Showing posts with label benh-ung-thu-phoi. Show all posts
Showing posts with label benh-ung-thu-phoi. Show all posts

4 Thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư phổi

Ung thư phổi nằm trong típ những bệnh ung thư gây tử vong cao hàng đầu thế giới. Mỗi năm, trên thế giới, bệnh ung thư phổi cướp đi khoảng 1,3 triệu người. Trong những năm gần đây, tỉ lệ mắc bệnh ung thư phổi ở phụ nữ và những người trẻ ngày càng tăng cao gần bằng so với ở nam giới và người cao tuổi. 

Việc hạn chế nguy cơ mắc bệnh ung thư bằng chế độ ăn uống luôn là cách được nhiều chuyên gia khuyến cáo. Dưới đây là một số thực phẩm hàng đầu giúp hỗ trợ ngăn ngừa ung thư phổi hiệu quả.

4 Thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư phổi

Củ nghệ


Củ nghệ được biết đến là một trong những loại gia vị không thể thiếu trong căn bếp của người nội trợ, giúp tạo nên hương vị đặc trưng cho món ăn. Không những thế, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nghệ còn là loại gia vị được nghiên cứu nhiều nhất trên thế giới trong công cuộc chống lại ung thư và các bệnh mãn tính khác. Người ta tin rằng, nghệ có khả năng điều trị ung như nhờ hoạt chất curcumin của nó, giúp tiêu diệt các tế bào ung thư, trong đó có ung thư phổi.

Cà chua


Cà chua có lượng lycopene rất dồi dào. Đây là một loại chất chống ôxy hóa mạnh vì thế cà chua chính là sự lựa chọn tuyệt vời cho người ung thư. Điều đặc biệt là, các sản phẩm cà chua như nước sốt có mức độ khả dụng sinh học lycopene cao hơn cà chua tươi. Vì thế, chế độ ăn nhiều cà chua có thể giúp giảm nguy cơ mắc ung thư rất hiệu quả.

Các loại hạt


Các loại hạt nói chung như hạnh nhân, hạt điều, đậu… được nghiên cứu là rất tốt cho sức khỏe, giúp làm giảm các triệu chứng khô miệng, nhiệt miệng, viêm loét và chảy máu cam... Bên cạnh việc cung cấp cho cơ thể các vitamin, khoáng chất và chất xơ cần thiết, các loại hạt còn có tác dụng ngăn ngừa ung thư hiệu quả. Các loại hạt như bí ngô, quả óc chó, đậu phộng.. có khả năng cải thiện hệ miễn dịch, ức chế tế bào ung thư.

Mật ong


Mật ong cũng được coi là một trong những thực phẩm rất tốt cho cơ thể của con người. Hiện các nhà khoa học chưa rõ tại sao các sản phẩm từ ong lại có thể tấn công tế bào ung thư. Tuy nhiên, các nhà khoa học đều cho rằng rất có thể các hóa chất trong các sản phẩm từ ong gây ra hội chứng tự chết ở tế bào hoặc hội chứng chết hoại của tế bào ung thư. Hai khả năng khác là chúng làm giảm lượng phân tử gốc có chứa oxi độc hại trong tế bào, dịch lỏng của cơ thể hoặc kích thích hệ miễn dịch tấn công khối u.

8 Dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi

Ung thư phổi là căn bệnh nguy hiểm cả ở nam và nữ giới. Thuốc lá là một trong những nguyên nhân chính gây nên căn bệnh này. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều trường hợp dù không hút thuốc cũng có thể bị ung thư phổi tấn công.

Sự nguy hiểm của ung thư phổi thường là do phát hiện bệnh ở giai đoạn quá muộn.  Vì ở giai đoạn đầu, các triệu chứng khá mơ hồ và dễ nhầm lẫn với những bệnh thông thường. Nhưng hãy quan tâm tới cơ thể và cảnh giác với những bất thường dưới đây.

Dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi

Ho dai dẳng


Phần lớn bệnh nhân ung thư phổi đều ho khá nhiều, thậm chí có chất nhày sậm màu hoặc có máu. Trong trường hợp một tháng mà những cơn ho không dứt, bạn nên khám sớm.

Nhiễm trùng mãn tính


Viêm phế quản mãn tính có thể gây ra nhiễm trùng phổi và rất nguy hiểm. Nếu những cơn đau tức ngực thường xuyên xảy ra, có thể bạn đang phải đối mặt với triệu chứng của bệnh ung thư phổi.

Đột ngột giảm cân


Giảm cân không do chế độ tập luyện hay ăn uống là một điều bất thường. Đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh mà một trong số đó là ung thư phổi.

Đau xương


Tình trạng đau nhức xương cũng có thể là do những tế bào ung thư đã di căn và rất nguy hiểm. Tuy nhiên, nhiều người chủ quan, hiểu lầm rằng, tình trạng đau xương chỉ đơn thuần là do thiếu vitaminD.

Sưng cổ và mặt


Khi khối u đè lên tĩnh mạch chủ trên sẽ khiến phần cổ và khuôn mặt bị sưng lên. Cánh tay và vùng trên ngực cũng có thể bị ảnh hưởng.

Mệt mỏi


Người bệnh ung thư phổi thường có cảm giác mệt mỏi và thường xuyên muốn nghỉ ngơi dù không làm việc quá sức.

Yếu cơ


Ung thư phổi có thể ảnh hưởng đến cả các cơ. Người bệnh có thể thấy đau hông và tiếp theo là đau ở các vùng khác như vai, cánh tay và chân.

Mức canxi trong máu cao


Tế bào ung thư có thể là nguyên nhân làm vỡ sự cân bằng khoáng chất trong cơ thể, dẫn tới thừa canxi trong máu và kèm theo đó là một số dấu hiệu như khát nước, đi tiểu nhiều lần, thường xuyên bị táo bón, buồn nôn, đau bụng, chóng mặt...

Những thực phẩm người bệnh ung thư phổi không nên ăn

Ung thư phổi là một trong những căn bệnh phổ biến và có nguy cơ tử vong hàng đầu ở Việt Nam. Tuy nhiên, những hiểu biết về căn bệnh này còn không ít hạn chế. Rất nhiều người mắc phải những sai lầm trong chế độ ăn hàng ngày khiến căn bệnh ung thư phổi càng trở nên trầm trọng, gây khó khăn cho việc điều trị. Dưới đây là những thực phẩm cấm kỵ đối với bệnh nhân ung thư phổi, ngoài thuốc lá.

Những thực phẩm người bệnh ung thư phổi không nên ăn

Thức ăn dầu mỡ, béo


Thức ăn nhiều chất béo, dầu, mỡ được cho là cấm kỵ đối với những bệnh nhân ung thư phổi. Đặc biệt là những trường hợp bệnh nhân có biểu hiện ho có đờm, đờm trắng ở trạng thái dễ nhổ ra, kèm theo rêu lưỡi trắng hoặc nhầy.

Hải sản


Bệnh nhân ung thư phổi cũng nên hạn chế những đồ hải sản tẩm bổ như tôm, cua, cá, … Ngoài ra cũng nên hạn chế những đồ uống lạnh. Cũng giống như đồ ăn nhiều dầu mỡ…, hải sản cũng làm cho tình trạng bệnh của những bệnh nhân có biểu hiện ho có đờm, đờm trắng… ở bệnh nhân ung thư phổi càng trở nên nghiêm trọng

Đồ hun khói 


Thực phẩm hun khói không chỉ không tốt cho  sức khỏe nói chung, nó còn gây ảnh hưởng đến việc điều trị của bệnh nhân ung thư phổi. Tốt nhất, những bệnh nhân đang điều trị ung tư phổi có biểu hiện ho đờm tuyệt đối không nên ăn những thực phẩm hun khói như thịt lợn hun khói, thịt mỡ, thịt dê, chả lợn nướng…

Kiêng ăn các thức ăn cay, nóng 


Nếu bệnh nhân có các biểu hiện như ho, ho có đờm đặc, đờm có màu vàng, rêu lưỡi vàng, nhầy thì nên kiêng các thức ăn cay, nóng  như ớt, rượu, bột càri... Thay vào đó, bệnh nhân nên ăn một số thực phẩm có công dụng tốt cho đường tiêu hóa và thanh nhiệt giải độc như quả lê, quả hồng, củ cải hầm đường phèn.

Thực phẩm thô ráp


Người bệnh có biểu hiện ho có đờm kèm theo máu các bác sỹ khuyên nên tuyệt đối kiêng những thực phẩm thô ráp như bánh mỳ, các loại ngũ cốc nguyên cám.

Trên đây là 5 nhóm thực phẩm mà bệnh nhân điều trị ung thư vú nên kiêng kỵ để tránh những biến chứng, cũng như những tác dụng phụ không đáng có. Vì thế, bạn hãy học cách loại bỏ chúng hoặc hạn chế trong thực đơn hàng ngày để việc điều trị được thuận lợi và hiệu quả.

Tại sao cần tầm soát ung thư phổi?

Phổi là một bộ phận quan trọng đảm nhận chức năng hô hấp, cũng là bộ phận quyết định sự tồn tại của cơ thể. Ung thư phổi là một bệnh lý ác tính nguy hiểm, là tính trạng các tế bào phổi phát triển một cách không kiểm soát thành khối u và xâm lấn sang các cơ quan lân cận.

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các tế bào ung thư ở phổi sẽ thay thế các mô lành và làm cho phổi không hoạt động, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

Tầm soát ung thư phổi là việc làm vô cùng cần thiết mang đến cơ hội chữa lành bệnh và kéo dài thời gian

Tại sao cần tầm soát ung thư phổi?

Tại sao phải tầm soát ung thư phổi?


Ung thư phổi được xếp vào một loại bệnh nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng của con người nếu mắc phải. Thống kê cho thấy đây là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam và thế giới, nhiều hơn các loại ung thư khác như đại tràng, ung thư vú … Đa số các trường hợp phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn muộn, gây khó khăn trong việc điều trị, và phần lớn trường hợp tử vong là do phát hiện bệnh khi nó đã lan rộng.

Các chuyên gia cho biết, cũng như các căn bệnh ung thư khác, bệnh ung phổi có thể được có cơ hội chữa bệnh cao hơn và kéo dài thời gian sống nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm. Tuy nhiên, nhìn chung nhiều người vẫn chưa nhận thức đúng được đúng vai trò của việc này.

Tầm soát ung thư phổi là việc làm cần thiết không chỉ giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh mà còn mang lại cơ hội nâng cao và kéo dài chất lượng sống của người bệnh. Tầm soát ung thư phổi là việc thực hiện các xét nghiệm cần thiết để phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh ở giai đoạn sớm, ngăn chặn sự phát triển của bệnh trước khi biểu hiện ra những triệu chứng cũng như những biến chứng nguy hiểm, nhằm nâng cao cơ hội chữa khỏi bệnh.

Những ai có nguy cơ bị ung thư phổi

Hút thuốc lá


Hút thuốc là nguyên nhân cơ bản hàng đầu gây ung thư phổi. Tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh cũng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan như thời gian hút, số điếu thuốc hút...

Ngoài ra, những người hút thuốc lá thụ động cũng có nguy cơ mắc căn bệnh nguy hiểm này, vì trong khói thuốc lá có chứa hơn 100 chất gây ung thư, nên những người này dù không hút thuốc lá trực tiếp vẫn có nguy cơ bị ung thư phổi.

Tiếp xúc với các hóa chất độc hại


Những người thường xuyên phải tiếp xúc với các hóa chất độc hại như asbestos (một chất độc hại có trong ngành công nghiệp dệt, cách nhiệt, đóng tàu, xi măng, hầm mỏ…), hoặc nickel, hydrocarbon thơm (từ sản xuất sắt, thép, nhựa than..), radon (trong đất, hầm mỏ)… đều có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư phổi.

Tiền sử mắc bệnh về phổi


Bệnh phổi đã có trước đó là một nguy cơ tiềm ẩn có thể tăng khả năng mắc bệnh ung thư phổi. Theo đó, những bệnh nhân từng mắc một số căn bệnh về phổi khác như lao, COPD… sẽ có tỉ lệ ung thư phổi cao hơn.

Tiền sử gia đình


Tuy không phải là căn bệnh có tính lây truyền nhưng nhiều thống kê cho thấy những người có người thân trong gia đình từng mắc bệnh ung thư phổi cũng có nguy cơ cao mắc bệnh này cao hơn so với những người không nằm trong nhóm đối tượng này.

Trên đây là những đối tượng nằm trong nhóm có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi cao hơn. Vì thế, việc tầm soát ung thư là việc làm vô cùng cần thiết đối với những người nằm trong nhóm đối tượng này. 

Bệnh ung thư phổi có lây không?

Ung thư phổi đã và đang trở thành một căn bệnh ung thư phổ biến và nguy hiểm trên toàn cầu. Không những thế, bệnh có biểu hiện rất giống với những bệnh thông thường ở phổi, vì thế rất khó phát hiện sớm, hiệu quả điều trị thấp và tỷ lệ tử vong rất cao.

Ở Việt Nam, ung thư phổi đứng hàng thứ hai sau ung thư gan ở cả hai giới nam và nữ. Tuy nhiên ung thư phổi có thể tránh dễ dàng và chủ động bằng cách không hút thuốc và tránh xa khói thuốc lá. 

Bệnh ung thư phổi có lây không?

Ung thư phổi có lây không?


Ung thư phổi có lây không đang là câu hỏi của rất nhiều người thắc mắc về căn bệnh nguy hiểm này. Cũng giống như nhiều bệnh ung thư khác, bệnh ung thư phổi không phải là bệnh lây nhiễm nhưng là bệnh có khuynh hướng di truyền.

Điều đó đồng nghĩa với việc những người có người thân trong gia đình mắc bệnh ung thư phổi thì cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người khác. Tuy không phải trường hợp nào cũng có thể di truyền nhưng nếu trong gia đình có người thân từng mắc ung thư phổi thì việc nên làm là cần phải tầm soát ung thư định kỳ.

Bệnh ung thư phổi hoàn toàn không lây nhiễm trong mỗi trường không khí, ăn uống, không lây truyền từ người sang người. Phòng ngừa ung thư phổi bằng cách: Không hút thuốc, hạn chế rượu bia, tập thể dục thể thao, có lối sống lành mạnh & tránh xa môi trường không khí ô nhiễm…

Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân chính gây ung thư phổi. Tuy không phải là con đường lây bệnh ung thư phổi nhưng hành vi hút thuốc lá thì có thể gây ảnh hưởng đến người khác khiến tăng tỷ lệ mắc ung thư phổi. Theo đó, nếu như trong gia đình có người hút thuốc lá thì nguy cơ những người xung quanh hít phải hơi thuốc thì nguy cơ mắc bệnh cao với những người đó.

Làm sao để phát hiện bệnh ung thư phổi?


Ung thư phổi là một trong những căn bệnh rất khó phát hiện sớm. Do bệnh thường vay mượn triệu chứng của các căn bệnh thông thường về phổi khác. Nhất là ở giai đoạn đầu, bệnh ung thư phổi thường rất khó phát hiện vì ở giai đoạn đầu thường không gây ra triệu chứng.

Cho đến khi ung thư phát triển, bệnh ung thư phổi thường biểu hiện ở các triệu chứng thông thường như: Ho dai dẳng; ho càng ngày càng nặng, ho ra máu; khó thở, thở gấp, đau ngực, giọng nói khàn khàn; viêm phổi, cảm giác mệt mỏi kéo dài; sút cân không rõ nguyên nhân… Đó là lý do bệnh ung thư phổi thường được phát hiện muộn.

5 Lưu ý trong chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư phổi

Ung thư phổi mang theo nhiều hệ lụy đến đời sống và sức khỏe của người bệnh nhưng không có nghĩa chúng ta phải đầu hàng trước nó. Điều quan trọng là chúng ta cần phải nhận thức được tầm quan trọng của việc chăm sóc sau phẫu thuật và vai trò của dinh dưỡng sau điều trị để tránh những biến chứng mà chúng gây ra đối với bệnh nhân.

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những lưu ý cơ bản mà bạn cần nắm được trong chế độ dinh dưỡng đối với bệnh nhân ung thư phổi, nhất là sau khi phẫu thuật, tránh tác dụng phụ, mau chóng phục hồi sức khỏe và phòng ngừa nguy cơ tái phát ung thư.

5 Lưu ý trong chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư phổi

Bổ sung cá và thị gia cầm


Chế độ dinh dưỡng bao gồm nhiều thịt nạc, cá, thịt gia cầm bỏ da… rất tốt cho những bệnh nhân ung thư phổi và được các bác sĩ khuyến khích đưa vào thực đơn hàng ngày của người bệnh. Đây là nhóm thực phẩm đáp ứng đủ nhu cầu protein và cholesterol cho cơ thể. Tuy nhiên, một cách hợp lý, người bệnh chỉ nên bổ sung những thực phẩm này với tỷ lệ bằng 15% khẩu phần ăn mỗi ngày.

Bổ sung chất xơ và những thực phẩm ít chất béo


Đây là nhóm những thực phẩm tương đối lành mạnh cho sức khỏe của bệnh nhân ung thư phổi. Chất xơ có chứa nhiều trong các loại rau củ, ngũ cốc, hoa quả khô, táo, cam… rất tốt cho tiêu hóa của cơ thể.  Còn những thực phẩm ít chất béo bao gồm những thực phẩm như trứng, cá, thịt nạc…

Ngoài ra, người bệnh nên ăn nhiều loại thực phẩm lành mạnh khác như tinh bột (gạo, mì ống, khoai tây), các loại trái cây và rau quả rất giàu vitamin A, C, D, E,… sẽ có tác dụng phục hồi chức năng của một số cơ quan trong cơ thể.

Xây dựng chế độ ăn hợp lý


Nhìn chung, đối với bệnh nhân ung thư phổi, sau điều trị, cần lựa chọn thực phẩm dễ tiêu, chia nhỏ bữa ăn… nhưng vẫn trên cơ sở bảo đảm cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Ngoài ra, do người bệnh có khả năng hấp thu cao hơn vào ban ngày, vì thế, người bệnh nên cần tăng lượng ăn vào buổi sáng và trưa, ít hơn vào buổi tối. Lưu ý, cần tránh những thực phẩm có khả năng gây đầy hơi, khó chịu cho người bệnh như đậu nấu tái, gia vị cay ...

Chủ động đối phó với triệu chứng buồn nôn, táo bón


Để chủ động đối phó với tình trạng buồn nôn, hấp thu kém và táo bón trong giai đoạn hậu phẫu, bạn nên ăn với lượng thức ăn ít và chia thành nhiều bữa trong ngày. Ngoài chế độ ăn nhiều chất xơ, nhiều hoa quả, bệnh nhân cũng nên kết hợp với hoạt động thể chất, tránh nằm ngồi nhiều, uống nhiều nước để tránh tình trạng táo bón khi sử dụng sắt và thuốc giảm đau sau phẫu thuật.

Tránh để cơ thể bị sụt cân


 Sụt cân là biểu hiện thường thấy của bệnh nhân ung thư phổi sau phẫu thuật ung thư phổi, có liên quan mật thiết với chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân. Để khắc phục tình trạng này, nhìn chúng, bạn cần phải có kế hoạch và xây dựng một chế độ dinh dưỡng đủ chất và ngon miệng cho bệnh nhân. Để tránh tình trạng chán ăn, người nhà bệnh nhân nên thay đổi món ăn thường xuyên, chế biến đẹp mắt, chia thành nhiều bữa nhỏ, thêm vào các loại gia vị để kích thích cảm giác thèm ăn của người bệnh.

Trên đây là những lời khuyên của các chuyên gia, bác sĩ về chế độ ăn hàng ngày của người bệnh ung thư phổi, bạn cần nắm rõ để giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả, tăng chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.