Showing posts with label benh-ung-thu-vu. Show all posts
Showing posts with label benh-ung-thu-vu. Show all posts

Bệnh ung thư vú di căn do điều trị chưa triệt để

Ước tính cứ 22 giây lại có một người bị chẩn đoán là ung thư vú, cứ mỗi 5 phút trôi qua lại có 3 phụ nữ tử vong vì căn bệnh này. Theo thống kê, ung thư vú thường xảy ra ở nữ giới trong độ tuổi 35-45, nhưng chị em tuổi 20-30 cũng có thể mắc phải căn bệnh này. Ở Việt Nam căn bệnh này đang có xu hướng gia tăng và trẻ hóa.

Bệnh ung thư vú di căn do điều trị chưa triệt để

Hơn 80% bệnh nhân ung thư vú có thể được điều trị hiệu quả nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm mà không điều trị đúng cách không những giảm cơ hội điều trị khỏi bệnh mà còn gây biến chứng nghiêm trọng.

Điều trị ung thư vú bằng cách nào là tốt nhất


Bởi vậy, việc tầm soát và phát hiện bệnh sớm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Điều trị sớm không chỉ cơ hội chữa khỏi bệnh cao mà chi phí điều trị cũng thấp hơn vì quá trình điều trị không phức Cụ thể, nếu được phát hiện ở giai đoạn đầu có thể chữa khỏi bệnh tới hơn 80%, ở giai đoạn 2 tỷ lệ này là 60%, sang giai đoạn 3 khả năng khỏi hẳn thấp và đến giai đoạn 4 thì thường việc điều trị chỉ để kéo dài cuộc sống, giảm bớt các triệu chứng đau đớn.

Một số phương pháp điều trị ung thư vú phổ biến hiện nay là phẫu thuật, xạ trị, hóa trị hoặc sử dụng phương pháp sinh học. Tuy nhiên, tùy vào bệnh nhân các bác sĩ sẽ lựa chọn một hoặc kết hợp nhiều phương pháp để có được kết quả điều trị tốt nhất.

+ Phương pháp phẫu thuật:  Thường được áp dụng ở bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Có thể phẫu thuật cắt một phần bảo tồn tuyến vú phối hợp xạ trị tại chỗ(nếu bệnh nhân phát hiện sớm).

+ Xạ trị và hóa trị: Hầu hết ccác giai đoạn bệnh đều phải thực hiện hóa và xạ trị. Đây là cách tiêu diệt tận gốc tế bào ung thư và ngăn ngừa chúng tái phát trở lại. Trường hợp bệnh nhân ở giai đoạn 0 có thể không cần hoá chất cũng như xạ trị trước và sau mổ.

+ Phương pháp sinh học: Bệnh nhân có thể được điều trị nội tiết bằng cắt buồng nội hoặc ngoại khoa rồi dùng nội tiết bậc một hay bậc hai.: Đây là phương pháp thu được những kết quả đáng khích lệ nhất. 

Nguy cơ bị bệnh ung thư vú vì dậy thì sớm

Hiện nay, các bà mẹ còn thực sự lo lắng khi con mình dậy thì quá sớm và liệu rằng đây có phải là “mầm mống” của ung thư vú?

Nguy cơ bị bệnh ung thư vú vì dậy thì sớm

Cần đưa bé đi khám nếu xuất hiện kinh từ 8 tuổi


Dậy thì sớm là sự phát triển những đặc tính sinh dục thứ phát sớm hơn bình thường...Trước đây, bé gái bước vào độ tuổi dậy thì từ 12 tuổi nhưng hiện nay độ tuổi này từ 8-12. Và gần đây, nhiều cơ sở y tế tiếp nhận khá nhiều trường hợp khám về tình trạng dậy thì sớm.

Theo các chuyên gia, những em có kinh nguyệt trước tuổi 12 sẽ có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn những trẻ phát triển bình thường do thời gian tiếp xúc nội tiết dài. Thời gian dậy thì tùy thuộc vào tình trạng dinh dưỡng và yếu tố môi trường. Nguyên nhân dậy thì sớm có thể là do các mẹ có tâm lý ép con ăn dẫn tới tình trạng béo phì, thừa chất và cuối cùng là dậy thì sớm.

Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học Cambridge cho thấy, cứ dậy thì sớm hơn bình thường một năm thì nguy cơ phát triển ung thư vú tăng 6%. Điều đó có nghĩa, một bé gái bắt đầu dậy thì khi 10 tuổi sẽ có nguy cơ ung thư vú cao hơn 12% so với một bé gái bắt đầu dậy thì vào độ tuổi 12.

Phòng dậy thì sớm cũng là để phòng tránh ung thư vú


Một số dấu hiệu dậy thì sớm ngực phát triển, mọc lông mu hoặc lông nách, thay đổi hình dáng cơ quan sinh dục ngoài, bắt đầu có kinh nguyệt...là dấu hiệu dậy thì sớm. Phụ huynh cần phải quan tâm để có giải pháp can thiệp kịp thời, đưa trẻ đến khám tại các bệnh viện có chuyên khoa nội tiết nhi.

Bên cạnh đó, phụ huynh cũng nên điều chỉnh chế độ ăn uống của con, không nên ăn quá nhiều thức ăn nhanh, quá nhiều dầu mỡ, giảm đồ ăn ngọt....Tuy nhiên, vẫn đảm bảo đủ lượng protein giúp trẻ phát triển. Bổ sung thêm các loại hoa quả và rau xanh, đồng thời khuyến khích trẻ hoạt động thể dục để tiêu hao lượng mỡ thừa. Phòng dậy thì sớm cũng là cách giảm nguy cơ ung thư vú ở trẻ. 

Giảm 2% nguy cơ mắc bệnh ung thư nếu cho con bú 5 tháng

Giảm 2% nguy cơ mắc bệnh ung thư nếu cho con bú 5 tháng. Sữa mẹ là món quà mà thiên nhiên đã ban tặng cho mỗi chúng ta. Đó là nguồn dinh dưỡng lý tưởng cho trẻ nhỏ. Chắc hẳn chúng ta vẫn thường nghe câu nói quen thuộc về vai trò của sữa mẹ đó chính là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Không chỉ thế, việc nuôi con bằng sữa mẹ còn có nhiều lợi ích tuyệt vời hơn thế nữa, đó là giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ở mẹ.

Giảm 2% nguy cơ mắc bệnh ung thư nếu cho con bú 5 tháng

Theo các nhà khoa học, trong giai đoạn cho con bú, cơ thể người mẹ tạm thời ngừng sản sinh ra hormone estrogen, một loại hormone nếu tăng có mức cho phép sẽ liên quan đến nguy cơ phát triển ung thư vú. Việc nuôi con bằng sữa mẹ cũng giúp loại bỏ các ADN tổn thương sinh ra khối u. Đồng thời, nghiên cứu cũng phát hiện, trẻ em được nuôi bằng sữa mẹ ít nguy cơ bị béo phì khi lớn lên.

Theo đó, các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ và Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới đã có bài nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng sức khỏe trong giai đoạn tuyến sữa phát triển. Kết quả cho thấy, người mẹ có thể giảm 2% nguy cơ phát triển bệnh ung thư vú nếu cho con bú trong vòng 5 tháng sau sinh.

Ngoài ra, có nghiên cứu cũng từng chỉ ra, ngoài ung thư vú, việc nuôi con bằng sữa mẹ còn có thể giúp phụ nữ sau sinh giảm nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung. Cụ thể, nghiên cứu được công bố trên chuyên san Obstetrics & Gynecology cho thấy, những phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ giảm được 11% nguy cơ bị ung thư tử cung so với những người chưa bao giờ nuôi con bằng sữa mẹ. Ngoài ra, thời gian nuôi con bằng sữa mẹ càng lâu thì nguy cơ mắc bệnh càng thấp. Chưa kể đến việc cho con bú sẽ giúp các mẹ nhanh chóng lấy lại vóc dáng sau sinh, ngăn ngừa béo phì và giảm một số nguy cơ bệnh tật khác…

Vì thế, các chuyên gia khuyên các bà mẹ, nếu không có bất cứ một lý do nào, các mẹ, hãy nuôi con bằng sữa mẹ để bảo vệ cả mẹ lẫn con. Điều này không chỉ giúp mẹ giảm nguy cơ mắc ung thư, mà em bé được nuôi bằng sữa mẹ khi lớn lên sẽ giảm nguy cơ bị béo phì, có khả năng chống bệnh tốt hơn. Trong trường hợp các chị em phụ nữ phải trở lại làm việc sớm sau khi sinh, việc nuôi con bằng sữa mẹ có thể là nhiệm vụ nặng nề và khó khăn hơn, thì các chuyên gia vẫn khuyên mẹ vẫn nên cho con uống sữa mẹ bằng cách sử dụng bình hút sữa để dự trữ sữa cho trẻ.

20 - 25 tuổi mắc ung thư vú không còn là chuyện hiếm

Tại Việt Nam, độ tuổi trung bình bệnh nhân bị mắc ung thư vú là 40 - 50 tuổi. Tuy nhiên, những trường hợp bệnh nhân rất trẻ, trong độ tuổi từ 20 - 25 tuổi mắc ung thư vú như em Nguyễn N.H không còn là chuyện hiếm.

Tất cả phụ nữ đều có nguy cơ mắc ung thư vú. Phụ nữ chưa mang thai thì nguy cơ ung thư sẽ cao hơn những phụ nữ mang thai và cho con bú. Cụ thể các nhà khoa học giải thích rằng, vú có chức năng bài tiết sữa và nuôi con. Ở nữ tới giai đoạn dậy thì, nội tiết nữ estrogen tác động đến sự phát triển tuyến vú, khiến tuyến vú nở nang, chuẩn bị cho quá trình mang thai và nuôi con. Nếu không sinh con và cho con bú thì quy trình phát triển tuyến vú rối loạn, tế bào tuyến vú sinh sản không theo tổ chức và dễ dẫn tới ung thư.

Nam mỗi năm có 125.000 người mắc ung thư vú, con số tử vong do ung thư vú là 94. 000 (tương đương 75% số người mắc mới ung thư vú đã tử vong). Ước tính, vào năm 2020, số ca mắc ung thư vú mới là 28,1/100.000 phụ nữ. Vì thế, phụ nữ ở mọi độ tuổi nên cảnh giác với căn bệnh vô cùng nguy hiểm này.

20 - 25 tuổi mắc ung thư vú không còn là chuyện hiếm

Làm sao để nhận biết sớm bệnh ung thư vú?


So với những bệnh ung thư khác, ung thư vú được cho là loại ung thư có tiên lượng tốt. Nếu phát hiện sớm 90% bệnh nhân có thể được điều trị khỏi bệnh. Tầm soát ung thư vú là cách tốt nhất để giảm thiểu những biến chứng nguy hiểm từ căn bệnh này.

Các chuyên gia cho biết, chẩn đoán ung thư vú ở phụ nữ trẻ tuổi (dưới 40 tuổi) khó khăn hơn, vì mô vú thường dày đặc hơn so với các mô vú ở phụ nữ lớn tuổi và những phụ nữ này sẽ khó tự cảm nhận ung thư ở giai đoạn sớm. Thậm chí, vì thiếu kiến thức về bệnh, nhiều phụ nữ thường nghĩ rằng mình quá trẻ để mắc căn bệnh này và dễ dàng bỏ qua những biểu hiện bệnh.

Phụ nữ từ 20 đến 30 tuổi nên khám lâm sàng tuyến vú hàng năm. Nếu có những dấu hiệu bất thường ở vú, người bệnh có thểthực hiện chụp X quang tuyến vú hoặc siêu âm để xác định bệnh. Không những vậy, đối với phụ nữ ở mọi lứa tuổi, tự khám vú cũng chính là cách phát hiện sớm bệnh ung thư vú để điều trị bệnh hiệu quả.

Lưu ý rằng, không nên đi khám khi đang trong chu kỳ, gần ngày “đèn đỏ” hoặc thời kỳ rụng trứng bởi lúc đó, nội tiết thay đổi, vú cương khó phát hiện chính xác. 

Hiểu về triệu chứng ung thư vú ở nam giới

Ung thư vú ở nam giới không phổ biến như ở nữ giới nhưng lại có mức độ nguy hiểm không kém. Giống như hầu hết bệnh khác, ung thư vú ở nam giới có một số triệu chứng và dấu hiệu mà nếu để ý bạn hoàn toàn có thể nhận thấy dễ dàng. Nếu phát hiện ở giai đoạn đầu khi mới phát bệnh thì khả năng điều trị khỏi hẳn cao hơn là bệnh ở giai đoạn nặng.

Triệu chứng ung thư vú ở nam giới

Dưới đây là một số dấu hiệu cơ bản giúp các quý ông nhận biết mình có nguy cơ mắc ung thư vú và nên đi khám ngay trước khi quá muộn.

Núm vú bất thường


Biểu hiện dễ nhận thấy ở nam giới khi bị ung thư vú là biểu hiện bất thường ở núm vú. Tỷ lệ núm vú bất thường trong ung thư vú nam được báo cáo lên tới 40-50% và là vị trí trung tâm của hầu hết khối u vú. Cụ thể, núm vú thường bị co lại, tụt vào trong, hiện tượng này còn gọi là núm vú ngược. Ngoài ra, còn có hiện tượng loét núm vú. Vì thế, khi thấy xuất hiện dấu hiệu này, nam giới cần đi khám để được chẩn đoán chính xác.

Hai vú không đều, xuất hiện cục u


Thông thường, đối với nam giới, nhất là những người thường xuyên tập thể hình, nếu hai bên vú phát triển đều đặn thì không có gì đáng lo ngại. Nhưng nếu một bên vú phát triển bất thường, xuất hiện có khối u nhô hẳn ra hoặc có thể sờ thấy ở khu vực vú phát triển bất thường đó thì có khả năng là mắc ung thư vú. Vị trí khối u thường nằm bên vú trái nhiều hơn bên phải và rất hiếm khi là cả hai bên. Vì thế,  Khi có các biểu hiện này, việc thăm khám bác sỹ là rất cần thiết.

Vùng da vú thay đổi


Vùng da ở vú cũng là biểu hiện rõ ràng giúp bạn phát hiện ung thư vú. Nếu thấy da vú có dấu hiệu không bình thường như bị lõm vào, hay tụt vào trong như lúm đồng tiền cũng phải lưu ý theo dõi và đi khám.

Núm vú chảy dịch bất thường


Giống với ung thư vú ở nữ, xuất huyết hay chảy dịch núm vú ở nam giới cũng là dấu hiệu đáng báo động. Kèm theo đó là biểu hiện vú sưng bất thường... Nếu thấy những biểu hiện này thì quý ông cần phải đi khám ngay.

Trên đây là những dấu hiệu cơ bản báo hiệu nguy cơ bệnh ung thư vú ở nam giới. Vì vậy, các quý ông hãy chủ động theo dõi và theo dõi để phát hiện nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. 

Nhổ lông nách bằng nhíp tăng nguy cơ ung thư vú?

Để dọn đi vùng “violon” đáng ghét dưới cánh tay, hầu hết chị em phụ nữ thường dùng cách nhổ lông bằng nhíp vì tính tiện lợi, nhanh gọn và dễ thực hiện. Tuy nhiên, rất ít người trong chúng ta biết rằng, thói quen tưởng chừng đơn giản này không chỉ gây đau đớn, còn gây ra những hậu quả khôn lường đến phái đẹp nếu sử dụng không đúng cách. 

Nhổ lông nách bằng nhíp tăng nguy cơ ung thư vú?

Nhổ lông nách bằng nhíp không đúng cách có thể tăng nguy cơ ung thư vú 

Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, thói quen dùng nhíp nhổ lông nách cùng với việc sử dụng luôn chất khử mùi sau khi nhổ sẽ khiến các chất hoá học nhanh chóng xâm nhập qua lỗ chân lông đi vào trong cơ thể. Về lâu dài, chúng sẽ tạo một khoảng cách ngắn nhất làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư vú gấp đôi ở chị em phụ nữ.Tuy đến nay, điều này chưa được khẳng định một cách chắc chắn nhưng bạn cũng nên chọn cho mình cách tẩy lông nách hiệu quả và an toàn nhất.

Nếu có thể bạn hãy vệ sinh sạch sẽ nhíp nhổ và vùng da dưới cánh tay. Sau đó, lấy một chiếc khăn bông nhúng vào nước ấm rồi đắp ngay vào vùng nách trong vòng 30 phút. Sau khi hoàn thiện việc dùng nhíp nhổ từng sợi lông tại nách thì việc làm không thể quên được là vệ sinh 1 lần nữa vùng nách cho sạch. Như vậy sẽ hạn chế được những tổn thương đối với vùng da nách và tranh gây bệnh.