Showing posts with label kien-thuc-ung-thu. Show all posts
Showing posts with label kien-thuc-ung-thu. Show all posts

Nghiên cứu mới trong điều trị ung thư cổ tử cung

Trong phẫu thuật ung thư cổ tử cung, phẫu thuật viên nạo các hạch bạch huyết vùng chậu để đánh giá mức độ lan rộng của ung thư. Thay vì nạo nhiều hạch như trước, một kỹ thuật được gọi là sinh thiết cảnh giới có thể được sử dụng để nhằm vào một số ít hạch có nhiều khả năng chứa tế bào ung thư. Bác sỹ sẽ tiêm một loại thuốc nhuộm màu xanh có chứa chất đánh dấu phóng xạ và thuốc này sẽ thấm vào hạch. Sau đó, trong quá trình phẫu thuật, những hạch nào có chứa chất đánh dấu phóng xạ và thuốc nhuộm xanh sẽ được xác định và loại bỏ.

Nghiên cứu mới trong điều trị ung thư cổ tử cung

Đây là các hạch bạch huyết có thể chứa các tế bào ung thư cao nếu ung thư đã lan rộng. trong trường hợp các hạch này không có các tế bào ung thư thì cùng không cần loại bỏ các hạch khác. Hạn chế nạo nhiều hạch vì có thể làm tăng nguy cơ sau này.

Nhiều loại vaccin đã được phát triển nhằm ngăn chặn quá trình nhiễm các chủng HPV liên quan đến ung thư cổ tử cung, các loại vaccin như 16, 18 có thể giúp tạo ra miễn dịch chống lại virut HPV.

Một số loại vaccin cũng được nghiên cứu dành cho chị em đã nhiễm HPV nhằm họ tăng cường hệ thống miễn dịch tiêu diệt virut trước khi phát triển thành ung thư. Hiện nay, cũng có những nghiên cứu nhắm vào những phụ nữ đã mắc ung thư cổ tử cung ngăn chặn bệnh di căn, hoặc tái phát. Các loại vaccin này nhằm phản ứng miễn dịch với các thành phần của virut khiến cho các tế bào ung thư phát triển một cách bất thường. Điều này được nghiên cứu với hy vọng có thể giúp hệ miễn dịch giết chết tế bào ung thư hoặc ngăn chúng phát triển.

Trước đây, điều trị ung thư cổ tử cung chủ yếu được sử dụng ánh lạnh, laser…tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây đang nghiên cứu về việc điều trị bằng thuốc đã cho thấy một kết quả rất khả quan.

Trong một cuộc nghiên cứu gần đây, người ta điều trị CIN bằng cách bôi một loại thuốc chống virut có tến khoa học là cidofovin lên cổ tử cung. Đa số phụ nữ khi được điều trị bằng phương pháp này có thể trở thành phương pháp điều trị chính thức.

Imuquimod đây là một loại thuốc kháng virut khác cũng mang lại các kết quả khả quan khi được dùng điều trị các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung.

Đã có nhiều cuộc thử nghiệm lâm sàng đã được thực hiện đối vói một số loại thuốc dùng trong hoá trị, các phương pháp xạ trị mới và sự kết hợp giữa phẫu thuật, xạ trị và hoá trị.

Phát hiện ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung có thể chữa khỏi được nếu bệnh được phát hiện sớm. Chính vì thế, việc khám phụ khoa định kỳ và tiến hành phết tế bào tử cung giúp bạn có thể phát hiện sớm căn bệnh này bên cạnh một số dấu hiệu đặc trưng của bênh.

Trước khi bệnh được phát triển, sẽ có những dấu hiệu bất thường của tế bào cổ tử cung được gọi là tình trạng dị sản. Tình trạng dị sản nhẹ có thể sẽ trở về bình thường. Nếu xuất hiện dị sản nặng hơn hoặc ung thư ở giai đoạn sớm, bệnh vẫn có thể được điều trị khỏi. Nếu không được phát hiện sớm, ung thư sẽ lây lan ra các có quan khác trong vùng chậu. Tỷ lệ chữa khỏi bệnh lúc này phụ thuộc vào tình trạng ung thư xâm lấn trên cơ thể.

Chỉ đến khi ung thư phát triển sang các mô gần bên thì người bệnh mới bắt đầu thấy một số triệu chứng. Nếu bạn thấy có bất cứ dấu hiệu nào dưới đây, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được khám và tư vấn kịp thời.

Phát hiện ung thư cổ tử cung

Khí hư không bình thường: Khi các tế bào ung thư xâm lấn vào miệng cổ tử cung, khi đó các tế bào xung quanh miệng cổ tử cung sẽ bị tróc ra, làm sản sinh rất nhiều khí hư

Đau hoặc chảy máu âm đạo: Bệnh ung thư cổ tử cung còn phát triển xunh quanh cổ tử cung khiến cho bề mặt của nó trở nên khô nứt. Do đó, khi có bất cứ sự can thiệp nào như đi bộ, quan hệ tình dục đều có thể khiến cho lớp nẻ đó bị rách, gây chảy máu, sẽ đem lại cảm giác khó chịu cho người bệnh.

Chảy máu âm đạo bất thường có thể làm giảm các tế bào hồng cầu và lượng oxy trong cơ thể khiến cơ thể thiếu máu và vô cùng mệt mỏi, có thể có triệu chứng đau lưng, đau khung xương chậu liên tục.

Các tế bào ung thư có thể khiến cổ tử cung sưng phồng cho đến khi nó dựa vào các mạch máu cạnh kề, gây cản trở sự lưu thông máu từ gót chân đến các phần còn lại trên cơ thể.

Khó đi tiểu: Ung thư cổ tử cung có thể khiến thận và các cơ trở nên khó tiếp cận, do đó đẩy nước tiểu tới bàng quang khiến người bệnh khó đi tiểu.

Giảm cân nhanh chóng: Khi mắc ung thư, dù là loại ung thư nào cũng khiến cho người bệnh cảm giác không ngon miệng. Hơn nữa, khi tế bào ung thư phát triển cổ tử cung có thể phồng lên và ép sát vào dạ dày, làm giảm không gian chứa thức ăn. Tất cả những điều này khiến cho người bệnh giảm cân nhanh chóng và đột ngột.

Các giai đoạn phát triển của Ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung đang là nguyên nhân gây tử vong thứ hai ở phụ nữ. Nếu bệnh được phát hiện sớm bệnh có thể được chữa khỏi. Tuy nhiên ở nước ta hiện nay tỷ lệ phát hiện bệnh sớm không cao, đa số người bệnh đến khám khi bệnh đã ở giai đoạn muộn nên rất khó khăn trong việc điều trị bệnh.

Các giai đoạn phát triển của Ung thư cổ tử cung

Các giai đoạn phát triển của ung thư cổ tử cung bao gồm:

Giai đoạn 1: Khi người bệnh bị nhiễm virut HPV


Thực tế, ở độ tuổi mới quan hệ tình dục, có khoảng 60-80% phụ nữ bị nhiễm virut HPV. Đa số các loại virut này đều tự biến mất và không gây tổn hại đến sức khoẻ, những có một vài loại này lại có thể làm cho các tế bào của cổ tử cung phát triển bất bình thường gây ung thư cổ tử cung

Giai đoạn 2: Tiền ung thư


Khoảng 10% phụ nữ bị nhiễm virut HPV phát triển sang giai đoạn tiền ung thư. Họ thường là người trong độ tuổi từ 25 đến 30. Những người bị nhiễm virut HPV có thể chuyển sang giao đoạn ung thư trong vòng 5 đến 10 năm.  Trong giai đoạn này phụ nữ vẫn cảm thấy bình thường. Giai đoạn này nếu được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị sớm thì bệnh sẽ không được phát triển đến giai đoạn ung thư.

Giai đoạn 3: Ung thư cổ tử cung


Những người ở giai đoạn tiền ung thư chỉ có hơn 10% sẽ phát triển thành ung thư. Ở giai đoạn này các tế bào ung thư sẽ phát triển trong cổ tử cung. Nếu có phương pháp điều trị hợp lý sẽ đem lại kết quả khả quan cho người bệnh.

Có thể sử dụng các phương pháp như cắt tử cung hoặc kết hợp nạo các hạch chọn lọc. Trong trường hợp hạch bị xâm lấn, thì phải áp dụng phương pháp phẫu thuật tận gốc tức là cần cắt tử cung, một phần âm đạo, chu cung và nạo vét hạch chậu hai bên.

Xạ trị cũng được sử dụng khi điều trị mỗi khối u đơn lẻ hoặc phối hợp xạ trị ngoài vùng chậu trước khi phẫu thuật. Xạ trị cũng được sử dụng sau khi mổ nhằm tiêu diệt nốt các tế bào ung thư còn xót lại.

Sau khi phẫu thuật, một số trường hợp ung thư cổ tử cung sẽ không phát triển thêm hoặc bệnh được chữa khỏi. Một số khối u ác tính  hoặc không điều trị sẽ tiếp tục phát triển và di căn sang các bộ phần khác.

Giai đoạn 4: Ung thư di căn


Trong giai đoạn này, các tế bào ung thư xâm lấn sang các bộ phận khác của cơ thể. Đây được coi là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh. Ở giai đoạn này có thể sử dụng phương pháp xạ trị ngoài vùng chậu đơn thuần, hoá trị đồng thời với xạ trị ngoài vùng chậu, xạ trị ngoài cùng quanh động mạch chủ bụng trong trường hợp có di căn hạch cạnh động mạch chủ bụng.

Đa số những người mắc bệnh ở giai đoạn này là sau thời kì mãn kinh.

Ung thư cổ tử cung nếu được phát hiện và điều trị kịp thời thì khả năng chữa trị là rất cao và kéo dài đáng kể được thời gian sống. Nếu phát hiện và bệnh được điều trị ung thư chưa di căn thì tỷ lệ sống là 92%. Khi giai đoạn bệnh đã tiến xa thì tỷ lệ sống là 58%. Khi ung thư đã vào giai đoạn cuối thì chỉ còn 17% cơ hội sống.

Ung thư cổ tử cung không phải lúc nào cũng phát triển theo 4 giai đoạn trên và tốc độ phát triển các khối u cũng không giống nhau, nó còn tuỳ thuộc vào hệ thống miễn dịch của mỗi người.

Sự nguy hiểm của ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung thường gặp ở phụ nữ trung niên tuổi từ 35- 40, nhưng gần đây tỷ lệ phát bệnh đang có xu hướng trẻ hóa rõ rệt, do đó phụ nữ cần nâng cao ý thức phòng bệnh hơn nữa.

Sự nguy hiểm của ung thư cổ tử cung

Chúng ta cùng điểm lại một số triệu chứng thường thấy của bệnh ung thư cổ tử cung:

- Thông thường những người bị ung thư cổ tử cung đều có viêm loét cổ tử cung.

- 80% người bệnh có hiện tượng ra máu âm đạo, thường là sau khi quan hệ tình dục hoặc khi kiểm tra phụ khoa.

- Mãn kinh đã lâu, âm đạo đột nhiên ra máu bất thường.

- Vùng bụng dưới hoặc vùng eo lưng thường đau mỏi, đau mỏi tăng lên trong kì kinh hoặc khi đi vệ sinh.

- Khí hư nhiều, màu sắc bất thường và có mùi khó chịu.

Sự nguy hiểm của ung thư cổ tử cung


- Ung thư cổ tử cung sẽ trực tiếp dẫn đến đau phần bụng và khoang chậu, chảy máu âm đạo hoặc ra dịch có mùi hôi. Ngoài ra tuỳ vào vị trí tái phát khác nhau mà có những biểu hiện khác nhau như ho, đau ngực, đi tiểu ra máu, chảy máu trực tràng. Bệnh nhân chưa xuất hiện các triệu chứng đi tiểu nhiều, đái dắt và đi tiểu ra máy thì thường bị chẩn đoán nhầm là viêm nhiễm đường tiết niệu và điều trị nhầm, trong trường hợp nghiêm trọng sẽ có thể dẫn đến rò bàng quang âm đạo.

- Tử cung nằm ở phần bụng của nữ giới, là cơ quan nằm ở khoảng không giữa bàng quang và trực tràng, mà cổ tử cung là bộ phận khá nhỏ ở phần dưới tử cung. Đầu mở của cổ tử cung thông với âm đạo, chức năng của nó là đường thông của kinh nguyệt chảy ra và cũng là rào chắn vi sinh vật âm đạo và không khí đi vào tử cung, ngoài ra còn cơ thể chống lại những phản ứng viêm nhiễm do kích thích khi sinh hoạt tình dục. Ung thư cổ tử cung sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt về sinh lý bình thường của nữ giới, dẫn đến việc sinh hoạt vợ chồng gặp khó khăn.

- Ung thư cổ tử cung gây tổn thương lớn đến tử cung, tử cung là nơi tinh trùng và trứng phát triển, trong quá trình điều trị, bệnh nhân ung thư cổ tử cung do nhiều nguyên nhân mà bắt buộc phải cắt bỏ tử cung để bảo toàn tính mạng, điều này nhìn từ một mặt khác đã vô tình tước bỏ quyền làm mẹ của người phụ nữ, khiến cho nhiều bạn nữ phải chịu tâm lý bất an.

Tại Việt Nam mỗi năm có khoảng hơn 200.000 phụ nữ được chẩn đoán bị ung thư cổ tử cung, và có khoảng 48.000 phụ nữ chết vì ung thư cổ tử cung. Cùng với sự phát triển của kỹ thuật y học, ung thư cổ tử cung hiện là một trong số các bệnh ung thư có thể dễ dàng phòng tránh được, chỉ cần các chị em đi khám phụ khoa định kỳ, tiêm văc-xin ngừa ung thư cổ tử cung, có thể làm giảm tỷ lệ phát bệnh ung thư cổ tử cung.

Chẩn đoán ung thư cổ tử cung

Việc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung có vai trò rất quan trọng trong việc điều trị bệnh. Thông thường, việc chẩn đoán ung thư cổ tử cung được thực hiện bởi các phương pháp sau:

Chẩn đoán ung thư cổ tử cung

Chẩn đoán ung thư cổ tử cung


- Phiến đồ âm đạo PAP Smear (phết tế bào âm đạo) là phương pháp chủ yếu để phát hiện những biến đổi tiền ung thư hoặc ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm.

- Có bất thường khi biểu mô tế bào vảy vùng cổ tử cung hoặc âm đạo không có glycogen, không bắt màu khi nhuộm I-ốt. Khi đó cần nhanh chóng làm sinh thiết.

- Sinh thiết được thực hiện bằng cách lấy các mô ở của tử cung hoặc cổ tử cung, tiến hành kiểm tra cắt lớp hoặc kiểm tra bệnh lí.

- Soi cổ tử cung không trực tiếp phát hiện được ung thư cổ tử cung, nhưng có thể giúp ích cho việc lựa chọn vị trí để tiến hành sinh thiết.

Các triệu chứng thường gặp của ung thư cổ tử cung


- Thông thường những người bị ung thư cổ tử cung đều có viêm loét cổ tử cung.

- 80% người bệnh có hiện tượng ra máu âm đạo, thường là sau khi quan hệ tình dục hoặc khi kiểm tra phụ khoa.

- Mãn kinh đã lâu, âm đạo đột nhiên ra máu bất thường.

- Vùng bụng dưới hoặc vùng eo lưng thường đau mỏi, đau mỏi tăng lên trong kì kinh hoặc khi đi vệ sinh.

- Khí hư nhiều, màu sắc bất thường và có mùi khó chịu.

Khi phát hiện ra ung thư cổ tử cung bệnh nhân sẽ phải làm thêm các xét nghiệm để xem tế bào ung thư đã lan sang các bộ phận khác của cơ thể chưa. Việc thăm dò này là quá trình phân giai đoạn. Để lên kế hoạch điều trị bác sĩ cần phải biết bệnh đang ở giai đoạn nào. Ung thư cổ tử cung được chia thành những giai đoạn sau:

Giai đoạn 0 hay ung thư biểu mô nông tại chỗ


Những triệu chứng này có thể do ung thư hoặc các bệnh khác gây ra. Chỉ có bác sĩ mới có thể khẳng định được. Điều quan trọng là người phụ nữ phải đến khám bác sĩ ngay khi có bất kỳ triệu chúng nào trong số này.

Giai đoạn I


Ung thư chỉ gây tổn thương cổ tử cung mà chưa lan sang khu vực lân cận.

Giai đoạn IA: Một lượng nhỏ tế bào ung thư ở sâu hơn trong lớp mô cổ tử cung nhưng chỉ được phát hiện ra trên kính hiển vi.

Giai đoạn IB: Một lượng lớn tế bào ung thư được phát hiện ra trong lớp mô cổ tử cung.

Giai đoạn II


Ung thư đã lan sang những vùng lân cận nhưng còn giới hạn trong vùng chậu.

Giai đoạn IIA: Ung thư đã lan hết cổ tử cung tới 2/3 trên âm đạo.

Giai đoạn IIB: Ung thư đã lan sang mô xung quanh cổ tử cung.

Giai đoạn III


Ung thư đã lan ra ngoài vùng chậu. Tế bào ung thư có thể lan tới phần dưới âm đạo. Những tế bào này có thể lan sang và làm tắc nghẽn niệu quản.

Giai đoạn IV


Ung thư đã lan sang các bộ phận khác của cơ thể.

Giai đoạn IVA: Ung thư đã lan sang bàng quang hay trực tràng (những cơ quan gần cổ tử cung).

Giai đoạn IVB: Ung thư đã lan sang các cơ quan ở xa như phổi.

Ung thư tái phát


Bệnh tái phát có nghĩa là ung thư xuất hiện trở lại sau khi đã được điều trị. Nó có thể xuất hiện lại ở cổ tử cung hoặc ở một vị trí khác.

Ngày càng có nhiều quan điểm cho rằng, điều trị ung thư bằng phương pháp tổng hợp có ưu thế hơn điều trị bằng phương pháp đơn nhất, sự kết hợp của nhiều kĩ thuật điều trị đã xoá bỏ được những hạn chế của kĩ thuật điều trị đơn nhất, bổ sung ưu thế cho nhau đem lại hiệu quả tốt hơn trong điều trị ung thư cổ tử cung.

Khám và phát hiện sớm ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là dạng ung thư phổ biến thứ hai trên thế giới tác động đến phụ nữ, khoảng 500.000 phụ nữ được chẩn đoán và gần 300.000 người tử vong mỗi năm. Trong danh sách các căn bệnh nguy hiểm với phụ nữ, ung thư cổ tử cung xếp thứ hai. Khó nhận biết do không gây đau và không kèm theo nhiều dấu hiệu khác lạ chính là đặc điểm nguy hiểm nhất của căn bệnh ung thư cổ tử cung. Cần đề phòng bằng việc khám phụ khoa thường xuyên và nếu thấy có dấu hiệu bất thường cần đến khám phụ khoa ngay lập tức để phát hiện bệnh kịp thời và điều trị.

Khám và phát hiện sớm ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung: phụ nữ được thăm khám vùng chậu và làm nghiệm pháp Pap định kỳ thì hầu hết các điều kiện tiền ung thư sẽ được phát hiện và được điều trị trước khi ung thư xuất hiện. Bằng cách đó, hầu hết các loại ung thư thể xâm lấn có thể phòng ngừa được. Tất cả các loại ung thư thể xâm lấn xảy ra có thể được phát hiện ra ở giai đoạn sớm và có thể chữa khỏi được.

Để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, khi khám vùng chậu, bác sĩ kiểm tra tử cung, âm đạo, buồng trứng, vòi trứng, bàng quang, và trực tràng. Bác sĩ sẽ khám những cơ quan này để phát hiện ra những bất thường về hình dáng và kích thước. Bác sĩ có thể phải sử dụng một mỏ vịt để mở rộng âm đạo giúp nhìn thấy phần trên cao của âm đạo và cổ tử cung.

Hiện nay, phát hiện sớm ung thư cổ tử cung có xét nghiệm đơn giản hơn được gọi là Nghiệm pháp Pap Smear (phiến đồ âm đạo Pap Smear), không đau để phát hiện ra những tế bào bất thường ở trong và xung quanh cổ tử cung. Phụ nữ nên làm nghiệm pháp này ngoài những ngày có kinh nguyệt; thời gian tốt nhất là khoảng 10 đến 20 ngày sau ngày thứ nhất của chu kỳ kinh nguyệt. Trong khoảng hai ngày trước khi tiến hành nghiệm pháp Pap, nên tránh tắm vòi hoa sen hoặc sử dụng bọt, kem, hay gel diệt tinh trùng hoặc đặt thuốc âm đạo ( trừ những loại được bác sĩ chỉ định), những loại thuốc này có thể rửa trôi hoặc giấu đi các tế bào bất thường.

Nghiệm pháp Pap Smear cố thể tiến hành ở phòng khám hoặc trong bệnh viện. Dùng một cái nạo bằng gỗ (cái bay) hoặc một bàn chải nhỏ để lấy tế bào cổ tử cung và phần trên âm đạo. Những tế bào này được đặt lên một phiến kính và gửi tới phòng thí nghiệm để kiểm tra nhằm phát hiện ra những thay đổi bất thường.Cách thức miêu tả kết quả nghiệm pháp Pap đang thay đổi.

Ngoài nghiệm pháp Pap Smear, để chuẩn đoán ung thư cổ tử cung, còn có phương pháp mới nhất là phương pháp sử dụng hệ thống Bethesda. Những thay đổi được mô tả theo SIL mức độ thấp hoặc là SIL mức độ cao. Nhiều bác sĩ cho rầng hệ thống Bethesda cung cấp nhiều thông tin bổ ích hơn hệ thống cũ, hệ thống cũ sử dụng các con số từ hạng 1 đến hạng 5. (Trong hạng 1, tế bào trong mẫu xét nghiệm là bình thường, còn hạng 5 là ung thư thể xâm lấn). Phụ nữ nên đề nghị bác sĩ giải thích hệ thống mô tả kết quả cho nghiệm pháp Pap của họ.

Phụ nữ nên đi khám định kỳ, bao gồm khám vùng chậu và làm nghiệm pháp Pap Smear, nếu họ ở độ tuổi hoặc đã ở độ tuổi có hoạt động tình dục hay nếu họ >18 tuổi. Xét thấy có dấu hiệu ung thư cổ tử cung nên đi chuẩn đoán, xét nghiệm để xác định bệnh. Những phụ nữ đã được cẳt tử cung (phẫu thuật cắt tử cung và cả cổ tử cung) nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc khám vùng chậu và làm nghiệm pháp Pap smear.