Showing posts with label che-do-dinh-duong-benh-nhan-ung-thu. Show all posts
Showing posts with label che-do-dinh-duong-benh-nhan-ung-thu. Show all posts

4 Thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư phổi

Ung thư phổi nằm trong típ những bệnh ung thư gây tử vong cao hàng đầu thế giới. Mỗi năm, trên thế giới, bệnh ung thư phổi cướp đi khoảng 1,3 triệu người. Trong những năm gần đây, tỉ lệ mắc bệnh ung thư phổi ở phụ nữ và những người trẻ ngày càng tăng cao gần bằng so với ở nam giới và người cao tuổi. 

Việc hạn chế nguy cơ mắc bệnh ung thư bằng chế độ ăn uống luôn là cách được nhiều chuyên gia khuyến cáo. Dưới đây là một số thực phẩm hàng đầu giúp hỗ trợ ngăn ngừa ung thư phổi hiệu quả.

4 Thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư phổi

Củ nghệ


Củ nghệ được biết đến là một trong những loại gia vị không thể thiếu trong căn bếp của người nội trợ, giúp tạo nên hương vị đặc trưng cho món ăn. Không những thế, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nghệ còn là loại gia vị được nghiên cứu nhiều nhất trên thế giới trong công cuộc chống lại ung thư và các bệnh mãn tính khác. Người ta tin rằng, nghệ có khả năng điều trị ung như nhờ hoạt chất curcumin của nó, giúp tiêu diệt các tế bào ung thư, trong đó có ung thư phổi.

Cà chua


Cà chua có lượng lycopene rất dồi dào. Đây là một loại chất chống ôxy hóa mạnh vì thế cà chua chính là sự lựa chọn tuyệt vời cho người ung thư. Điều đặc biệt là, các sản phẩm cà chua như nước sốt có mức độ khả dụng sinh học lycopene cao hơn cà chua tươi. Vì thế, chế độ ăn nhiều cà chua có thể giúp giảm nguy cơ mắc ung thư rất hiệu quả.

Các loại hạt


Các loại hạt nói chung như hạnh nhân, hạt điều, đậu… được nghiên cứu là rất tốt cho sức khỏe, giúp làm giảm các triệu chứng khô miệng, nhiệt miệng, viêm loét và chảy máu cam... Bên cạnh việc cung cấp cho cơ thể các vitamin, khoáng chất và chất xơ cần thiết, các loại hạt còn có tác dụng ngăn ngừa ung thư hiệu quả. Các loại hạt như bí ngô, quả óc chó, đậu phộng.. có khả năng cải thiện hệ miễn dịch, ức chế tế bào ung thư.

Mật ong


Mật ong cũng được coi là một trong những thực phẩm rất tốt cho cơ thể của con người. Hiện các nhà khoa học chưa rõ tại sao các sản phẩm từ ong lại có thể tấn công tế bào ung thư. Tuy nhiên, các nhà khoa học đều cho rằng rất có thể các hóa chất trong các sản phẩm từ ong gây ra hội chứng tự chết ở tế bào hoặc hội chứng chết hoại của tế bào ung thư. Hai khả năng khác là chúng làm giảm lượng phân tử gốc có chứa oxi độc hại trong tế bào, dịch lỏng của cơ thể hoặc kích thích hệ miễn dịch tấn công khối u.

Những thực phẩm người bệnh ung thư phổi không nên ăn

Ung thư phổi là một trong những căn bệnh phổ biến và có nguy cơ tử vong hàng đầu ở Việt Nam. Tuy nhiên, những hiểu biết về căn bệnh này còn không ít hạn chế. Rất nhiều người mắc phải những sai lầm trong chế độ ăn hàng ngày khiến căn bệnh ung thư phổi càng trở nên trầm trọng, gây khó khăn cho việc điều trị. Dưới đây là những thực phẩm cấm kỵ đối với bệnh nhân ung thư phổi, ngoài thuốc lá.

Những thực phẩm người bệnh ung thư phổi không nên ăn

Thức ăn dầu mỡ, béo


Thức ăn nhiều chất béo, dầu, mỡ được cho là cấm kỵ đối với những bệnh nhân ung thư phổi. Đặc biệt là những trường hợp bệnh nhân có biểu hiện ho có đờm, đờm trắng ở trạng thái dễ nhổ ra, kèm theo rêu lưỡi trắng hoặc nhầy.

Hải sản


Bệnh nhân ung thư phổi cũng nên hạn chế những đồ hải sản tẩm bổ như tôm, cua, cá, … Ngoài ra cũng nên hạn chế những đồ uống lạnh. Cũng giống như đồ ăn nhiều dầu mỡ…, hải sản cũng làm cho tình trạng bệnh của những bệnh nhân có biểu hiện ho có đờm, đờm trắng… ở bệnh nhân ung thư phổi càng trở nên nghiêm trọng

Đồ hun khói 


Thực phẩm hun khói không chỉ không tốt cho  sức khỏe nói chung, nó còn gây ảnh hưởng đến việc điều trị của bệnh nhân ung thư phổi. Tốt nhất, những bệnh nhân đang điều trị ung tư phổi có biểu hiện ho đờm tuyệt đối không nên ăn những thực phẩm hun khói như thịt lợn hun khói, thịt mỡ, thịt dê, chả lợn nướng…

Kiêng ăn các thức ăn cay, nóng 


Nếu bệnh nhân có các biểu hiện như ho, ho có đờm đặc, đờm có màu vàng, rêu lưỡi vàng, nhầy thì nên kiêng các thức ăn cay, nóng  như ớt, rượu, bột càri... Thay vào đó, bệnh nhân nên ăn một số thực phẩm có công dụng tốt cho đường tiêu hóa và thanh nhiệt giải độc như quả lê, quả hồng, củ cải hầm đường phèn.

Thực phẩm thô ráp


Người bệnh có biểu hiện ho có đờm kèm theo máu các bác sỹ khuyên nên tuyệt đối kiêng những thực phẩm thô ráp như bánh mỳ, các loại ngũ cốc nguyên cám.

Trên đây là 5 nhóm thực phẩm mà bệnh nhân điều trị ung thư vú nên kiêng kỵ để tránh những biến chứng, cũng như những tác dụng phụ không đáng có. Vì thế, bạn hãy học cách loại bỏ chúng hoặc hạn chế trong thực đơn hàng ngày để việc điều trị được thuận lợi và hiệu quả.

5 Lưu ý trong chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư phổi

Ung thư phổi mang theo nhiều hệ lụy đến đời sống và sức khỏe của người bệnh nhưng không có nghĩa chúng ta phải đầu hàng trước nó. Điều quan trọng là chúng ta cần phải nhận thức được tầm quan trọng của việc chăm sóc sau phẫu thuật và vai trò của dinh dưỡng sau điều trị để tránh những biến chứng mà chúng gây ra đối với bệnh nhân.

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những lưu ý cơ bản mà bạn cần nắm được trong chế độ dinh dưỡng đối với bệnh nhân ung thư phổi, nhất là sau khi phẫu thuật, tránh tác dụng phụ, mau chóng phục hồi sức khỏe và phòng ngừa nguy cơ tái phát ung thư.

5 Lưu ý trong chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư phổi

Bổ sung cá và thị gia cầm


Chế độ dinh dưỡng bao gồm nhiều thịt nạc, cá, thịt gia cầm bỏ da… rất tốt cho những bệnh nhân ung thư phổi và được các bác sĩ khuyến khích đưa vào thực đơn hàng ngày của người bệnh. Đây là nhóm thực phẩm đáp ứng đủ nhu cầu protein và cholesterol cho cơ thể. Tuy nhiên, một cách hợp lý, người bệnh chỉ nên bổ sung những thực phẩm này với tỷ lệ bằng 15% khẩu phần ăn mỗi ngày.

Bổ sung chất xơ và những thực phẩm ít chất béo


Đây là nhóm những thực phẩm tương đối lành mạnh cho sức khỏe của bệnh nhân ung thư phổi. Chất xơ có chứa nhiều trong các loại rau củ, ngũ cốc, hoa quả khô, táo, cam… rất tốt cho tiêu hóa của cơ thể.  Còn những thực phẩm ít chất béo bao gồm những thực phẩm như trứng, cá, thịt nạc…

Ngoài ra, người bệnh nên ăn nhiều loại thực phẩm lành mạnh khác như tinh bột (gạo, mì ống, khoai tây), các loại trái cây và rau quả rất giàu vitamin A, C, D, E,… sẽ có tác dụng phục hồi chức năng của một số cơ quan trong cơ thể.

Xây dựng chế độ ăn hợp lý


Nhìn chung, đối với bệnh nhân ung thư phổi, sau điều trị, cần lựa chọn thực phẩm dễ tiêu, chia nhỏ bữa ăn… nhưng vẫn trên cơ sở bảo đảm cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Ngoài ra, do người bệnh có khả năng hấp thu cao hơn vào ban ngày, vì thế, người bệnh nên cần tăng lượng ăn vào buổi sáng và trưa, ít hơn vào buổi tối. Lưu ý, cần tránh những thực phẩm có khả năng gây đầy hơi, khó chịu cho người bệnh như đậu nấu tái, gia vị cay ...

Chủ động đối phó với triệu chứng buồn nôn, táo bón


Để chủ động đối phó với tình trạng buồn nôn, hấp thu kém và táo bón trong giai đoạn hậu phẫu, bạn nên ăn với lượng thức ăn ít và chia thành nhiều bữa trong ngày. Ngoài chế độ ăn nhiều chất xơ, nhiều hoa quả, bệnh nhân cũng nên kết hợp với hoạt động thể chất, tránh nằm ngồi nhiều, uống nhiều nước để tránh tình trạng táo bón khi sử dụng sắt và thuốc giảm đau sau phẫu thuật.

Tránh để cơ thể bị sụt cân


 Sụt cân là biểu hiện thường thấy của bệnh nhân ung thư phổi sau phẫu thuật ung thư phổi, có liên quan mật thiết với chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân. Để khắc phục tình trạng này, nhìn chúng, bạn cần phải có kế hoạch và xây dựng một chế độ dinh dưỡng đủ chất và ngon miệng cho bệnh nhân. Để tránh tình trạng chán ăn, người nhà bệnh nhân nên thay đổi món ăn thường xuyên, chế biến đẹp mắt, chia thành nhiều bữa nhỏ, thêm vào các loại gia vị để kích thích cảm giác thèm ăn của người bệnh.

Trên đây là những lời khuyên của các chuyên gia, bác sĩ về chế độ ăn hàng ngày của người bệnh ung thư phổi, bạn cần nắm rõ để giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả, tăng chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư phổi

Giữ một lối sống lành mạnh là một ý tưởng tốt cho tất cả mọi người. Nếu bạn bị ung thư phổi, dinh dưỡng là một phần rất quan trọng trong việc điều trị của bạn. Ăn đúng loại thực phẩm có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn và nhanh chóng hồi phục hơn. Tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng có thể giúp bạn đối phó với các hiệu ứng phụ khi điều trị.

Nhu cầu dinh dưỡng của bạn có thể sẽ thay đổi khi trải qua các triệu chứng và quá trình điều trị ung thư. Hãy chắc chắn rằng bạn nên trao đổi với bác sĩ về bất kỳ mối quan tâm nào của bạn về chế độ dinh dưỡng của bạn. Bạn nên tham khảo ý kiến của một số chuyên gia dinh dưỡng để được cung cấp thêm thông tin và có thể xây dựng một thực đơn phù hợp.

Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người là khác nhau, chúng được dựa trên kế hoạch điều trị ung thư của bạn, chiều cao và trọng lượng và bất cứ tình trạng bệnh nào liên quan chẳng hạn như bệnh tiểu đường hoặc bệnh tim.

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư phổi

Dưới đây là một số Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư phổi


Duy trì một trọng lượng khỏe mạnh. Đối với một số người này có thể có nghĩa là ăn đủ lượng calo để tránh mất trọng lượng và đối với những người khác có thể có nghĩa giảm cân một cách an toàn. Bác sĩ có thể giúp bạn xác định trọng lượng khỏe mạnh đối với thể trạng của mình.

Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể cần như protein, carbohydrate, vitamin, khoáng chất và nước.

Tránh các loại thực phẩm mà làm cho tác dụng phụ nặng hơn. Một số thực phẩm có thể gây tiêu chảy, táo bón và đau miệng.

Dưới đây là một số lời khuyên về việc làm thế nào để đảm bảo an toàn cho cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng.

Nên cung cấp đầy đủ lượng calo hoặc thức ăn, đồ uống
Ăn bất cứ khi nào bạn đang đói
Bổ sung thức uống giàu năng lượng nếu cần thiết
Sử dụng các loại thảo mộc và gia vị để làm cho thực phẩm hấp dẫn hơn
Hãy thử ăn lỏng hoặc xay nhuyễn nếu gặp khó khăn trong việc hấp thụ thức ăn
Ăn nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày
Tránh các loại thực phẩm nếu chúng làm táo bón hoặc tiêu chảy
Tránh thực phẩm rất nóng hoặc cực lạnh
Bạc hà và trà gừng có thể giúp làm dịu đường ruột
Không nên nằm sau khi ăn
Ăn các thực phẩm nhạt nếu dạ dày khó chịu hoặc đau miệng
Ăn các thực phẩm giàu chất xơ giúp giảm táo bón

Người bệnh ung thư phổi nên kiêng gì?

Ung thư phổi là một căn bệnh phổ biến hiện nay, tỉ lệ nam giới mắc bệnh nhiều hơn nữ giới. Nguyên nhân gây bệnh được cho rằng do các yếu tố như phơi nhiễm chất phóng xạ, khói thuốc lá, chế độ ăn uống.

Người bệnh ung thư phổi nên kiêng gì?

1. Không hút thuốc lá


Theo nghiên cứu thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ra một số bệnh về tim mạch, hệ hô hấp và đặc biệt là các bệnh về phổi.  Đối với những bệnh nhân mắc ung thư phổi các bác sỹ khuyên tuyệt đối không được sử dụng thuốc lá. Vì trong thuốc lá có tới hơn 200 hóa chất gây độc tế bào, gây ung thư tế bào. Khói thuốc làm tổn thương trực tiếp tới lá phổi, tới vòm họng khiến đờm không ngừng được sinh ra và tích tụ gây ra hiện tượng ho, ho dữ dội, ho có đờm, ho ra máu làm diễn biến tình trạng bệnh xấu đi.

2. Kiêng ăn các thức ăn dầu mỡ, béo, hải sản


Với những trường hợp bệnh nhân có biểu hiện ho có đờm, đờm trắng ở trạng thái dễ nhổ ra, kèm theo rêu lưỡi trắng hoặc nhầy thì nên kiêng những thực phẩm tẩm bổ, các thức ăn chiên, rán, tôm, cua, cá, thịt mỡ, hạn chế uống đồ lạnh.

3. Kiêng ăn các thức ăn cay, nóng, đồ hun khói


Nếu bệnh nhân có các biểu hiện như ho, ho có đờm đặc, đờm có màu vàng, rêu lưỡi vàng, nhầy thì nên kiêng các thức ăn cay, nóng (ớt, rượu, bột càri…)tránh ăn thịt hun khói ( thịt lợn hun khói, thịt mỡ, thịt dê, chả lợn nướng…) Ngoài ra bệnh nhân nên ăn một số thực phẩm có công dụng tốt cho đường tiêu hóa và thanh nhiệt giải độc như quả lê, quả hồng, củ cải hầm đường phèn.

4. Kiêng các thực phẩm thô ráp


Bệnh nhân có biểu hiện ho, rát cổ, ho có đờm kèm theo máu các bác sỹ khuyên nên kiêng những thực phẩm thô ráp như bánh mỳ, các loại ngũ cốc nguyên cám để tránh tình trạng diễn biến bệnh xấu đi.

Ngoài những thực phẩm trên bệnh nhân mắc ung thư phổi nên bổ sung thêm các thực phẩm dễ tiêu hóa, giàu chất dinh dưỡng như canh thịt bò hầm, canh hạt sen, canh nấm linh chi…đều là những món ăn dễ tiêu và giàu chất dinh dưỡng. Bệnh nhân nên ăn thêm một số loại quả như nho, cam, quýt, táo vì chúng giúp cung cấp lượng vitamin dồi dào, thanh nhiệt giải độc. Trong quá trình tẩm bổ bệnh nhân cần có những lưu ý chung là tránh ăn các thực phẩm chiên, rán, nhiều dầu mỡ, cac đồ cay, nóng, thức ăn thô.

Bệnh ung thư phổi thời kỳ đầu biểu hiện thường không rõ ràng, bệnh nhân thường nhầm lẫn với một số bệnh khác về đường hô hấp. Các bác sỹ khuyên bạn nên đi đến các cơ sở chuyên khoa về ung bướu để thăm khám khi cơ thể có các biểu hiện bất thường như ho, ho lâu ngày không khoi, ho có đờm, ho lẫn máu, nói khó khăn, đau khi nuốt, nuốt vướng…vì đây có thể là những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc ung thư phổi

Những việc nên làm khi điều trị ung thư vú

Để việc điều trị ung thư đạt được nhưng hiệu quả tốt, nhanh chóng, dưới đây là một số lời khuyên bạn nên thực hiện.

Những việc nên làm khi điều trị ung thư vú

Chế độ ăn uống lành mạnh


Chế độ ăn uống là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với quá trình điều trị ung thư vú, bởi nó gây nên những tác động tới thể lực người bệnh cũng như kết quả của việc điều trị.

Trong giai đoạn điều trị người bệnh nên ăn bổ sung hàm lượng protein có nguốn gốc thực vật như : nấm, đậu . . . nguồn dinh dưỡng này sẽ giúp hệ thống tiêu hóa dễ dàng hấp thụ hơn so với nguồn protein từ  động vật. Tuy nhiên, bệnh nhân ung thư vú vẫn có thể ăn thịt trong giớ hạn và nê tránh những loại thịt đóng hộp.

Bên cạnh đó, để giúp cơ thể nhanh chóng lấy lại cân nặng trở lại, người bệnh nên ăn bổ sung thêm các loại thực phẩm như : trứng, sữa, pho mát. Đặc biệt là lưu ý đến việc bổ sung hàm lượng nước cần thiết cho cơ thể. Đồng thời không nên sử dụng, cắt giảm các loại đồ uống có chưa các cafein và các loại đồ uống chứa cồn.

Ngoài ra, bệnh nhân sử dụng các loại thực phẩm: dâu tây, quả việt quất hay sữa chua... để  cải thiện các chứng táo bón bị sảy ra trong quá trình điều trị

Luyện tập


Luyện tập các bài thể dục nhẹ nhàng se đem lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.

Những bài tập thích hợp trong thời điểm này là người bệnh hãy đi bộ nhẹ nhàng, có thể giúp  bạn tránh được chứng thiếu máu bằng việc tăng lượng oxy trong cơ thể và bổ sung lượng tế bào máu.

Ngay sau khi việc điều trị kết thúc, bệnh nhân ung thư vú vẫn nên duy trì chế độ tập luyện , sẽ giúp bạn tránh được cảm giác mệt mỏi và giúp săn chắc cơ bắp.

Giữ trạng thái tâm lý ổn định


Bên cạnh duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và chế độ luyện tập đều đặn, người bệnh cần luôn duy trì tâm lý ở trạng thái ổn định, tự tin và lạc quan, đây là một yếu tố không kém phần  quan trọng. Bạn có thể đọc sách , xem phim...

Chăm sóc cho da


Trong quá trình điều trị ung thư vú có thể khiến cho da người bệnh bị khô, vì thế mà cần được quan tâm chăm sóc tới làn da. Khi tắm nên sử dụng các loại sữa tắm có chưa dưỡng chất cơ lợi cho da, thay vì việc trà xát mạnh những vết bẩn, bạn hãy dùng khăn mền lau nhẹ nhàng

Nếu muốn trang điểm, người bệnh đừng nên thoa kem nền trước, sử dụng kem chống nắng trước khi ra nắng để bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời.

Yêu cầu sự giúp đỡ


Trong thời gian điều trị, người bệnh cần có sự giúp đỡ và động viên từ gia đình, bạn bè và người thân, để việc điềi trị đạt được hiệu quả nhanh chóng

Bên cạnh đó, nếu như có sự thắc mắc nào trong quá trình điều trị, người bệnh đừng ngại hỏi và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư vú

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư vú tương đối quan trọng, chế độ ăn cũng góp phần quan trọng vào việc điều trị cũng như giảm thiểu nguy cơ tái phát của bệnh ung thư vú.

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư vú

Nguyên tắc lựa chọn thực phẩm


- Chọn thực phẩm tươi sạch, có nguồn gốc sản xuất rõ ràng, đảm bảo được tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. 

- Đa dạng hóa các loại thực phẩm trong khẩu phần ăn nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh, các vi chất dinh dưỡng và các vitamin giúp cho cơ thể chống lại sự lão hóa, dọn các gốc tự do ngăn ngừa căn bệnh ung thư… 

- Sử dụng thực phẩm tươi đã được làm sạch và bảo quản trong điều kiện lạnh, tránh sử dụng thực phẩm ướp muối mặn, thực phẩm qua chế biến ở nhiệt độ cao, thực phẩm qua xào rán dầu mỡ nhiều lần. 

- Chế độ ăn giảm đạm độ năng lượng: Tránh ăn quá nhiều thực phẩm giàu đạm, giàu đường và lipid, nên ăn nhiều rau và hoa quả. 

- Tránh uống các nước uống có chứa cồn như rượu, bia… Có nghiên cứu chứng minh mối liên quan giữa ung thư vòm họng, ung thư thực quản, ung thư vú, ung thư gan với các loại đồ uống này.

Các nhóm thực phẩm cần đảm bảo đủ trong khẩu phần ăn

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư vú 

- Đạm: Thịt cung cấp cho cơ thể các loại axit amin (nguyên liệu cấu tạo các loại protein trong cơ thể). Để đảm bảo cung cấp đủ các loại axit amin cần ăn đa dạng các loại thực phẩm, khẩu phần ăn phải cân đối giữa protein động vật và thực vật. 

Các loại thịt màu trắng như thịt các loại gia cầm sẽ có lợi hơn cho sức khỏe. Cơ thể cũng cần bổ sung thêm các nguồn sắt, kẽm… từ các loại thịt có màu đỏ như thịt lợn nạc, thịt bò… Các loại tôm, cua cá, nhuyễn thể và hải sản. Hơn nữa đây còn là nguồn cung cấp các axit amin và vi chất dinh dưỡng rất quý cho cơ thể.

- Tinh bột: Nên chọn cung cấp từ các loại ngũ cốc còn nguyên hạt (gạo, ngô, lúa mì, hạt lúa mạch), các loại củ (khoai tây, khoai lang, khoai sọ, củ sắn…). Tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa đường đơn, gây nhiều tác hại cho cơ thể, đồng thời các chất phụ gia cho thêm vào thực phẩm trong quá trình chế biến và bảo quản cũng là một trong những nhân tố góp phần làm gia tăng tỉ lệ bệnh ung thư.

- Chất béo (Lipid): Là chất cho giá trị năng lượng cao, giúp hình thành cấu trúc tế bào cơ thể. Do đó trong khẩu phần cần phải có một hàm lượng Lipid nhất định. Trong lipid có chứa các loại axit béo không no và axit béo no,hàm lượng axit béo không no không quá 50%, trong đó axit béo không no có nhiều nối đôi nên dưới 10% tổng năng lượng.

- Rau quả: Chọn các loại quả tươi sạch, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo quản trong điều kiện lạnh, hạn chế làm mất các vitamin trong quá trình chế biến cũng như sơ chế, bảo quản. Rau quả rất có lợi cho sức khỏe do cung cấp các loại vitamin.

Chú ý: Nên luôn giữ cơ thể ở mức cân nặng lý tưởng cho phép theo khuyến cáo mức tính dựa vào chỉ số khối cơ thể (BMI).

Chế độ dinh dưỡng trong các đợt truyền hóa chất, phẫu thuật, xạ trị


- Một nguyên tắc trong điều trị bệnh ung thư là luôn tránh giảm cân và giữ cân nặng lý tưởng cho phép. Khi bệnh nhân chấp nhận phối hợp với phương pháp lựa chọn điều trị ung thư, nên cho bệnh nhân ăn một chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng. 

- Tăng cung cấp các chất dinh dưỡng cao trong khẩu phần, tăng các vitamin và vi chất dinh dưỡng, đặc biệt các thực phẩm có chứa nhiều chất chống ôxy hóa. Các chất xơ và các chất chống ôxy hóa nên cung cấp nhiều trước và sau các đợt điều trị nhằm giảm thiểu việc làm giảm tác dụng của các đợt truyền hóa chất, xạ trị… Các bữa ăn cũng nên được ăn trước hoặc sau 4 giờ điều trị.

- Trong quá trình tiến hành phẫu thuật, truyền hóa chất, xạ trị, hoặc kết hợp các phương pháp điều trị làm cho bệnh nhân mệt mỏi, nôn nhiều… không thể cung cấp thức ăn bằng đường tiêu hóa, các bác sĩ điều trị sẽ chỉ định cho bệnh nhân nuôi dưỡng theo đường tĩnh mạch như truyền đường, đạm, điện giải… đảm bảo đủ mức dinh dưỡng cho cơ thể.

Khuyến khích bệnh nhân ăn tự nguyện và chọn các món ăn, các thực phẩm theo sở thích của bệnh nhân, chế độ ăn lúc đầu cần cung cấp nhiều năng lượng được cung cấp từ tinh bột sau đó tăng dần lượng đạm, chất xơ nhằm đảm bảo tiêu hóa tốt cho bệnh nhân…

Vụ án đám cưới

Một cặp tình nhân sau nhiều năm tìm hiểu kỹ càng đã quyết định tổ chức đám cưới thật hoành tráng.

Đó là một đám cưới theo nghi lễ truyền thống, rượu chảy như suối, thịt chất như núi và rau thì bạt ngàn như những cánh rừng. Hai họ chúc tụng đến say mèm.

Thế rồi, không biết vì sao hai họ lại lao vào đấm đá nhau tơi bời. Khi cảnh sát đến nơi thì khắp nơi hoang tàn như bãi chiến trường, ai nấy máu me đầy người nằm la liệt vì ai cũng say. Cảnh sát quyết định đem cả hai họ về đồn nghỉ ngơi cho giã rượu rồi sẽ xét xử tội gây mất trật tự công cộng.

Hai hôm sau, tại tòa án. Quan viên hai họ vẫn còn phảng phất hơi men, vừa nhìn thấy nhau đã lao vào đấm đá túi bụi. Chủ tọa phải vất vả lắm mới ổn định được tình hình. Khi trật tự vãn hồi, mặc cho hai họ gầm gừ nhìn nhau, chủ tọa hỏi anh chàng phù rể vì thấy anh ta có vẻ tỉnh táo nhất:
Blog 4 mùa hoa cỏ: Vụ án đám cưới