điều trị bệnh ung thư phổi bằng phương pháp phẫu thuật việc hít thở của người bệnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Trong nội dung này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài tập giúp bệnh nhân có thể hít thở dễ dàng hơn sau khi đã cắt bỏ một phần của phổi.

Bài tập hít thở cho người bệnh sau phẫu thuật ung thư phổi

Vì sao cần phải phương pháp tập hít thở?


Theo các bác sỹ của Bệnh Viện Ung Bướu Hưng Việt những bệnh nhân được chẩn đoán bệnh ung thư phổi và được chữa trị bằng phương pháp phẫu thuật chức năng hô của bộ phận này sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đối với những bệnh nhân được chỉ định cắt một phần hay bán phần phổi thì chức năng hô hấp đều bị suy giảm một cách nghiêm trọng. Để người bệnh có thể làm quen với việc thiếu hụt một phần của bộ phận này và giúp người bệnh có thể hít thở một cách bình thường nhất có thể thì việc thiết lập các bài tập hít thở là điều cần thiết.

Theo các bác sỹ thực chất các bài tập hít thở này là sự kết hợp của các bài tập luyện khí công, dưỡng sinh, thiền, yoga…để dòng khí huyết được lưu thông một cách tốt nhất. Việc điều hòa lượng khí hít vào và thở ra sẽ có tác dụng đẩy được tối đa lượng khí CO2 tích tụ trong cơ thể đồng thời lấy được tối đa lượng khí Oxy vào bên trong cơ thể. Bài tập này chủ yếu sử dụng cơ hoành để tác động đến những bộ phận khác của cơ thể như tim, phổi, ruột, cơ bụng, cơ liên sườn…

Hít thở như thế nào để tốt cho sức khỏe?


Theo các bác sỹ phương pháp tập hít thở đó là thực hiện phối hợp các động tác hóp bụng thở ra, hít vào, cố gắng hít sâu, thở đều. Bệnh nhân có thể thực hiện động tác này kết hợp với vận động chân tay nhẹ nhàng, đi bộ thư giãn. Lưu ý mọi người nên lựa chọn tập luyện ở những nơi có không khí trong lành, thoáng đãng, nên tập vào buổi sáng, lựa chọn trang phục thoải mái, tinh thần thư giãn…

Bên cạnh việc hít thở để quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn bệnh nhân cần lưu ý:

- Nghỉ ngơi hợp lý


Sau khi phẫu thuật bệnh nhân cần nghỉ ngơi một thời gian, tránh lao động nặng, tránh vận động mạnh.

- Chế độ ăn uống khoa học


Những bệnh nhân sau khi phẫu thuật cơ thể mệt mỏi, suy nhược kem theo đó là hiện tượng chán ăn, ăn không tiêu. Trong chế độ chăm sóc bệnh nhân người thân cần lưu ý chế biến các món ăn dạng mềm, nấu chín, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.

- Khám sức khỏe thường xuyên


Sau khi điều trị bệnh nhân sẽ được thiết lập lịch hẹn để các bác sỹ thăm khám, theo dõi quá trình hồi phục cũng như kiểm tra có sự xuất hiện của những khối u hay không. Bệnh nhân và người nhà cần đến gặp bác sỹ theo đúng lịch hẹn. Bên cạnh đó khi có triệu chứng ung thư phổi hoặc nghi ngờ mắc bệnh mọi người cũng cần đi khám ngay.

Chẩn đoán ung thư phổi qua xét nghiệm Telomere

Ung thư phổi được đánh giá là một căn bệnh nguy hiểm bởi những diễn biến âm thầm và rất khó phát hiện. Tuy nhiên trong một báo cáo mới đây của các nhà khoa học thuộc trường Đại Học Chicago của Mỹ đã công bố một báo cáo cho thấy bệnh ung thư phổi có thể được phát hiện sớm thông qua phương pháp xét nghiệm Telomere.

Chẩn đoán ung thư phổi qua xét nghiệm Telomere

Phát hiện này được tiến hành trong bối cảnh số lượng bệnh nhân mắc ung thư phổi ngày một nhiều. Điều đáng báo động ở đây đó là những bệnh nhân mắc bệnh đa phần đều được phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn cuối với những biến chứng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh cũng như việc chữa trị vô cùng tốn kém và khó khăn.

Các nhà khoa học đã tiến hành phân tích và đi đến kết luận rằng những người có cấu tạo gen Telomere dài hơn mức bình thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người có cấu tạo gen ở mức độ trung bình.

Theo các nhà khoa học cho biết Telomere là sự lặp lại của các gen ở các đầu mút của các NST. Vai trò của Telomere trong cơ thể đó là:

- Giúp tế bào phân chia nhưng vẫn giữ được số lượng của NST, nếu không có Telomere các gen sẽ có xu hướng rút ngắn sau mỗi lần phân bào.

- Đảm bảo cho các NTS phân đều về 2 cực tránh dung hợp với nhau.

Sự sai lệch trong chức năng của Telomere có thể gây ra các bệnh nguy hiểm.

Với kết quả nghiên cứu này các nhà khoa học hi vọng có thể chẩn đoán bệnh ung thư phổi ở giai đoạn sớm cũng như có thể tìm ra được những phương pháp chữa trị căn bệnh nguy hiểm này.

Bên cạnh phương pháp xét nghiệm Telomere hiện nay các phương pháp phổ biến được sử dụng để chẩn đoán sớm bệnh mang đến hiệu quả cao là:

- Chụp X-Quang phổi


Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến và hiệu quả nhất trong việc chẩn đoán bệnh UT phổi. Ưu điểm vượt trội của phương pháp này đó là có thể quan sát được rõ hình ảnh của phổi nhằm phát hiện khối u bất thường, tràn dịch màng phổi, đánh giá mức độ tổn thương của bộ phận này.

- Chụp cắt lớp vi tính


Phương pháp này thường được sử dụng khi bệnh nhân có các triệu chứng ung thư phổi và chụp X-Quang nghi ngờ có sự xuất hiện của khối u. Với phương pháp này những thay đổi của phổi dù chỉ là nhỏ nhất cũng sẽ được phát hiện một cách chính xác.

- Sinh thiết phổi


Đây là phương pháp chính xác nhất giúp các bác sỹ có thể khẳng định dược chính xác bệnh nhân có nhiễm tế bào ung thư hay không.

Một số phương pháp khác được sử dụng để chẩn đoán bệnh sớm khác đó là chọc dịch màng phổi, nội soi phế quản, xét nghiệm đờm.

Những điều bạn ít biết về ung thư phổi

Bệnh ung thư phổi là môt loại phổ biến nhất trên toàn thế giới và đàn ông chính là đối tượng chủ yếu của căn bệnh này. Tuy nhiên, hiện nay số lượng người mắc ung thư phổi là nữ giới đang có xu hướng tăng lên.

Như chúng ta đã biết, thuốc lá chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh, nhưng bên cạnh đó  còn nhiều yếu tố khác như: gen, môi trường sống… cũng là những tác nhân gây lên bên. Dưới đây là một số điều mà về ung thư phổi mà ít được biết tới.

Những điều bạn ít biết về ung thư phổi

Ung thư  phổi ngày càng trở lên phổ biến hơn với nữ giới


Theo số liệu thống kê y tế gần đây cho thấy rằng, tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi ở nữ giới trong hai thập kỷ gần đã tăng lên. Để lý giải cho việc này nhiều chuyên gia cho rằng trong những thập kỷ gần đây phụ nữ bắt đầu sử dụng thuốc là hoặc thường xuyên phải tiếp xúc với khói thuốc và môi trường ô nhiếm đây là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung  thư phổi.

Tiên lượng bệnh khác nhau ở các loại.

Ung thư phổi được chia ra làm hai loại đó là

- Ung thư phổi tế bào không nhỏ

- Ung thư phổi tế bào nhỏ

Theo các chuyên gia cho biết rằng, đây là hai loại bệnh có sự phát triển khác nhau qua từng các giai đoạn khác nhau và tiên lượng bệnh cho chúng cũng khác nhau. Ung thư phổi tế bào không nhỏ là loại chiếm tới 85% trong tổng số các trường hợp mắc bệnh này, trong khi đó thì ung thư phổi tế bào không nhỏ chi chiếm 15% đây là thể hiếm gặp. Một điều đặc biệt, ung thư phổi tế bào nhỏ lại nguy hiểm  với tốc độ phát triển bệnh nhanh và tiên lượng cho bệnh rất xấu. Nếu như không được chữa trị kịp thời thì người bệnh có thể bị tử vong chỉ trong vòng vài thánh hoặc vài tuần sau khi được chẩn đoán.

Gen có ảnh hưởng  đến việc đáp ứng điều trị


Gen đóng một vai trò rất quan trọng trong việc đáp ứng các liệu pháp điều trị bệnh. Trong các nghiên cứu khoa học gần đây đã chỉ ra sự ảnh hưởng của gen sẽ báo hiệu được trước xem bệnh nhân có đáp ứng điều trị như thế nào với các phương pháp điều trị ung thư phổi. Trong các nghiên cứu khoa học này, các bệnh nhân được phân loại gen và các nhà nghiên cứu đã nhận thấy sự đáp ứng trong điều trị bệnh có sự khác khi có các kiểu gen khác nhau của bệnh nhân và dẫn tới tỷ lệ sống cũng khác.

Điều trị ung thư phổi phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của bệnh


Đối với nhóm ung thư phổi không tế bào nhỏ, các liệu pháp điều trị sẽ khác nhau, phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của bệnh. Khi bệnh ở giai đoạn đầu, khối u còn chưa xâm lấn lớn trong cơ thể và có khả năng loại bỏ cao, phương pháp điều trị chủ yếu trong giai đoạn này là phẫu thuật và điều trị hóa trị hoặc xạ trị bổ trợ tùy theo từng trường hợp. Đối với các trường hợp ung thư đã xâm lấn và có dấu hiệu di căn thì phương pháp chủ yếu ở giai đoạn này là hóa trị và điều trị trúng đích tùy vào từng trường hợp cụ thể.

Đối với nhóm ung thư phổi tế bào nhỏ, nhóm đối tượng này thường nhạy cảm với hóa chất cho nên phương pháp điều trị chính là hóa trị.

Hút thuốc lá vào đầu giờ sáng là nguy hiểm nhất

Hút thuốc lá vào đầu giờ sáng là nguy hiểm nhất! Những người có thói quen hút thuốc ngay sau khi thức dậy vào mỗi buổi sáng rất có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi và các loại ung thư vùng đầu cổ cao hơn so với những người thường hút vào thời điểm muộn trong ngày.

Theo nhà khoa học Joshua Muscat đến từ Đại Học Y Penn State, Hershey cùng với các đồng sự của mình đã tiến hành một nghiên cứu về việc hút thuốc lá  vào buổi sáng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư đầu cổ, ung thư phổi hay không?

Hút thuốc lá vào đầu giờ sáng là nguy hiểm nhất

Nhà khoa học Muscat cho biết rằng “ những người có thói quen hút thuốc lá vào thời điểm này có lượng nicotine và cả những độc tố từ những thuốc lá khác đi vào trong cơ thể cao hơn bình thường, chính vì vậy mà họ dễ bị nghiện hơn so với những người hút thuốc lá sau đó thời gian đó khoảng nửa giờ hoặc muộn hơn”

Bên cạnh đó, một cuộc khảo sát được tiến hành trên khoảng 4.755 bệnh nhân ung thư phổi đều là những người hút thuốc lá bình thường cho thấy kết quả rằng: so với những người có thói quen hút thuốc lá say khi ngủ dậy khoảng 60 phút hoặc hơn thì những người sử dụng thuốc lá trong vòng từ 30 phút đến một giờ sau khi tỉnh giấc có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn gấp 1,31 lần. Tỷ lệ này sẽ tăng lên với những đối tượng hút thuốc lá trong vòng nửa tiếng sau khi thức dậy là 1,79 lần.

Trong một cuộc khảo sát về ung thư đầu và cổ của các nhà khoa học cũng được đã được tiến hành trên 1.055 trường hợp mắc ung thư đầu và cổ và 785 bệnh nhân ung thư đều có tiền sử hút thuốc là đã cho thấy rằng: so với những nhóm người có thói quen hút thuốc lá sau 60 phút khi thức dậy thì nhữg người sử dụng thuốc trong vòng từ 31 phút tới 60 phút khi tỉnh dậy sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư vùng đầu và cổ cao hơn gấp 1,42 lần.

Khói thuốc lá là một trong những nguyên nhân chính gây nên một số bệnh ung thư nguy hiểm đối với sức khỏe con người. Việc hạn chế hoặc nói không với thuốc lá là một giải pháp tối ưu nhất để phòng ngừa các căn bệnh quái ác này và mang lại một lối sống lành mạnh.

Ô nhiễm không khí gây ung thư phổi

Người đứng đầu cơ quan nghiên cứu Ung Thư Quốc Tế, trụ sở tại Pháp Bác Sĩ Kurt Straf đã từng nói rằng “  không khí mà chúng ta đang hít thở hàng ngày là một hỗn hợp các chất gây bệnh ung thư. Chúng ta đã biết từ lâu rằng ôi nhiễm không khí không chỉ là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung mà còn là nguyên nhân môi trường hàng đầu dẫn đến những tử vong do ung thư”

Ô nhiễm không khí gây ung thư phổi

Tỉ lệ người mắc ung thư phổi ngày càng gia tăng. Bên cạnh khói thuốc, các khói bụi trong sản xuất công nghiệp hay các hóa chất độc hại  . . . cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ ung thư phổi theo quá trình công nghiệp hóa.

Theo các chuyên gia cho rằng ung thư phổi phát sinh nhiều ở những nước có nền công nghiệp và giao thông vận tải phát triển. đánh giá chi tiết trong từng nước thì tỉ lệ mắc ung thư phổi ở thành thị cao hơn các vùng nông thôn.

 Một số nghiên cứu thực nghiệm và phân tích hóa học đã chứng minh những chất thải của công nghiệp là một nguyên nhân sinh ung thư. Amiante, berlli là các bụi công nghiệp, khi bị hít phổi sẽ làm tăng nguy cơ ung thư phổi. những người công nhân khai thác, tiếp xúc thường xuyên  với tạp chất bụi này có nguy cơ mắc ung thư cao hơn 7 lần. và tiếp xúc nhiều với khí đốt dầu mỏ, than, nhựa, sắt  . .. cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.  

Vào 2007 Ramakumar AV và các cộng sự cũng nhận thấy rằng những người phụ nữ thường xuyên tiết xúc với  các chất đốt sưởi ấm hay đun nấu cũng có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn những người ít tiếp xúc 2.5 lần.

Bên cạnh đó, sự lưu thông của xe cộ  là nguồn chínhthải ra các nitrogen oxide, và sức nóng là nguyên nhân tạo ra sulfur dioxide, các chất này cũng có tác động đến rủi ro của bệnh. Nguy cơ phát triển ung thư với các chất độc hại  này ở mức : 8 % ở những nơi có mức độ nitrogen gia tăng với 10 ig/ m3, 1%  cũng có thể là cao hơn ở những khu vực có sulfur dioxide.  

Một nghiên cứu ở Oslo đã được tiến hành trên 16.209 người. những người nầy được quan sát từ năm 1972 – 1998. Trong thời gian 1975 – 1995 các nhà nghiên cứu đã đánh giá mức độ ôi nhiễm trung bình ở khác khu dân cư.  Sau quá trình quan sát, kết quả cho thấy rằng đã có 418 người trong số được điều tra đã  bị bệnh ung thư. Sau nhiều nhân tố khác như thói quen hút thuốc, thu nhập, tuổi tác... các nhà nghiên cứu cho rằng mức độ ôi nhiễm không khí càng cao thì càng có liên quan tới nguy cơ bị ung thư phổi.