Showing posts with label nguyen-nhan-benh-ung-thu. Show all posts
Showing posts with label nguyen-nhan-benh-ung-thu. Show all posts

Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư thường gặp ở phụ nữ, chiếm khoảng 12% của tất cả các ung thư ở nữ giới. Độ tuổi trung bình của bệnh là 48-52 tuổi. Được chuẩn sàng lọc sớm bằng soi phiến đồ âm đạo, được chuẩn đoán bằng soi cổ tử cung và sinh thiết. Đây là bệnh ung thư duy nhất có thể tìm ra nguyên nhân. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh lý này.

Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung

1. Lây nhiềm virut HPV


HPV nguy cơ cao có thể gây ung thư cổ tử cung. Các chuyên gia có biết có khoảng 100 loại virut HPV, tuy nhiên chỉ khoảng 40 loại có thể gây bệnh ở vùng hậu môn, sinh dục và 15 loại được liệt vào hàng nguy hiểm cho sức khoẻ, có nguy cơ gây ung thư cao.

HPV chủng 16,18 được biết đến là virut nguy cơ cao. Tuy vậy, 11 chủng HPV khác cũng có nguy cơ khiến cho phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn so với những người miễn nhiễm với loại virut này. Virut HPV nguy cơ cao cần xâm lấn vào cơ thể trong một thời gian dài trước khi các tế bào bất thường tăng sinh.

Quan hệ tình dục sớm, quan hệ với nhiều bạn tình


Virut HPV lây nhiễm qua đường tình dục. Do đó, quan hệ tình dục khi còn trẻ hoặc quan hệ với nhiều người làm tăng nguy cơ lây nhiễm virut gây bệnh. nhiễm bệnh qua đường tình dục khác như HIV, herpes sinh dục và Chlamydia làm tăng nguy cơ tạo ung thư của HPV.

Hút thuốc


Hút thuốc lá là nguyên nhân gây nhiều bệnh ung thư và ung thư cổ tử cung cũng không phải là một ngoại lệ.

Người có hệ thống miễn dịch suy yếu


Những người có hệ miễn dục yếu rất dễ bị tấn công bởi ung thư cổ tử cung. Đặc biệt là những người có nhiễm HPV hoặc sử dụng thuốc làm ức chế hệ miễn dịch.

Do di truyền


Các nghiên cứu cho biết, phụ nữ sở hữu một số cấu trúc gen di truyền đặc biệt từ thế hệ liền kề có tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn nhiều so với những người khác.

Ức chế căng thẳng thần kinh kéo dài


Việc phụ nữ thường xuyên sống trong tâm trạng ức chế thần kinh, stress sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao. Chính vì thế, để có thể hạn chế căn bệnh này, phụ nữ nên có tinh thần lạc quan, vui vẻ. Điều này không chỉ góp phần tăng cường sức khoẻ mà còn giúp nâng cao chất lượng cuộc sống.

Lạm dụng thuốc tránh thai


Thuốc tránh thai như 1 vũ khí đắc lực giúp chị em không lo mang thai ngoài ý muốn. Tuy nhiên, thuốc tránh thai mang lại những nguy cơ của bệnh ung thư cổ tử cung khá cao. Phụ nữ nên lựa chọn cho mình biện pháp tránh thai an toàn để đảm bảo cho sức khoẻ cũng như ngăn ngừa nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.

Có tiền sử mắc các bệnh phụ khoa khác


Những người có tiền sử mắc các bệnh như Chlamydia, lậu, giang mai thì có nguy cơ mắc  ung thư cổ tử cung là rất cao.

Nguyên nhân ung thư cổ tử cung

( Nguyên nhân ung thư cổ tử cung ) - Bằng cách nghiên cứu một số lượng lớn phụ nữ trên toàn thế giới, các nhà nghiên cứu đã xác định được một số yếu tố nhất định làm tăng khả năng chuyển tế bào bình thường ở cổ tử cung thành bất thường hay ung thư. Họ tin rằng, trong nhiều trường hợp, ung thư cổ tử cung phát triển khi có từ hai yếu tố trở lên hoạt động cùng một lúc.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ bắt đầu có quan hệ tình dục trước 18 tuổi và những phụ nữ có nhiều bạn tình có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn. Người phụ nữ cũng có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn nếu bạn tình bắt đầu quan hệ tình dục lúc còn quá trẻ, đã có nhiều bạn tình, hoặc trước đây kết hôn với người bị ung thư cổ tử cung.Nếu có những dấu hiệu ung thư cổ tử cung có thể xem xét yếu tốt trên để tới các phòng khám ung bướu chuẩn đoán.

Nguyên nhân ung thư cổ tử cung

Các nhà nghiên cứu không biết chính xác tại sao việc quan hệ tình dục của người phụ nữ và bạn tình của họ lại ảnh hưởng tới nguy cơ phát triển bệnh ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra rằng một số loại vi rút lây nhiễm qua đường tình dục có thể khiến tế bào trong cổ tử cung trải qua hàng loạt thay đổi từ đó có thể dẫn tới ung thư . Phụ nữ có nhiều bạn tình hoặc có quan hệ với những người đã từng có nhiều bạn tình là nguyên nhân ung thư cổ tử cung bởi vì khả năng nhiễm vi rút lây qua đường tình dục cao hơn.

Các nhà nghiên cứu đang tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của loại vi rút lây qua đường tình dục có tên là vi rút papilloma ở người (HPV). Một số loại HPV lây nhiễm qua đường tình dục gây ra mụn cơm ở vùng sinh dục. Bên cạnh đó, các nhà khoa học còn cho rằng một số loại vi rút này có thể gây ra sự phát triển của những tế bào bất thường ở cổ tử cung và góp phần vào quá trình phát triển ung thư . Họ phát hiện ra ràng phụ nữ mang HPV hoặc những người có bạn tình mang HPV có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn bình thường. Tuy nhiên, hầu hết phụ nữ bị nhiễm HPV không bị ung thư cổ tử cung, và loại vi rút này cũng không có mặt ở tất cả những phụ nữ bị ung thư cổ tử cung. Vì vậy, các nhà khoa học tin rằng còn có những yếu tố khác tác động cùng với HPV, ví dụ như vi rút Herpes sinh dục cũng có thể góp phần. Cần phải tiếp tục nghiên cứu để biết chính xác vai trò của những loại vi rút này và phương thức chúng hoạt động cùng với các yếu tố khác đối với sự phát triển của bệnh ung thư cổ tử cung.

Hút thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung, mặc dù vẫn chưa biết rõ là như thế nào và tại sao. Nguy cơ này dường như tăng tỷ lệ thuận với lượng thuốc lá mà người phụ nữ hút hàng ngày và số năm hút thuốc.

Những phụ nữ có mẹ uống diethylstilbestrol (DES) tronq khi mang thai để' ngừa sảy thai cũng có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn. (Thuốc được sử dụng cho mục đích này khoảng từ năm 1940-1970). Một loại ung thư âm đạo và cổ tử cung hiếm gặp được phát hiện thấy ở một số ít những bệnh nhân có mẹ đã sử dụng DES.

Một số báo cáo cho biết những phụ nữ có hệ thông miễn dịch bị suy yếu cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung cao hơn những người khác. Ví dụ, phụ nữ bị nhiễm vi rút suy giảm miễn dịch ở người (HIV) gây bệnh AIDS có nguy cơ ung thư cao hơn. Những bệnh nhân được ghép tạng phải dùng thuốc ức chế hệ thống miền dịch chống thải ghép có nguy cơ bị tổn thương tiền ung thư cao hơn những người khác.

Một số nhà nghiên cứu tin rằng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung tăng lên ở những phụ nữ uống thuốc tránh thai. Tuy nhiên, các nhà khoa học chưa tìm ra được liệu thuốc tránh thai có là nguyên nhân ung thư cổ tử cung không. Mối quan hệ này rất khó chứng minh bởi vì hai nguy cơ chính gây ung thư cổ tử cung là quan hệ tình dục khi còn trẻ và có nhiều bạn tình cũng có thể thường gặp hơn ở những phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai so với những phụ nữ không sử dụng thuốc tránh thai. Như vậy, các nhãn dán trên thuốc tránh thai cũng cảnh báo nguy cơ này và khuyên những phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai nên làm phiến đồ Pap hàng năm.

Một số nghiên cứu cho thấy vitamin A đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn hoặc phòng chống nhữnq thay đối tiền ung thư trong những tế bào giống như những tế bào trên bề mặt cổ tử cung. Những nghiên cứu tiếp theo về các dạng của vitamin A có thể giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về việc phòng chống ung thư cổ tử cung.

Hiện nay, việc phát hiện sớm và điều trị biến đổi tiền ung thư vẫn là những cách thức phòng chống và điều trị ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất.Nếu thấy có triệu chứng ung thư cổ tử cung, phụ nữ nên nói chuyện với bác sĩ của họ về lịch khám kiểm tra phù hợp. Lời khuyên của bác sĩ sẽ dựa trên cơ sở những yếu tố như độ tuổi, tiền sử bệnh sử, và các yếu tố nguy cơ.

Viêm gan C có diễn tiến thành ung thư gan?

Viêm gan C là một trong những nguyên nhân gây ung thư gan. Hiện nay, chưa có vắc-xin phòng ngừa căn bệnh này. Phần lớn người bệnh không có biểu hiện rõ ràng, vì thế thường chủ quan ủ bệnh lâu ngày và gây ra biến chứng nguy hiểm.

Viêm gan C có diễn tiến thành ung thư gan?

Viêm gan C dễ gây viêm gan mạn tính


Hiện Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có tỉ lệ mắc viêm gan siêu vi B và C ở mức cao. Trong đó viêm gan siêu vi C là nguyên nhân chính gây nên viêm gan mạn tính với 75% trên tổng số 3 triệu bệnh nhân. 25% trong số đó chuyển biến thành xơ gan và ung thư dẫn đến tử vong.

Nhiều người cho rằng, viêm gan C là bệnh nhẹ, nhưng thực ra đây là căn bệnh có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Theo thống kê, tại Việt Nam 75-85 người nhiễm HCV mãn tính/100 người nhiễm siêu vi viêm gan C (HCV), 5-20 người sẽ bị xơ gan trong thời gian từ 20 đến 30 năm và 1-5 người tử vong do HCV tiến triển thành xơ gan.

Căn bệnh này được cho là “kẻ giết người thầm lặng” vì bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng. Với thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh như uống rượu bia, lạm dụng thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh, lười vận động, chế độ ăn nhiều chất béo và tinh bột…Và người bệnh sẽ dễ bị biến chứng sang ung thư gan.

Chưa có vắc-xin phòng chống viêm gan C


Hiện nay chưa có vắc-xin phòng chống viêm gan siêu vi C. Phác đồ điều trị của căn bệnh này cũng khá phức tạp, thậm chí một số loại thuốc cũng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như thiếu máu, giảm bạch cầu, tiểu cầu hay rối loạn chức năng tuyến giáp...Bên cạnh đó, khi điều trị, tỷ lệ đáp ứng bền vững với virus viêm gan C chỉ đạt 50-70%. Nhiều bệnh nhân đã bỏ cuộc vì không đủ kiên nhẫn. Viêm gan C có thể lây lan qua 3 con đường là đường máu, đường tình dục và từ mẹ sang con. Ngoài ra, cũng có một số trường hợp bị lây nhiễm mà không rõ nguyên nhân.

Chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên hạn chế uống rượu bia, đồng thời duy trì chế độ ăn lành mạnh. Trong trường hợp đã bị xơ gan thì nên ăn chế độ giảm muối theo lời khuyên của bác sĩ.

Nguy cơ lây nhiễm qua đường tình dục thấp nhưng bạn vẫn nên có biện pháp bảo vệ. Siêu vi viêm gan C lây truyền qua đường máu nên nếu bệnh nhân bị đứt tay, hãy lau sạch máu bằng dung dịch sát trùng. 

Bệnh viêm gan C mạn tính nên được điều trị sớm để loại bỏ nguy cơ viêm gan mạn tính và ngăn ngừa xơ gan, ung thư gan. Tốt nhất nên thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm những bất thường và kịp thời điều trị. 

Nguy cơ ung thư gan do gan nhiễm mỡ

Gan là nơi chuyển hóa, dự trự chất béo và thường có chứa mỡ nhưng chế độ ăn của cơ thể nhiều mỡ có thể gây rối loạn chuyển hóa và lượng mỡ lắng đọng nhiều hơn 5-10% gây ra hiện tượng gan nhiễm mỡ và dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, thậm chí còn gây ung thư gan.

Nguy cơ ung thư gan do gan nhiễm mỡ

Vì sao gan nhiễm mỡ có thể dẫn đến ung thư?


Nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ, bao gồm: thừa cân, béo phì, thói quen uống nhiều bia rượu, một số loại thuốc có thể gây nhiễm mỡ cho gan hay một số bệnh lý như tiểu đường, mỡ máu, gút... Khi không có những biện pháp kịp thời, bệnh gan nhiễm mỡ mãn tính sẽ khó điều trị và gây những biến chứng xấu.

Giai đoạn đầu, bệnh sẽ không có biểu hiện rõ ràng nên mọi người dễ bỏ qua, hoặc nếu có thì những biểu hiện không mấy rõ ràng và có thể nhầm sang những bệnh thông thường khác như mệt mỏi, chán ăn, chậm tiêu…Chỉ đến khi thấy gan to nhanh và bề mặt gan căng ra kèm thêm hiện tượng đau tức ở vùng hạ sườn phải, chứng vàng da, dị ứng, mề đay thì nguy cơ bệnh gan nhiễm mỡ mới thấy rõ ràng.

Khi tình trạng gan nhiễm mỡ kéo dài có thể làm giảm quá trình chuyển hóa chất béo ở gan và khiến chức năng gan bị suy giảm. Các chuyên gia cho rằng, người bệnh còn có thể phải đối mặt với nguy cơ ung thư gan nếu như hiện tượng này không được xử trí kịp thời.

Phòng ngừa và điều trị gan nhiễm mỡ


Thực chất, bệnh gan nhiễm mỡ không quá nguy hiểm nếu phát hiện bệnh sớm và có những cách điều trị kịp thời. Người bệnh cũng không nên lo lắng thái quá và tốt nhất nên chọn một chế độ ăn uống phù hợp, giảm lượng chất béo, tăng chất xơ trong rau, củ, quả, bên cạnh đó là một chế độ tập luyện thích hợp. Bạn không nên tập quá sức mà chỉ nên tập vừa phải cũng có lợi ích rất tốt. Đối với những trường hợp cần sử dụng thuốc nên tuân theo những chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý dùng thuốc cho dù những triệu chứng bệnh đã giảm.

Bạn nên thăm khám định kỳ, đặc biệt đối với những người cao tuổi, người thừa cân, béo phì và những đối tượng có người thân từng mắc những bệnh về gan. Tầm soát ung thư gan không chỉ để chẩn đoán bệnh chính xác nhất mà còn nâng cao cơ hội điều trị thành công và cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

Những người có nguy cơ mắc ung thư gan cao

Ung thư gan nằm trong nhóm 5 căn bệnh ung thư nguy hiểm và có nguy cơ tử vong cao nhất thế giới. Bệnh thường không có biểu hiện rõ ràng ở các giai đoạn sớm. Tuy nhiên, cũng có những yếu tố nguy cơ mà chúng ta có thể lường trước và chủ động phòng tránh. Dưới đây là 5 nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư gan.

Những người có nguy cơ mắc ung thư gan cao

Nhóm người uống nhiều rượu


Rượu được cho là nguy cơ hàng đầu dẫn đến các căn bệnh về gan như xơ gan mạn tính, viêm gan…Đây là những nguyên nhân phổ biến nhất gây nên ung thư gan. Những người nghiện rượu có nguy cơ mắc ung thư gan cao và thời gian sống của họ thường bị rút ngắn 10 năm so với những người khác. Vì thế, hãy tránh xa rượu và những chất kích thích tương tự như rượu để tránh hậu quả đáng tiếc.

Người hay hút thuốc lá


Những người có thói quen hút thuốc thường xuyên cũng nằm trong những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư gan.  Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra, lượng thuốc hút mỗi ngày càng nhiều, thời gian hút thuốc càng lâu càng làm tăng nguy cơ ung thư gan.

Người mắc bệnh béo phì


Béo phì là yếu tố nguy cơ dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm, trong đó có ung thư gan. Trong thời gian qua, tỷ lệ mắc ung thư gan trên thế giới tăng lên đáng kể song song với sự tăng lên của căn bệnh béo phì. Nguyên nhân là do béo phì có thể làm tích tụ mỡ trong gan gây nên chứng gan nhiễm mỡ dẫn đến xơ gan và ung thư gan.

Nhóm người ăn nhiều thịt chế biến sẵn


Ăn nhiều thịt chế biến sẵn sẽ đẩy bạn đến nguy cơ cao mắc ung thư gan. Bởi khi thịt được bảo quản bằng cách hun khói, phơi hay muối, hoặc bổ sung các chất bảo quản, chất gây ung thư sẽ dẫn tới tổn thương các tế bào trong cơ thể. Nghiên cứu cho thấy có mối liên quan rõ ràng giữa tiêu thụ thịt chế biến sẵn và nguy cơ ung thư, trong đó có bệnh ung thư gan.

Người mắc bệnh tiểu đường


Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh ung thư gan cao gấp 3 lần so với người không mắc bệnh này. Cũng theo thống kê của các tổ chức y tế, số người mắc bệnh ung thư gan trên toàn thế giới đang gia tăng chóng mặt song song với việc gia tăng của bệnh tiểu đường bởi virus viêm gan C có thể tương tác với bệnh tiểu đường để gây nguy cơ ung thư gan.

Trên đây là 5 nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư gan. Vì thế, mỗi chúng ta, đặc biệt là những nhóm đối tượng trên hãy chủ động khám sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư để phát hiện bệnh từ giai đoạn sớm, tăng khả năng chữa khỏi thành công ung thư gan.

Viêm gan C mãn tính có thể thành ung thư gan?

Bệnh viêm gan C hay còn gọi là bệnh viêm gan siêu vi C, là bệnh gây ra do một loại vi-rút được đặt tên là vi-rút viêm gan C (viết tắt là HCV). Tuy không nguy hiểm như viêm gan A và B nhưng bệnh được coi là "sát thủ thầm lặng" vì có triệu chứng âm thầm, không rõ rệt ở giai đoạn đầu. Chính vì thế, nhiều bệnh nhân không chú ý đi khám, đến khi đi khám bệnh đã diễn tiến xơ gan và ung thư gan, gây khó khăn cho việc điều trị.

Viêm gan C tồn tại ở hai thể, bao gồm thể yên lặng và thể hoạt động. Ở thể yên lặng, bệnh ít nguy cơ diễn tiến thành xơ gan hay ung thư gan. Nhưng ở thể hoạt động, viêm gan C rất dễ diễn tiến thành xơ gan (tỷ lệ 30%) và ung thư gan (3-5% mỗi năm).

Đặc biệt, nếu viêm gan C mãn tính không điều trị kịp thời, nhất là thể hoạt động thì rất dễ chuyển thành xơ gan và biến chứng ung thư gan về sau. Như vậy, có thể nói, viêm gan C dù là ở thể hoạt động thì bạn dễ bị biến chứng ung thư gan chứ không phải bạn chắc chắn bị.

Nếu như trước đây, việc điều trị bệnh viêm gan C mãn tính khá tốn kém và rất nhiều tác dụng phụ, các bác sĩ chỉ ưu tiên những trường hợp bệnh ở thể hoạt động thì đến nay, việc điều trị đã trở nên dễ dàng hơn. Việc điều trị viêm gan C không còn quá tốn kém và gần như không có tác dụng phụ nên người ta khuyến cáo điều trị tất cả các trường hợp viêm gan C mãn tính để giảm gánh nặng y tế về lâu dài và bệnh nhân cũng không bị lăn tăn về sau.

Viêm gan C mãn tính có thể thành ung thư gan?

Làm thế nào để phòng bệnh?


Bệnh viêm gan C thông thường chỉ lây lan theo đường máu, qua các vết trầy xước, rách da. Vì thế, mỗi người nên chú ý tới những vết trầy xước dù là rất nhỏ, không dùng chung các vật sắc nhọn như dao lam, dao cạo râu, dụng cụ làm móng tay móng chân, kim châm cứu. Ngoài ra, nên thực hiện tình dục an toàn.

Các chuyên gia khuyến cáo, bạn nên nhớ đi bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa - gan mật khám thường xuyên để được làm một số xét nghiệm chuyên sâu. Những bệnh nhân bị bệnh viêm gan C, bao gồm cả viêm gan mãn tính không nên quá lo lắng, vẫn nên sinh hoạt và làm việc bình thường. Nếu ở thể yên lặng, cần theo dõi định kỳ 3-6 tháng/lần. Việc điều trị tích cực ở thể này sẽ được bác sĩ chuyên khoa cân nhắc tùy trường hợp cụ thể. Nếu ở thể hoạt động, bạn cần điều trị ngay để chặn diễn tiến của bệnh.

Ngoài ra, cách tốt nhất để dự phòng các bệnh lý về gan, trong đó có ung thư gan là việc khám tầm soát ung thư định kỳ. Đây cũng là cách nhanh nhất đểphát hiện sớm, điều trị bệnh ung thư gan ngay từ giai đoạn sớm, mang đến cơ hội cao chữa khỏi bệnh (nếu có).

Gan nhiễm mỡ có thể dẫn tới ung thư gan

Gan nhiễm mỡ là tình trạng ngày càng phổ biến hiện nay. Phần lớn, nguyên nhân là do thói quen ăn uống không khoa học và lười vận động. Nhiều người chủ quan bệnh gan nhiễm mỡ, không điều trị dứt điểm khiến tình trạng bệnh thêm nguy hiểm và thậm chí có thể dẫn tới xơ gan, ung thư gan.

Gan nhiễm mỡ có thể dẫn tới ung thư gan

Chủ quan với gan nhiễm mỡ dễ dẫn tới ung thư gan


Gan nhiễm mỡ còn có tên gọi khác là thoái hóa mỡ gan. Bệnh xảy ra khi trong gan tích tụ lượng chất béo vượt quá 5% trọng lượng của gan và ngay cả trẻ em cũng có nguy cơ mắc bệnh này. Ban đầu, người bệnh sẽ không có những biểu hiện đặc biệt và không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm, bệnh sẽ có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm, sẽ gây ung thư gan. Các chuyên gia cho biết, một số bệnh nhân bị xơ gan đã từng được chẩn đoán là gan nhiễm mỡ.

Tuy nhiên, ngoài nguyên nhân rượu bia, virus viêm gan C, rối loạn chuyển hóa...cũng là một trong những yếu tố có thể dẫn tới xơ gan.

Gỉai pháp cho người bệnh là dừng uống bia rượu và kết hợp với điều trị bệnh để tình trạng xơ gan thuyên giảm. Với những trường hợp nguyên nhân xơ gan do rối loạn chuyển hóa thì cần phải có sự thay đổi lớn về lối sống. Lưu ý rằng, kể cả chế độ ăn chay không đúng cũng có thể gây ra gan nhiễm mỡ. Nguyên nhân là vì một số trường hợp ăn chay mà kiêng hoàn toàn đạm hoặc ăn chay mà vẫn uống rượu bia thì cơ thể vẫn không đủ năng lượng và rất dễ suy giảm hệ miễn dịch.

Lời khuyên cho những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ


Khẩu phần ăn rất quan trọng và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Người gầy nếu quá nhiều năng lượng thì vẫn có nguy cơ bị gan nhiễm mơ. Chuyên gia khuyên rằng, bạn nên bổ sung dinh dưỡng phong phú và cân bằng dinh dưỡng. Đặc biệt, chú trọng đến bữa sáng và bữa tối thì nên giảm đi.

Dấu hiệu của bệnh xơ gan


Triệu chứng của bệnh rất ít, hầu như không có dấu hiệu đáng lưu ý. Thậm chí nhiều bệnh nhân không cảm nhận được, chỉ thấy hơi mệt và có cảm giác tức vùng dưới sườn hoặc vùng thượng vị bị lệch sang phải. Phần lớn, người bệnh thường được phát hiện tình cờ bằng việc xét nghiệm máu hoặc hiện tượng men gan tăng cao.

Nguyên nhân ung thư gan nguyên phát

Theo các bác sỹ hơn 80% bệnh nhân mắc ung thư gan là tế bào gan nguyên phát. Vậy nguyên nhân nào gây ra căn bệnh trên? Trong nội dung này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.

Ung thư gan nguyên phát được hiểu là những tế bào ác tính phát sinh từ các tế bào gan khác với ung thư thứ phát là những tế bào ung thư di căn từ những bộ phận khác trên cơ thể đến gan. Một số bệnh thường có xu hướng di căn đến gan đó là ung thư vú, ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư tuyến tiền liệt…

Nguyên nhân ung thư gan nguyên phát

Nguyên nhân gây bệnh là gì?


Một khối u phát sinh từ sự biến đổi bất thường của một tế bào gan mà nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được kết luận rõ ràng. Nhiều giả thiết cho rằng những tác nhân từ môi trường sống, nhiễm virut, biến đổi gen là yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Một số yếu tố có thể kể đến như:

- Xơ gan


Đây là một bệnh lý gan mạn tính với đặc điểm là sự thay thế các mô gan bằng các mô xơ, mô sẹo cũng như sự thiết lập các nốt tân sinh dẫn đến sự thay đổi chức năng bình thườn của bộ phận này. Ở giai đoạn đầu bệnh nhân thường không phát hiện bệnh vì những triệu chứng bệnh không rõ ràng, khi bệnh đã chuyển san giai đoạn muộn người bệnh sẽ nhận thấy một số dấu hiệu như vàng da, vàng mắt, mẩn ngứa, cổ chướng, chảy máu chân răng, xơ hóa hoặc nguy hiểm hơn là dẫn đến bệnh ung thư.

- Nhiễm viêm gan siêu vi B hoặc siêu vi C trong một thời gian dài


Thông thường đối với những bệnh nhân nhiễm siêu vi B và siêu vi C phải mất khoảng 20 năm mới có những biểu hiện rõ ràng. Việt Nam là một nước có khí hậu nóng ẩm là môi trường thuận lợi để các loại virut phát triển chính vì vậy tỉ lệ người dân ở nước ta bị nhiễm siêu virut là rất cao.

- Hút thuốc lá


Nhiều bằng chứng cho thấy việc hút thuốc lá là nguyên nhân gây bệnh UT gan nguyên phát, ung thư tuyến giáp và một số bệnh lý nguy hiểm khác.

- Người nghiện rượu


Việc uống rượu thường xuyên cũng được biết đến là nguyên nhân gây ra các bệnh lý về gan, dạ dày và những vấn đề liên quan đến thần kinh. Để tránh được nguy cơ mắc bệnh cũng như có một tinh thần khỏe mạnh các bác sỹ khuyến cáo mọi người không nên lạm dụng bia rượu. Những người đồng thời uống rượu và hút thuốc nguy cơ mắc bệnh cao hơn rất nhiều so với những người không sử dụng các sản phẩm này.

- Nhiễm độc hóa chất


Một nguyên nhân khiến bệnh phát triển cần phải kể đến đó là phơi nhiễm các hóa chất độc hại như thạch tín, aflatoxin…Bệnh nhân có thể nhiễm những hóa chất này thông qua nguồn nước, các thực phẩm hay từ không khí. Các nhà khoa học khuyến cáo mọi người nên tránh xa những khi vực khai thác quặng, những nhà máy hóa chất hay những nơi nghi ngờ bị nhiễm độc phóng xạ.

Trên cơ sở tìm hiểu những nguyên nhân gây bệnh các bác sỹ hi vọng mọi người hiểu thêm về cơ chế phát sinh bệnh từ đó có phương pháp để chủ động phòng ngừa.

Virus viêm gan B và bệnh ung thư gan

Theo thống kê, bệnh nhân mắc ung thư gan có nguyên nhân do nhiễm virus viêm gan B chiếm khoảng 10-20 %. Những người bị nhiễm virus dễ bị viêm gan, xơ gan và nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến ung thư.

Virus viêm gan B và bệnh ung thư gan

Theo số liệu thống kê được, hiện nay nước ta có khoảng gần 9 triệu người bị nhiễm virus viêm gan B, con số này tăng đáng kể so với số liệu thống kê của năm trước. Những triệu chứng ban đầu của bệnh khó nhận biết, thông thường có biểu hiện giống bệnh cúm, sốt như ăn không ngon, thường xuyên mệt mỏi, gặp một số vấn đề khi tiêu hóa. Những trường hợp nặng hơn có triệu chứng đau bụng, đau khớp, da vàng…

Viêm gan có thể dẫn đến xơ gan, nếu không có biện pháp điều trị kịp thời gây ra các biến chứng khác như xuất huyết đường tiêu hóa, ung thư gan. Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, người bị nhiễm virus viêm gan B có khả năng mắc ung thư gan cao gấp 200 lần so với những người khác. Ngoài nhiễm virus viêm gan B, ở nước ta số lượng người nhiễm virus viêm gan C, D cũng có xu hướng tăng cao mặc dù đã có những biện pháp phòng chống như tiêm vắc xin, tuyên truyền hạn chế sử dụng bia rượu…Tỷ lệ tử vong do ung thư gan vẫn khá cao, nguyên nhân do người bệnh bị nhiễm virus viêm gan B không phát hiện sớm bệnh và chữa trị kịp thời dẫn đến xơ gan là nguyên nhân ung thư gan, khó điều trị và chữa khỏi.

Rất nhiều bệnh nhân khiphát hiện nhiễm virus viêm gan xuất hiện triệu chứng nào đồng thời, tuy nhiên đến một thời điểm nào đó phát triển thành bệnh, nguy hiểm hơn là nó có thể lây nhiễm sang cơ thể khác. Vì vậy để phát hiện sớm mầm bệnh trong cơ thể nên khám sức khỏe định kỳ, đối với những người gia đình có người mắc bệnh viêm gan, xơ gan, ung thư gan nên đến kiểm tra sức khỏe 3-6 tháng 1 lần để được tư vấn biện pháp phòng chống bệnh và giảm rủi ro gây ra.

Cách phòng tránh lây nhiễm virus viêm gan


- Thay đổi chế độ ăn uống, việc cần thực hiện đầu tiên là từ bỏ thuốc lá, bia rượu, hạn chế sử dụng muối và đảm bảo lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể có thể duy trì được cân nặng, sức khỏe của người bệnh.

- Thay đổi lối sống: Không nên sử dụng chung dụng cụ như bàn chảy đánh răng, kim tiêm do virus gây bệnh có thể lây nhiễm cho người khác qua đường máu và quan hệ tình dục.

- Đối với những người phát hiện mắc bệnh không nên có thai vì khả năng truyền bệnh từ mẹ sang con khá cao, ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi sau này

- Cần tiêm phòng cho trẻ ngay từ khi sinh ra để phòng ngừa lây nhiễm virus viêm gan, và thưc hiện tiêm vắc xin cho những người có nguy cơ tiếp xúc với nguy cơ mắc bệnh.

- Thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh như: quan hệ tình dục an toàn, không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với những người bị bệnh, kiểm tra và chữa trị sớm khi có triệu chứng ung thư gan hoặc các vấn đề bất thường của cơ thể.

Đũa mốc – nguy cơ ung thư gan

Thói quen sử dụng vật phẩm của nhiều gia đình người Việt đó là chỉ thay thế khi các vật phẩm đó bị hỏng và đũa cũng không phải là ngoại lệ. Khi chiếc đũa bị cong,  gãy… thì những đôi đũa nó mới được thay thế. Hơn thế nữa còn có những gia đình sử dụng đũa trong nhiều năm mà chưa thay.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia cho rằng việc sử dụng đũa quá lâu, bảo quản không tốt, ít phơi nắng để tránh cho đũa đỡ bị mốc… là những nguyên nhân nguy hiểm  có thể gây nên bệnh ung thư mà ít người biết tới.

Đũa mốc – nguy cơ ung thư gan

Theo PGS. TS Trịnh Lê Hùng, đến từ Khoa Hóa, Đại Học Tự Nhiên, Đại Học Quốc Gia Hà Nội cho biết rằng,  đũa ăn hàng ngày thường được làm bằng chất liệu tre, gỗ, bên cạnh đó nó lại thường xuyên được để trong môi trường ẩm ướt, tích nước, đây là một môi trường thuận lợi để các vi khuẩn như tụ cầu vàn và vi khuẩn E.coli phát triển gây lên bệnh nhiều chứng bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con người.

Việc bảo quản không tốt , sau khi sử dụng một thời gian dài đũa ăn sẽ biến chất, gây ngộ độc mạn tính cho người sử dụng. Nguyên nhân là do đũa khi bị mốc có thể tiết ra chất độc gây lên bệnh ung thư có tên gọi là aflatoxin.  Aflatoxin  được biết đến như một loại chất độc gây ra ung thư gan - một căn bệnh ác tính nguy hiểm, gây tử vong nhiều ở  người.

Cũng theo PGS.TS Trịnh Lê Hùng, từ năm 1998, các nhà khoa học thuộc Tổ Chức Nghiên Cứu Ung Thư Quốc Tế đã liệt Aflatoxin B1 vào nhóm độc chất gây bệnh ung thư với những bằng chứng chứng minh cho thấy rõ mối liên kệ giữ chất độc này trong cơ thể con người với bệnh ung thư gan.

Ngoài  ra, trong nghiên cứu của các nhà khoa Mỹ thuộc trường Đại Học  Cornell ( Hoa Kỳ) thì Afkatoxin là một độc chất có thể gây nên những ảnh hưởng bất lợi cho co ngườ trong một  khoảng thời gian dài tích tụ nó từ nguồn thực phẩm, mặc dù với hàm lượng cực thấp. Chúng ta có thể nhận thấy những hội chứng ngộ độc cấp là:  nôn ói, đau bụng, sưng phổ, co giật, hôn mê  và có thể là tử vong  do phù não và tim, thận tích mỡ.

Để sử dụng đũa ăn một cách an toàn nhất đó là đũa mới mú về  nên rửa sạch, luộc chúng qua nước sôi và đem phơi nắng, bởi vì trong quá trình chế tạo, đũa rất rế bị nhiễm khuẩn. Trong quá trình phơi khô, toàn  bộ vi khuẩn ở đũa sẽ bị tiêu diệt.

Một điều lưu ý là, theo các chuyên gia không nên sử dụng đũa để nấu ăn. Do khi nấu ăn ở nhiệt độ cao, các hóa chất ở bên ngoài đũa dễ bị phân hủy và có thể gây ngộ độc kim loại ở người.

Nguy cơ ung thư gan từ hành muối, kiệu muối bị mốc

Hành củ muối, và kiệu muối – đây là những món ăn mang đạm hương vị của những ngày Tết trong mỗi gia đình người Việt. Các món ăn này cũng có rất nhiều công dụng trong việc chống ngán cho các món nhiều dầu mỡ, kích thích cảm giác ngon miệng  chính vì vậy mà nó được sử dụng nhiều trong bữa ăn. Tuy nhiên việc sử dụng khi hành củ, kiệu muối  để lâu ngày bị nổi váng mốc thì tốt nhất là không nên ăn vì khi đó nó có chứa các độc tố có thể gây bệnh ung thư gan.

Nguy cơ ung thư gan từ hành muối, kiệu muối bị mốc

Các loại dưa muối như : hành củ, kiệu muối, su hào, cà rốt . . với vị chua ngọt rất dễ ăn nên đây là những món ưu thích của nhiều người.  Chất xơ trong  dưa còn có khả năng chống béo phì, cải thiện sự bài tiết cholesterol.

Theo các chuyên gia về phòng chống bệnh ung thư, thì luôn khuyến cáo mọi người rằng nên hạn chế sử dụng một số loại thực phẩm ướp muối và các món hun khói hoặc ủ chua, ngâm giấm như các loại dưa món, dưa chua trong đó có hành củ và kiệu.

Các chuyên gia y tế cho rằng việc sử dụng nhiều các loại thứ ăn muối mặn như: dưa chua, cà muối . ..  sẽ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, bởi vì trong chúng có chứa chất nitrosamin, nhận định này chỉ áp dụng với những người có mức độ sử dụng các món này thường xuyên, sẽ không đáng ngại với những người có mức độ ăn vừa phải và ăn kèm với các thực phẩm có chức năng phòng chống tốt ung thư như: rau xanh, hoa quả tươi . .  .

Đặc biệt, chúng ta cần phải lưu ý tới hành muối, kiệu muối để trong một thời gian quá lâu đã có hiện tượng bị nổi váng hoặc mốc đen.

Tiến sĩ- bác sĩ Trần Đình Toán, trưởng khoa dinh dưỡng Bệnh Viện Hữu Nghị, thì tuyệt đối không nên dùng. Nguyên nhân là do những vi nấm trong các loại thực phẩm bị mốc đó  xét về cơ bản là không gây hại cho cơ thể nhưng có thể có một loại nấm gây hại là aspergilus flavor. Vi nấm này sẽ sản sinh ra một loại độc tố là aflatocin.

Theo nguồn tài liệu từ các nghiên cứu khoa học nước ngoài về  aflatocin về lâu dài có thể gây nên bệnh ung thư gan, gây hệ quả cho hệ thần kinh trung ương, tim phổi và nó còn có thể sản sinh một số chất độc khác gây hại cho cơ thể. Độc tố này cũng  có thể được tìm thấy trong các loại hạt  bị mốc như: lạc, đỗ, hướng dương và bánh mì mốc.

Do vậy mà, các chuyên gia khuyên rằng để giảm tỷ lệ phát triển các tế bào ung thư gan, chúng ta không nên ăn những món muối để trong một thời dài, đã bị mốc hoặc nổi váng.

Người bệnh tiểu đuờng dễ mắc ung thư gan

Ung thư gan là bệnh rất nguy hiểm. đây là bệnh được hình thành  bởi nhiều nguyên nhân gây nên khác nhau như : uống nhiều rượu bia,  viêm gan siêu vi,  hay tiếp xúc với các chất độc hại, ôi nhiễm môi trường... và những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường cũng có nguy cơ mắc ung thư gan cao hơn những đối tượng bình thường.

Trong một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy, những bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ mắc ung thư gan cao hơn người bình thường gấp ba lần. nguyên nhân là do virus viêm gan C có thể sẽ tương tác với bệnh tiểu đường và làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư gan ở người bệnh.

Người bệnh tiểu đuờng dễ mắc ung thư gan

Tại trung tâm nghiên cứu các vấn đề y khoa ở bang Texas ( Mỹ), các nhà khoa học đã phân tích dữ liệu từ hồ sơ y khoa của gần 2.100 bệnh nhân ung thư gan trong độ tuổi từ 65 trở lên và phân tích dữ liệu hồ sơ y khoa của gần 6.000 bệnh nhân được chẩn đoán không mắc ung thư gan.

Tất cả những bệnh nhân này được chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan trong khoảng thời gian 1994 – 1999.  Các chuyên đã tiến hành cuộc so sánh giữa hai nhóm dữ liệu này với nhau. Họ tiến hành kiểm tra các nhân tố nguy cơ đối với bệnh ung thư gan dựa trên thông tin lấy được từ cả hai nhóm đối tượng bệnh nhân, ví dụ như : viêm gan B và C, các bệnh về gan có liên quan đến rượu hay chứng thiếu sắt.

Kết quả cho thấy rằng tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường cao gấp hai lần ở bệnh nhân ung thư gan so với những đối tượng khác.

Các nhà khoa học sau khi đã tính tới các yếu tố nhân khẩu học và các yếu tố nguy cơ khác, nhóm nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng bệnh tiểu đường có nguy cơ làm tăng gấp ba lần tỷ lệ mắc ung thư gan và có thể là một nhân tố nguy cơ độc lập với căn bệnh này.

Bên cạnh đó, các chuyên ra cũng phát hiện ra rằng số lượng bệnh nhân ung thư gan là phụ nữ và người da trắng chỉ bằng gần một nửa với những đối tượng khác.

Nguyên nhân ung thư gan

Ung thư gan là căn bệnh tương đối phổ biến ở Việt Nam, bệnh ngày càng gia tăng về số lượng. Trên thế giới, nó là loại ung thư phổ biến thứ 6. Và là bệnh có tỷ lệ cao  nhất trong khu vực Đông Á.

Nguyên nhân gây ung thư gan hiện nay vẫn chưa được xác định tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này.

Nguyên nhân ung thư gan

Xơ gan


Xơ gan có thể làm tăng nguy cơ ung thư gan, ung thư biểu mô tế bào gan. Các rủi ro khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây xơ gan. Xơ gan có thể được gây ra bởi:

Nhiễm virut như viêm gan B, C

Uống rượu quá nhiều

Bệnh di truyền

Rượu


Những người uống khoảng 5 đơn vị rượu mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ ung thư gan. Uống rượu trong một thời gan dài có thể gây xơ gan và cũng có thể gây tổn hại trực tiếp đến các DNA trong các tế bào gan.

Bệnh gan nhiễm mỡ


Bệnh gan nhiễm mỡ không di rượu là một nhóm các bệnh như gan nhiễm mỡ nhẹ và viêm gan nhiễm mỡ không di rượu. Trong những trường hợp chất béo tích tụ trong gan. Các chất béo gây viêm và tổn thương có thể dẫn đến xơ gan. Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu tương đối phổ biến ở những người hội chứng chuyển hóa, bao gồm:

Sử dụng insulin kém hiệu quả hơn so với bình thường

Bệnh tiểu đường loại 2

Cao huyết áp


Một nghiên cứu đã được ước tính rằng những người bị bệnh gan nhiễm mỡ có nguy cơ ung thư gan cao gấp 4 lần so với những người bình thường.

Nhiễm virut viêm gan


Những người nhiễm virut viêm gan B hoặc viêm gan C làm tăng nguy cơ phát triển ung thư gan nguyên phát vì nó gây tổn thương đến gan (xơ gan). Nếu bạn bị viêm gan B hoặc C kết hợp với uống rượu thì nguy cơ này đặc biệt cao.

Viêm gan A và viêm gan E không làm tăng nguy cơ ung thư gan.

Hút thuốc


Hút thuốc làm tăng nguy cơ ung thư gan. Các nhà nghiên cứu ước tính rằng gần ¼ những trường hợp ung thư gan là do hút thuốc lá. Những người hút thuốc lá cũng bị nhiễm viêm gan C hoặc B làm nguy cơ mắc bệnh này tăng cao hơn rất nhiều. Những người hút thuốc uống nhiều rượu có thể có nguy cơ tăng 10 lần so với những người không hút thuốc hoặc uống rượu.

Miễn dịch thấp


Khả năng niễm dịch thấp hơn như những người có HIV, AIDS. Tổng quan về các nghiên cứu cho thấy rằng những người có HIV hoặc AIDS có nguy cơ ung thư gan cao gấp 5 lần so với những người không có HIV, AIDS.

Bệnh tiểu đường


Một nghiên cứu của Myx phát hiện ra rằng những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cao bị ung thư gan so với những người không mắc tiểu đường. Nguy có cao hơn có thể là do các cấp độ cao hơn của insulin ở những người bị bệnh tiểu đường hoặc do tổn thương gan gây ra bởi bệnh tiểu đường. Các rủi ro có thể làm tăng nhiều hơn ở những người có nguy cơ khác như xơ gan, uống nhiều rượu, nhiễm trùng viêm gan.

Nguyên nhân gây ung thư gan (tiếp)

Nguyên nhân gây ung thư gan (tiếp)
Ung thư gan là căn bệnh nguy hiểm, gây tử vong cao nên nó là nỗi ám ảnh của nhiều người. Do ở giai đoạn đầu bệnh thường không có triệu chứng gì nên người bệnh thường không biết, chỉ đến khi cảm thấy đau hay có những triệu chứng bất thường, bệnh nhân đi khám thì mới biết mình đã bị ung thư, nhiều người đã ở giai đoạn cuối. 

Nguyên nhân chính của bệnh ung thư gan là virus viêm gan B. Xơ gan cũng là một yếu tố nguy cơ dẫn tới ung thư gan. Uống rượu kéo dài dẫn tới xơ gan là nguyên nhân thường gặp nhất của ung thư gan trên toàn thế giới.

Nguyên nhân gây ung thư gan


Khoa học hiện nay vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, có thể chẩn đoán được ung thư gan thông qua các dấu hiệu:

1. Nhiễm virus viêm gan B mạn tính


Những người bị nhiễm virus viêm gan B mạn tính có nguy cơ tiến triển sang ung thư gan là rất cao. Vậy virus viêm gan B gây ung thư gan như thế nào? Ở những bệnh nhân nhiễm virus viêm gan B mạn tính và ung thư gan, vật liệu di truyền của virus viêm gan B thường được tìm thấy trong vật liệu di truyền của các tế bào ung thư. Vật liệu di truyền virus viêm gan B này có thể phá vỡ các vật liệu di truyền trong các tế bào gan bình thường, gây ra tổn thương cho các tế bào gan, sau đó dần sẽ phát triển thành ung thư gan.

2. Do virus viêm gan C


Phần lớn các bệnh nhân bị viêm gan C sẽ phát triển thành xơ gan, sau đó là ung thư gan. Thời gian trung bình của người mắc viêm gan C phát triển thành ung thư gan là khoảng 28 năm. Sau 8 – 10 năm mắc xơ gan, bệnh cũng có nguy cơ chuyển thành ung thư gan.

Cách thức mà virus viêm gan C gây ra ung thư gan chưa được chứng minh rõ ràng. Song cũng có ý kiến cho rằng, virus viêm gan C gây ra bệnh xơ gan – nguyên nhân gián tiếp của ung thư gan hoặc do protein trong lõi của virus viêm gan C cản trở các chất ức chế khối u khiến các tế bào độc hại được sản sinh gây nên bệnh.

3. Uống nhiều rượu gây ra ung thư gan


Xơ gan mạn tính do uống rượu cũng là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên ung thư gan. Những người nghiện rượu có nguy cơ mắc ung thư gan cao và thời gian sống của họ thường bị rút ngắn 10 năm so với những người khác.

4. Bệnh tiểu đường và béo phì


Trong thời gian qua, tỷ lệ mắc ung thư gan trên thế giới đã tăng lên đáng kể, song song với sự gia tăng bệnh béo phì và tiểu đường. Béo phì làm tích tụ mỡ trong gan gây nên chứng gan nhiễm mỡ dẫn đến xơ gan và ung thư gan. Tiểu đường khiến người bệnh có nguy cơ mắc ung thư gan cao gấp 3 lần người bình thường. Virus viêm gan C có thể tương tác với bệnh tiểu đường và làm tăng nguy cơ mắc ung thư gan của người bệnh.

5. Thuốc men và hóa chất


Nếu dùng thường xuyên một số loại thuốc có hại cho gan cũng là yếu tố gây ra ung thư gan.

Bệnh gan ứ sắt hay còn gọi là sự quá tải sắt ở gan cũng là một trong những nguyên nhân gây ung thư gan. Đây là bệnh di truyền gây rối loạn chuyển hóa sắt. Sự quá tải sắt gây độc cho cơ thể, đặc biệt ở gan, gây viêm và chết tế bào gan. Điều này dẫn đến xơ gan và nguy cơ rất cao đưa đến ung thư gan.

Ngoài các nguyên nhân trên, theo các bác sĩ của bệnh viện Ung Bướu Hưng Việt thì ung thư gan còn do các yếu tố như di truyền, giới tính. Nam giới bị ung thư nhiều hơn nữ giới và tỉ lệ này tăng dần sau 60. Những người trong gia đình có nhiều người bị ung thư gan cũng dễ có nguy cơ phát triển ung thư gan.

Ung thư gan là một căn bệnh rất khó chữa trị vì thế chúng ta cần phải hiểu rõ về các nguyên nhân gây bệnh của nó để từ đó có những biện pháp phòng bệnhđiều trị kịp thời, chỉ có như vậy mới tránh được những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Nguyên nhân gây bệnh ung thư gan

Ung thư gan là căn bệnh nguy hiểm, gây tử vong cao nên nó là nỗi ám ảnh của nhiều người. Nhiều bệnh nhân ung thư gan khi biết bệnh đã rất sốc và thắc mắc không hiểu tại sao lại mắc phải căn bệnh quái ác này mặc dù bình thường vẫn rất khỏe mạnh. 

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh ung thư gan, nếu chúng ta không để ý và có các biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả thì có thể mắc bệnh bất cứ lúc nào.

Nguyên nhân gây bệnh ung thư gan

Nguyên nhân gây bệnh ung thư gan


Thủ phạm chính gây nên bệnh ung thư gan là virus viêm gan B. Người bị nhiễm viêm viêm gan B có nguy cơ mắc ung thư gan cao gấp 200 lần so với người không bị nhiễm loại virus này.

Xơ gan do bất cứ nguyên nhân nào cũng là một yếu tố nguy cơ dẫn tới ung thư gan. Uống rượu kéo dài dẫn tới xơ gan là nguyên nhân thường gặp nhất của ung thư gan trên toàn thế giới. Những người bị xơ gan do rượu nếu ngừng uống khoảng 10 năm thì sau đó cũng tiến triển tới ung thư gan. Thực phẩm dự trữ trong môi trường nóng và ẩm dễ sinh ra một loại nấm gọi là Aspergillus flavus, loại nấm này sinh ra Aflatoxin, là chất được biết gây ung thư mạnh trên thực nghiệm. Ung thư tế bào gan cũng xuất hiện ở trên 30% bệnh nhân bị ứ sắt có tính chất di truyền. Tại Việt Nam, hậu quả của chiến tranh để lại với hàng triệu tấn chất độc màu da cam có chứa chất Dioxin cũng là một yếu tố nguy cơ chính gây nên căn bệnh này. Có tới 50-80% bệnh nhân ung thư gan có liên quan đến gan xơ, 5% bệnh nhân xơ gan sau này sẽ phát triển thành ung thư tế bào gan và thường là nhiều ổ.

Viêm gan virút: Viêm gan virút B và c là nguyên nhân đáng kề nhất gây ung thư tế bào gan trên toàn thế giới, đặc biệt là ở những bệnh nhân có kháng nguyên tồn tại trong máu kéo dài liên tục và ở những bệnh nhân viêm gan mạn tính hoạt động. Một loạt các nghiên cứu cho thấy bệnh nhân nam trên 50 tuổi nhiễm cả virút viêm gan B và viêm gan c có nguy cơ mác ung thư tế bào gan đặc biệt cao (cao gấp ba lần so với nhóm đối chứng). Có bằng chứng cho thấy bệnh nhân nhiễm virút viêm gan B, c và uống trên 8og rượu mỗi ngày có nguy cơ bị ung thư gan tăng cao hơn (tỷ số chênh là 7,3) so với bệnh nhân không uống rượu. Bên cạnh đó, có người thân ở thế hệ liền kề bị viêm gan B và ung thư tế bào gan cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho các thành viên trong gia đình đang mang virút viêm gan B (tỷ số chênh là 2,41.)

Chất độc: Chất Alfatoxin cũng được coi là một trong những yếu tố nguyên nhân của ung thư gan nguyên phát ở một SỐ vùng trên thế giới, là những nơi có nồng độ mycotoxin trong thức ăn cao. Công nhân tiếp xúc với vinyl clorua trước khi bụi vinyl clorua được xử lý dễ bị ung thư loạsarcoma trong gan, phổ biến nhất là sarcoma mạch. Còn phát hiện ra các dạng sarcoma khác có nguồn gốc mạch máu và cơ trơn.

Các bệnh nhân ung thư gan ở giai đoạn sớm hầu như không có triệu chứng, khi phát hiện ra thì bệnh đã ở giai đoạn muộn. Đau bụng vùng hạ sườn trái là triệu chứng thường gặp nhất do u lớn. Triệu chứng khởi đầu cũng thường gặp là trên các bệnh nhân xơ gan đột ngột xuất hiện biến chứng (cổ chướng, vàng da, xuất huyết tiêu hoá do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản). Khi khám bệnh. các bác sỹ có thể sờ thấy gan to, ấn rắn chắc.

Nguy cơ ung thư phổi vì ăn sai cách

Phần lớn, ung thư phổi là do thói quen hút thuốc gây ra. Nhưng theo nghiên cứu mới đây, chế độ ăn không khoa học, giàu carbohydrate cũng khiến cho nguy cơ mắc ung thư phổi tăng cao.

Nguy cơ ung thư phổi vì ăn sai cách

Chế độ ăn có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe


Chỉ số đường huyết (GI) và tải lượng đường huyết (GL) là hai yếu tố quan trọng để đánh giá về chất cũng như số lượng về carbohydrate trong bữa ăn.

TS Rishi Jain - chuyên gia ung thư tại Trung tâm Ung thư Fox Chase ở Philadelphia, Mỹ cũng khẳng định, bánh mỳ trắng và khoai tây là những loại thực phẩm có chứa đường huyết cao.

Liên quan đến một số loại bệnh mãn tính và ung thư, các bác sĩ giải thích rằng, những bệnh nhân béo phì có nguy cơ gia tăng về bệnh tim mạch và như vậy sẽ có thể xảy ra hiện tượng kháng insulin. Chính vì thế, nguy cơ bệnh tiểu đường cũng tăng cao. Không những vậy, rối loạn insulin cũng có liên quan mật thiết đến chế độ ăn giàu GI và một số bệnh mãn tính trong đó có ung thư

Chế độ ăn nhiều carbohydrate sẽ gây ung thư phổi?


Gần đây, các nhà khoa học đến từ Trung tâm ung thư MD Anderson, ĐH Texas đã tiến hành một nghiên cứu mới và tìm ra câu trả lời về tác dụng thật sự của carbohydrate.

Nhóm nghiên cứu đã thực hiện khảo sát trên khoảng 2000 bệnh nhân bị ung thư phổi và gần 2. 400 không mắc bệnh về tình hình sức khỏe và thói quen ăn uống, đặc biệt là những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao.

Kết quả nghiên cứu này cho thấy, những người có chế độ ăn giàu GI có khả năng mắc bệnh ung thư phổi cao hơn những người có chế độ ăn GI thấp hơn. Khi so sánh cùng với những người hút thuốc lá thì có được kết quả là những người có chế độ ăn nhiều GI sẽ có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn những người không hút thuốc mà có GI thấp.

Vì thế, nghiên cứu này tập trung vào nhóm người không hút thuốc lá, để có những kết luận khách quan hơn về tác động của chế độ ăn uống gây ung thư phổi.

Cùng tham gia nghiên cứu, chuyên gia Stephanie Melkonian cho biết, nếu ăn quá nhiều loại thực phẩm chứa GI sẽ có tác động và ảnh hưởng đến quá trình kháng insulin - từ đó kích thích hoạt động của tế bào chất khả năng gây bệnh ung thư.

Hút thuốc là một trong những nguy cơ chính gây ung thư phổi nhưng không phải là 100%. Ngoài thuốc lá có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh ung thư phổi như môi trường độc hại và đặc biệt là chế độ ăn giàu carbohydrate.

Ô nhiễm không khí gây ung thư phổi

Người đứng đầu cơ quan nghiên cứu Ung Thư Quốc Tế, trụ sở tại Pháp Bác Sĩ Kurt Straf đã từng nói rằng “  không khí mà chúng ta đang hít thở hàng ngày là một hỗn hợp các chất gây bệnh ung thư. Chúng ta đã biết từ lâu rằng ôi nhiễm không khí không chỉ là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung mà còn là nguyên nhân môi trường hàng đầu dẫn đến những tử vong do ung thư”

Ô nhiễm không khí gây ung thư phổi

Tỉ lệ người mắc ung thư phổi ngày càng gia tăng. Bên cạnh khói thuốc, các khói bụi trong sản xuất công nghiệp hay các hóa chất độc hại  . . . cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ ung thư phổi theo quá trình công nghiệp hóa.

Theo các chuyên gia cho rằng ung thư phổi phát sinh nhiều ở những nước có nền công nghiệp và giao thông vận tải phát triển. đánh giá chi tiết trong từng nước thì tỉ lệ mắc ung thư phổi ở thành thị cao hơn các vùng nông thôn.

 Một số nghiên cứu thực nghiệm và phân tích hóa học đã chứng minh những chất thải của công nghiệp là một nguyên nhân sinh ung thư. Amiante, berlli là các bụi công nghiệp, khi bị hít phổi sẽ làm tăng nguy cơ ung thư phổi. những người công nhân khai thác, tiếp xúc thường xuyên  với tạp chất bụi này có nguy cơ mắc ung thư cao hơn 7 lần. và tiếp xúc nhiều với khí đốt dầu mỏ, than, nhựa, sắt  . .. cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.  

Vào 2007 Ramakumar AV và các cộng sự cũng nhận thấy rằng những người phụ nữ thường xuyên tiết xúc với  các chất đốt sưởi ấm hay đun nấu cũng có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn những người ít tiếp xúc 2.5 lần.

Bên cạnh đó, sự lưu thông của xe cộ  là nguồn chínhthải ra các nitrogen oxide, và sức nóng là nguyên nhân tạo ra sulfur dioxide, các chất này cũng có tác động đến rủi ro của bệnh. Nguy cơ phát triển ung thư với các chất độc hại  này ở mức : 8 % ở những nơi có mức độ nitrogen gia tăng với 10 ig/ m3, 1%  cũng có thể là cao hơn ở những khu vực có sulfur dioxide.  

Một nghiên cứu ở Oslo đã được tiến hành trên 16.209 người. những người nầy được quan sát từ năm 1972 – 1998. Trong thời gian 1975 – 1995 các nhà nghiên cứu đã đánh giá mức độ ôi nhiễm trung bình ở khác khu dân cư.  Sau quá trình quan sát, kết quả cho thấy rằng đã có 418 người trong số được điều tra đã  bị bệnh ung thư. Sau nhiều nhân tố khác như thói quen hút thuốc, thu nhập, tuổi tác... các nhà nghiên cứu cho rằng mức độ ôi nhiễm không khí càng cao thì càng có liên quan tới nguy cơ bị ung thư phổi.

Một số hóa chất gây bệnh ung thư phổi

Các nhà khoa học đã khẳng định tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi. Tìm hiểu một số hóa chất gây bệnh sẽ giúp con người có phương pháp chủ động phòng tránh việc tiếp xúc, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tối đa.

Một số hóa chất gây bệnh ung thư phổi

1. Nicotin.


Nicotin được biết đến như một thành phần chính của thuốc lá có tác hại gây nghiện và gây ung thư đặc biệt là bệnh ung thư phổi. Điều này lý giải nguyên nhân tại sao những người có thói quen hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người không sử dụng thuốc. Trong trạng thái bình thường các tế bào liên tục sinh ra và chết đi. Nicotin ức chế quá trình chết đi của tế bào, ép tế bào buộc phải sống. Các tế bào liên tục được sinh ra trong khi các tế bào cũ không bị chết đi gây ra tình trạng tích tụ tế bào, hình thành các khối u trong phổi.

2. Asen và các hợp chất của chúng.


Đây là một á kim gây độc cực mạnh. Chúng tồn tại ở các dạng thù hình như: màu vàng (phân tử phi kim), màu đen và xám. Asen và các hợp chất của chúng được sử dụng như một thành phần chính của thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ dịch hại. Khi asen đi vào cơ thể chúng sẽ tiến hành phá hủy các cấu trúc của tế bào, phá vỡ việc sản xuất ATP, ức chế quá trình khử NAD , gây hoại tử tế bào.

3. Amiăng.


Amiăng được tìm thấy trong các vật liệu xây dựng, cách nhiệt, cách âm…nhiều nghiên cứu đã kết luận chúng có nguy cơ gây ung thư, trong đó có bệnh ung thư phổi. Một nghiên cứu của Bộ Y tế giai đoạn 2010 – 2011 cho biết trong số 447 người được phát hiện bệnh nghi ngờ mắc ung thư do amiăng thì có 46 trường hợp được chẩn đoán là ung thư biểu mô màng phổi.

4. Benzen.


Theo Trung Tâm Nghiên Cứu Ung Thư Quốc Tế benzene là một trong những chất gây ung thư ở người và là một hóa chất đặc biệt nguy hiểm. Chúng xâm nhập vào cơ thể con người thông qua quá trình trao đổi chất ở gan và tủy. Việc nhiễm phải loại hóa chất này dạng lỏng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe có nguy cơ gây sưng phổi, tụ huyết phổi, mức độ nhẹ hơn là gây kích ứng da.

5. Niken.


Đây được biết đến là một hóa chất gây độc cho cơ thể. Nếu bệnh nhân nhiễm loại hóa chất này có thể có một số triệu chứng nhẹ như đau đầu, tức ngực, khó thở kéo dài. Nếu cơ thể bị nhiễm loại hóa chất này quá lâu sẽ gây ra bệnh viêm phổi do hóa chất, thông thường nó bắt đầu sau 16 giờ với các triệu chứng mệt mỏi, ho, khó thở. Trong một số trường hợp hóa chất này có thể gây ra những tổn thương vĩnh viễn cho cơ thể.

6. Khí radon.


Đây là một loại khí có tính phóng xạ tự nhiên, sinh ra từ sự phóng xạ urani. Loại khí này có nhiều trong lớp vỏ trái đất, thoát ra qua các khe nứt. Công nhân làm việc trong các hầm mỏ là những người có nguy cơ nhiễm loại khí độc này cao nhất. Khi nhiễm phải loại khí này một số phân rã phóng xạ sẽ xảy ra trong phổi của chúng ta, gây tổn hại đến phổi và tăng nguy cơ mắc ung thư phổi.

Trên đây là một số loại hóa chất có tác động trực tiếp ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, là nguyên nhân gây ra các bệnh ung thư nói chung và bệnh ung thư phổi nói riêng. Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh và bảo vệ sức khỏe bản thân bạn cần hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các hóa chất độc hại đó. Khi phải làm việc trong các nàh máy, xí nghiệp cần được trang bị đồ bảo hộ đạt tiêu chuẩn an toàn lao động.

Nguy cơ bị bệnh ung thư vú vì dậy thì sớm

Hiện nay, các bà mẹ còn thực sự lo lắng khi con mình dậy thì quá sớm và liệu rằng đây có phải là “mầm mống” của ung thư vú?

Nguy cơ bị bệnh ung thư vú vì dậy thì sớm

Cần đưa bé đi khám nếu xuất hiện kinh từ 8 tuổi


Dậy thì sớm là sự phát triển những đặc tính sinh dục thứ phát sớm hơn bình thường...Trước đây, bé gái bước vào độ tuổi dậy thì từ 12 tuổi nhưng hiện nay độ tuổi này từ 8-12. Và gần đây, nhiều cơ sở y tế tiếp nhận khá nhiều trường hợp khám về tình trạng dậy thì sớm.

Theo các chuyên gia, những em có kinh nguyệt trước tuổi 12 sẽ có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn những trẻ phát triển bình thường do thời gian tiếp xúc nội tiết dài. Thời gian dậy thì tùy thuộc vào tình trạng dinh dưỡng và yếu tố môi trường. Nguyên nhân dậy thì sớm có thể là do các mẹ có tâm lý ép con ăn dẫn tới tình trạng béo phì, thừa chất và cuối cùng là dậy thì sớm.

Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học Cambridge cho thấy, cứ dậy thì sớm hơn bình thường một năm thì nguy cơ phát triển ung thư vú tăng 6%. Điều đó có nghĩa, một bé gái bắt đầu dậy thì khi 10 tuổi sẽ có nguy cơ ung thư vú cao hơn 12% so với một bé gái bắt đầu dậy thì vào độ tuổi 12.

Phòng dậy thì sớm cũng là để phòng tránh ung thư vú


Một số dấu hiệu dậy thì sớm ngực phát triển, mọc lông mu hoặc lông nách, thay đổi hình dáng cơ quan sinh dục ngoài, bắt đầu có kinh nguyệt...là dấu hiệu dậy thì sớm. Phụ huynh cần phải quan tâm để có giải pháp can thiệp kịp thời, đưa trẻ đến khám tại các bệnh viện có chuyên khoa nội tiết nhi.

Bên cạnh đó, phụ huynh cũng nên điều chỉnh chế độ ăn uống của con, không nên ăn quá nhiều thức ăn nhanh, quá nhiều dầu mỡ, giảm đồ ăn ngọt....Tuy nhiên, vẫn đảm bảo đủ lượng protein giúp trẻ phát triển. Bổ sung thêm các loại hoa quả và rau xanh, đồng thời khuyến khích trẻ hoạt động thể dục để tiêu hao lượng mỡ thừa. Phòng dậy thì sớm cũng là cách giảm nguy cơ ung thư vú ở trẻ. 

Nhổ lông nách bằng nhíp tăng nguy cơ ung thư vú?

Để dọn đi vùng “violon” đáng ghét dưới cánh tay, hầu hết chị em phụ nữ thường dùng cách nhổ lông bằng nhíp vì tính tiện lợi, nhanh gọn và dễ thực hiện. Tuy nhiên, rất ít người trong chúng ta biết rằng, thói quen tưởng chừng đơn giản này không chỉ gây đau đớn, còn gây ra những hậu quả khôn lường đến phái đẹp nếu sử dụng không đúng cách. 

Nhổ lông nách bằng nhíp tăng nguy cơ ung thư vú?

Nhổ lông nách bằng nhíp không đúng cách có thể tăng nguy cơ ung thư vú 

Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, thói quen dùng nhíp nhổ lông nách cùng với việc sử dụng luôn chất khử mùi sau khi nhổ sẽ khiến các chất hoá học nhanh chóng xâm nhập qua lỗ chân lông đi vào trong cơ thể. Về lâu dài, chúng sẽ tạo một khoảng cách ngắn nhất làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư vú gấp đôi ở chị em phụ nữ.Tuy đến nay, điều này chưa được khẳng định một cách chắc chắn nhưng bạn cũng nên chọn cho mình cách tẩy lông nách hiệu quả và an toàn nhất.

Nếu có thể bạn hãy vệ sinh sạch sẽ nhíp nhổ và vùng da dưới cánh tay. Sau đó, lấy một chiếc khăn bông nhúng vào nước ấm rồi đắp ngay vào vùng nách trong vòng 30 phút. Sau khi hoàn thiện việc dùng nhíp nhổ từng sợi lông tại nách thì việc làm không thể quên được là vệ sinh 1 lần nữa vùng nách cho sạch. Như vậy sẽ hạn chế được những tổn thương đối với vùng da nách và tranh gây bệnh.