Lợi ích của tập thể dục với bệnh nhân ung thư vú

Lợi ích của tập thể dục với bệnh nhân ung thư vú. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, cùng với chế độ ăn uống, việc tập luyện bằng cách đi bộ thường xuyên có tác dụng rất lớn đối với sức khỏe nói chung. Trong một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Úc, đi bộ còn có thể góp phần tăng tỉ lệ sống và kéo dài tuổi thọ đối với các bệnh nhân ung thư vú.

Lợi ích của tập thể dục với bệnh nhân ung thư vú

Tập thể dục giúp tăng tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư vú lên hơn 50%


Nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Úc tiến hành khảo sát 194 phụ nữ vừa mới trải qua phẫu thuật để loại bỏ ung thư vú. Theo đó, một nửa số bệnh nhân đó thường xuyên hoạt động thể chất trung bình 180 phút/tuần trong ít nhất 8 tháng hoặc lâu hơn. Còn một nửa bệnh nhân còn lại vẫn tiếp tục cuộc sống bình thường. Sau 8 năm kiểm tra, nhóm nghiên cứu này phát hiện ra, những người phụ nữ thường xuyên tập thể dục, tức là nhóm bệnh nhân số 1 có tỉ lệ sống sót đến 55%.

Kết quả cho thấy, đa số những bệnh nhân ung thư vú được cho hoạt động thể dục như bình thường, như đi bộ, có thể nặng hơn một chút như đi xe đạp hay cắt cỏ… đều có tỉ lệ sống sót cao hơn.

Các nhà khoa học tin rằng việc tập thể dục vừa phải có thể làm chậm sự phát triển khối u hoặc ngăn ngừa sự trở lại của căn bệnh tai ác này bằng cách làm giảm mức hormone trong cơ thể. Trong đó bao gồm insulin - chất giúp tế bào khối u nhân lên nhanh chóng, cũng như estrogen - nhân tố kích thích làm tăng sự phát triển của ung thư vú.

Tập thể dục có nhiều tác dụng sức khỏe, không riêng với bệnh ung thư vú


Nghiên cứu còn phát hiện ra, không riêng gì ung thư vú, việc tập thể dục còn đặc biệt có ích đối với căn bệnh ung thư ruột, nó làm giảm viêm, giảm sự nhân lên của các tế bào ung thư.  Đồng thời, tập thể dục cũng giúp ngăn ngừa bệnh nhân trở nên thừa cân, béo phì thông qua việc ngăn sự phát triển của các mô mỡ, một yếu tố kích thích sự phát triển khối u. Những phát hiện ban đầu này làm tăng thêm bằng chứng cho thấy tập thể dục hoàn toàn có thể cải thiện cơ hội sống sót cho các bệnh nhân bị ung thư.

Vì thế, các chuyên gia khuyên mỗi bệnh nhân nên tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần. Đồng thời, các bác sĩ và người thân của bệnh nhân cũng nên tăng cường việc khuyên nhủ bệnh nhân tập thể dục thường xuyên để bảo vệ cũng như cải thiện sức khỏe. Mỗi người tập thể dục vừa phải trong vòng 30 phút, 5 ngày một tuần và ăn uống lành mạnh có tỉ lệ phần trăm sống sót lên tới 42%. Họ cũng sống lâu hơn nếu chẳng may ung thư quay trở lại.
Previous
Next Post »
0 Komentar