Tại sao cần tầm soát ung thư phổi?

Phổi là một bộ phận quan trọng đảm nhận chức năng hô hấp, cũng là bộ phận quyết định sự tồn tại của cơ thể. Ung thư phổi là một bệnh lý ác tính nguy hiểm, là tính trạng các tế bào phổi phát triển một cách không kiểm soát thành khối u và xâm lấn sang các cơ quan lân cận.

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các tế bào ung thư ở phổi sẽ thay thế các mô lành và làm cho phổi không hoạt động, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

Tầm soát ung thư phổi là việc làm vô cùng cần thiết mang đến cơ hội chữa lành bệnh và kéo dài thời gian

Tại sao cần tầm soát ung thư phổi?

Tại sao phải tầm soát ung thư phổi?


Ung thư phổi được xếp vào một loại bệnh nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng của con người nếu mắc phải. Thống kê cho thấy đây là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam và thế giới, nhiều hơn các loại ung thư khác như đại tràng, ung thư vú … Đa số các trường hợp phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn muộn, gây khó khăn trong việc điều trị, và phần lớn trường hợp tử vong là do phát hiện bệnh khi nó đã lan rộng.

Các chuyên gia cho biết, cũng như các căn bệnh ung thư khác, bệnh ung phổi có thể được có cơ hội chữa bệnh cao hơn và kéo dài thời gian sống nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm. Tuy nhiên, nhìn chung nhiều người vẫn chưa nhận thức đúng được đúng vai trò của việc này.

Tầm soát ung thư phổi là việc làm cần thiết không chỉ giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh mà còn mang lại cơ hội nâng cao và kéo dài chất lượng sống của người bệnh. Tầm soát ung thư phổi là việc thực hiện các xét nghiệm cần thiết để phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh ở giai đoạn sớm, ngăn chặn sự phát triển của bệnh trước khi biểu hiện ra những triệu chứng cũng như những biến chứng nguy hiểm, nhằm nâng cao cơ hội chữa khỏi bệnh.

Những ai có nguy cơ bị ung thư phổi

Hút thuốc lá


Hút thuốc là nguyên nhân cơ bản hàng đầu gây ung thư phổi. Tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh cũng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan như thời gian hút, số điếu thuốc hút...

Ngoài ra, những người hút thuốc lá thụ động cũng có nguy cơ mắc căn bệnh nguy hiểm này, vì trong khói thuốc lá có chứa hơn 100 chất gây ung thư, nên những người này dù không hút thuốc lá trực tiếp vẫn có nguy cơ bị ung thư phổi.

Tiếp xúc với các hóa chất độc hại


Những người thường xuyên phải tiếp xúc với các hóa chất độc hại như asbestos (một chất độc hại có trong ngành công nghiệp dệt, cách nhiệt, đóng tàu, xi măng, hầm mỏ…), hoặc nickel, hydrocarbon thơm (từ sản xuất sắt, thép, nhựa than..), radon (trong đất, hầm mỏ)… đều có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư phổi.

Tiền sử mắc bệnh về phổi


Bệnh phổi đã có trước đó là một nguy cơ tiềm ẩn có thể tăng khả năng mắc bệnh ung thư phổi. Theo đó, những bệnh nhân từng mắc một số căn bệnh về phổi khác như lao, COPD… sẽ có tỉ lệ ung thư phổi cao hơn.

Tiền sử gia đình


Tuy không phải là căn bệnh có tính lây truyền nhưng nhiều thống kê cho thấy những người có người thân trong gia đình từng mắc bệnh ung thư phổi cũng có nguy cơ cao mắc bệnh này cao hơn so với những người không nằm trong nhóm đối tượng này.

Trên đây là những đối tượng nằm trong nhóm có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi cao hơn. Vì thế, việc tầm soát ung thư là việc làm vô cùng cần thiết đối với những người nằm trong nhóm đối tượng này. 
Previous
Next Post »
0 Komentar