Showing posts with label nguyen-nhan-benh-ung-thu. Show all posts
Showing posts with label nguyen-nhan-benh-ung-thu. Show all posts

Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ ung thư vú?

Mới đây, các nhà khoa học đã tìm ra một yếu tố nguy cơ mới gây ung thư vú. Đó là mối liên hệ giữa ô nhiễm không khí và nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Vậy thực hư điều này ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để nắm rõ vấn đề này!

Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ ung thư vú?

Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ ung thư vú?


Các chuyên gia đã chỉ ra, người bệnh tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú của phụ nữ nằm ở tỷ lệ số mô vú đặc, hay nói khác đi, số mô vú đặc là một “manh mối” để giúp phát hiện ung thư vú. Theo đó, những phụ nữ có mô vú đặc càng nhiều và dày sẽ có nguy cơ mắc ung thư vú cao gấp 6 lần so với người khác.

Mặt khác, theo một nghiên cứu của một số chuyên gia của Đại học Florida (Mỹ) đã cho thấy, xác suất sở hữu mô vú đặc của phụ nữ sống trong khu vực có mức độ ô nhiễm bụi siêu nhỏ cao hơn 19% so với những người khác. Cụ thể, phụ nữ sẽ khả năng sở hữu mô vú đặc tăng thêm 4% nếu chỉ số hạt bụi lơ lửng trong không khí tăng lên mỗi một đơn vị.

Như vậy, có thể nói, nguy cơ mắc bệnh ung thư vú ở phụ nữ có thể biến động theo khu vực địa lý - giữa các vùng đô thị và nông thôn. Đặc biệt, ở những khu vực có nhiều xí nghiệp, nhà máy – nơi mà mật độ ô nhiễm không khí tăng cao,  khói từ động cơ diesel còn có thể gây nên nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó mối liên hệ với ung thư vú là rất cao.

Nguyên nhân của điều này được nhóm nghiên cứu giải thích là những chất độc trong không khí bẩn làm xáo trộn các nội tiết tố của cơ thể, kích thích sự phát triển của nhiều loại tế bào trong vú, từ đó có thể dẫn tới ung thư vú.

Khuyến cáo của các chuyên gia


Tuy mối liên hệ giữa ô nhiễm không khí và ung thư vú khá rõ ràng, nhưng để phát hiện chính xác nguyên nhân gây ung thư vú thì cũng cần dựa vào những yếu tố khác. Cụ thể, chúng ta không thể xem xét ảnh hưởng của ô nhiễm không khí một cách biệt lập. Bởi vốn dĩ ung thư vú là căn bệnh phức tạp và xác định nguyên nhân của nó là rất khó. Những nhân tố nguy cơ khác đối với ung thư vú vẫn nằm ngoài tầm kiểm soát như giới tính, tuổi già, tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú…

Vì thế, để hạn chế hoặc phòng tránh bệnh ung thư vú, chúng ta cần xét trên toàn bộ những yếu tố nguy cơ gây bệnh. Bên cạnh đó, hãy thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên để phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời.

Ung thư vú vì lạm dụng nước có ga

Ung thư vú vì lạm dụng nước có ga. Theo cảnh báo của các nhà nghiên cứu thế giới, những nữ giới có thói quen uống nước ngọt có ga, nhất là trẻ em nữ sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư vú. Việc tiêu thụ rộng rãi và lạm dụng loại thức uống này có thể làm tăng số lượng bệnh nhân mắc bệnh ung thư vú và điều này đã được nhiều nhà nghiên cứu chứng minh.

Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này!

Ung thư vú vì lạm dụng nước có ga

Vì sao lạm dụng nước ngọt có ga có thể gây ung thư vú?


Bên cạnh những nguyên nhân như tiền sử gia đình, tuổi tác… gây nên ung thư vú thì tác động của môi trường sống và những thói quen xấu trong sinh hoạt của chị em phụ nữ cũng là một trong những thủ phạm khiến bạn mắc phải căn bệnh nguy hiểm này.

Theo một nghiên cứu mới của nhà khooa học Mỹ đã chỉ ra rằng, nước ngọt có ga có thể là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú nếu như quá lạm dụng. Theo đó, những nữ giới có thói quen uống đồ uống có ga sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn so với những chị em không có thói quen này.

Nguyên nhân được giải thích là do thông thường, lượng đường có trong các loại nước ngọt có ga rất cao, nếu tiêu thụ nhiều, lượng đường hấp thu sẽ làm cho cơ thể phải tăng cường tiết insulin – loại hooc-môn điều hòa lượng đường trong máu tăng, từ đó và kích thích sự phát triển của các khối u đặc biệt là u vú - đây là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.

Ngoài thói quen uống đồ uống có ga, đa số chị em phụ nữ có thói quen ăn ít rau xanh, nhiều chất béo, ít vận động. Chính thói quen này ở nhiều chị em đã bắt nguồn cho những tác hại với sức khỏe, trong đó có căn bệnh ung thư vú. Vậy nên, các chị em cần thay đổi thói quen này, hạn chế hoặc nói không với các loại nước có ga để bảo vệ sức khỏe bản thân.

Lời khuyên của các chuyên gia


Để hạn chế tác hại của nước ngọt có ga, giảm nguy cơ ung thư vú, điều tất yếu mà các chuyên gia khyên bạn chính là từ bỏ thói quen uống loại nước này, cho dù có thèm đến mấy. Bạn có thể thay thế nước uống này bằng những đồ uống khác như nước lọc, nước hoa quả, sinh tố rau quả… để bổ sung lượng nước đường tự nhiên và dưỡng chất hợp lý.

Bên cạnh đó, chuyên gia cũng khuyên bạn nên kết hợp với một chế độ tập luyện, vận động đều đặn để cơ thể luôn khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp cơ thể phòng tránh được những tác nhân gây hại! Thêm vào đó là không quên khám sức khỏe định lỳ để kịp thời phát hiện những căn bệnh nguy hiểm và tránh được những hậu quả không mong muốn!

Khả năng ung thư vú cao hơn ở những người ngực dày

Khả năng ung thư vú cao hơn ở những người ngực dày. Đã từng có nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, những đặc điểm về bộ ngực như kích thước, độ dày.. của bộ ngực có liên quan đến nguy cơ mắc ung thư vú.

Một nghiên cứu mới đây càng làm rõ hơn vấn đề này đó là nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học California, San Francisco, Mỹ.

Khả năng ung thư vú cao hơn ở những người ngực dày

Theo đó, nghiên cứu này tiến hành khảo sát dữ liệu của trên 18.000 nữ giới bị mắc căn bệnh ung thư vú cùng hơn 184.000 nữ giới cùng độ tuổi những không có dấu hiệu bệnh.  Những phụ nữ này được phân loại thành 4 nhóm tương ứng với mật độ các mô ở vú khác nhau, sau đó dựa trên việc xem xét các yếu tố khác nhau như cân nặng, tiền sử gia đình và sinh con đầu tiên sau tuổi 30.

Kết quả thu được, có khoảng 39% trường hợp có thể ngăn ngừa ung thư vú trước thời kỳ mãn kinh nếu họ có ít mô dày ở vú. Điều này đồng nghĩa với việc, những người có bộ ngực dày hơn – có mật độ mô vú dày hơn sẽ có nguy cơ cao hơn mắc bệnh ung thư vú.

Các nhà khoa học cho biết, hiện nay, ngoài yếu tố di truyền, mật độ mô dày ở ngực được coi là chỉ số lớn nhất để xác định nguy cơ mắc ung thư vú. Theo đó, cấu tạo của vú gồm các mô dày, mô không dày, tuyến sữa và dây chằng. Một bộ ngực dày không phải chỉ kích thước của ngực, mà là chỉ mật độ của các tổ chức mô khi chụp X-quang tuyến vú. Những người có mô dày nhiều gấp hai lần bình thường sẽ dễ mắc ung thư vú.

Giải thích cho điều này, các chuyên gia cho biết mô dày sẽ khiến cho các khối u rất khó bị phát hiện khi chụp X-quang tuyến vú nhằm phát hiện sớm tình trạng bệnh. Trên film chụp X-quang, các mô dày sẽ có màu giống với khối u, khiến các bác sĩ khó phát hiện và đưa ra kết quả chính xác.

Tiến sĩ Natalie Engmann, tác giả nghiên cứu cho biết, hiện nay ước tính có tới 60% phụ nữ trẻ và khoảng 50% phụ nữ lớn tuổi có bộ ngực dày.

Như vậy, nghiên cứu này cho thấy mật độ các mô ở vú là một yếu tố quan trọng trong việc quyết định nguy cơ ung thư vú, điều đó đồng nghĩa với việc, việc giảm số lượng các mô dày có thể ngăn chặn nguy cơ mắc ung thư vú. 

Mất ngủ kéo dài gây ung thư vú

Mất ngủ kéo dài khiến đồng hồ sinh học bị đảo lộn, da xỉn màu và xuất hiện quầng thâm dưới mắt, hoạt động của trí óc giảm sút và gây ra nhiều hệ lụy sức khỏe như đau cơ, mệt mỏi, tăng cân, căng thẳng... Không những thế, việc mất ngủ còn là nguyên nhân gây nên một số căn bệnh nguy hiểm, trong đó có ung thư vú.

Mất ngủ kéo dài gây ung thư vú

Vì sao lại mất ngủ?

Căng thẳng, stress


Căng  thẳng và stress không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng của người bệnh, mà còn gây căng thẳng thần kinh, ảnh hưởng đến giấc ngủ, gây mất ngủ.

Sử dụng các chất kích thích não


Việc sử dụng các chất kích thích như cà phê, trà, thuốc lá, rượu hoặc ăn nhiều nặng bụng trong đêm… cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến mất ngủ.

Các yếu tố môi trường


Các yếu tố môi trường dễ ảnh hưởng đến giấc ngủ như ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ, thoáng khí ... nếu tác động lâu dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, điển hình là gây mất ngủ.

Các bệnh lý cơ thể hoặc bệnh lý tâm thần


Các bệnh lý như dị ứng, viêm khớp, bệnh tim, cao huyết áp, hen phế quản, mãn kinh, kinh nguyệt, có thai, sốt, đau ... các bệnh lý tâm thần như trầm cảm; hưng cảm; rối loạn lo âu lan toả;… có thể gây mất ngủ.

Ngoài ra, các bệnh lý liên quan đến giấc ngủ như chứng ngưng thở khi ngủ, ác mộng, mộng du, chứng hoảng sợ trong giấc ngủ ... cũng là những nguyên nhân gây mất ngủ.

Mất ngủ có thể gây ung thư vú


Nhiều nghiên cứu đã cho thấy giấc ngủ không tốt, ngủ không đủ giấc… có thể gây ra bệnh ung thư vú và nhiều loại ung thư khác.

Theo đó, khi mất ngủ, độc tố trong cơ thể bị tích tụ lại, các gốc tự do không được loại bỏ triệt để có khả năng hủy hoại các tế bào và gây ung thư.

Cụ thể, đối với các bệnh nhân ung thư vú, các nhà khoa học của Mỹ cũng đã chỉ ra việc ngủ dưới 6 tiếng có thể làm gia tăng nguy cơ tái phát bệnh trong thời kỳ hậu mãn kinh.

Một nghiên cứu khác đã tiến hành điều tra về giấc ngủ của 412 bệnh nhân ung thư vú trong thời kỳ hậu mãn kinh. Kết quả cho thấy, việc thiếu ngủ có thể là nguyên nhân gây nên các khối ung thư nghiêm trọng nhưng vẫn cần tiến hành thêm nhiêu nghiên cứu để xác nhận kết quả và hiểu rõ mối liên hệ này.

Một số bác sĩ cũng cho rằng, Melatonin đóng vai trò điều hòa chu kì ngủ của cơ thể và giúp điều chỉnh sự phát triển của tế bào. Những người ít ngủ thường có lượng melatonin thấp hơn và điều này có thể ảnh hưởng tới việc hình thành tế bào vú, làm ung thư vú dễ phát triển hơn.

Để điện thoại trong áo ngực tăng nguy cơ ung thư vú

Một người phụ nữ trung niên tại Anh đã cho biết rằng bà đã phát hiện mắc ung thư vú do thói quen để điện thoại tại áo ngực.

Để điện thoại trong áo ngực tăng nguy cơ ung thư vú

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra tác hại của sóng điện thoại đến sức khỏe con người đã được chứng minh rõ đặc biệt là nguy cơ mắc các bệnh ung thư. Theo tạp chí Dailymail đã đưa tin bà Wendy Holt - 51 tuổi sống tại ở Bracknell – Berkshire của nước Anh đã được các bác sỹ chẩn đoán mắc UT vú. Khi được hỏi về nguyên nhân gây bệnh bà Wendy Holt cho biết rằng mình đã có thói quen để điện thoại trong áo ngực suốt 10 năm. Theo như bà cho biết viêc đút điện thoại trong áo ngực giúp bà thuận tiện hơn trong các sinh hoạt hàng ngày.

Sau nhiều năm để điện thoại trong áo ngực năm 2012 bà bắt đầu có những dấu hiệu bất thường tại ngực. Qua quan sát bà thấy rằng bầu ngực của mình bắt đầu có những thay đổi như sưng tấy, đau và tình trạng này trở nên nặng nề hơn. Ban đầu bà chỉ nghĩ những triệu chứng này có thể là do ngực của bà đè lên ngực do nằm ngủ không đúng tư thế, bà hoàn toàn không nghĩ rằng đó là những dấu hiệu ung thư vú. Qua quan sát bà cũng thấy rằng tại ngực của mình hoàn toàn không thấy xuất hiện khối u nào nên càng khẳng định chắc chắn thêm 1 lần nữa nguy cơ mắc bệnh của mình.

Sau một thời gian khi những dấu hiệu càng trở nên trầm trọng bà đã quyết định đến gặp các bác sỹ và được kết luận mắc UT vú dang viêm – đây là một bệnh khá hiếm gặp và thường chỉ được phát hiện khi đã ở vào giai đoạn cuối.

Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh bà đã trải qua 2 cuộc phẫu thuật đồng thời kết hợp với sử dụng hóa chất để chữa trị căn bệnh này. Cho đến nay sau một thời gian điều trị sức khỏe và cuộc sống của bà đã có thể trở lại bình thường. Nói về nguyên nhân gây bệnh bà Wendy Holt cho rằng việc để điên thoại trong áo ngực lâu ngày chính là lý do khiến bà mắc bệnh.

Sau một thời gian chữa trị vào tháng 9/2014 cơ thể bà lại có những dấu hiệu bất thường. Sau làm các xét nghiệm các bác sỹ đã khẳng định rằng những tế bào ung thư đã quay trở lại và tấn công sang khí quản, phổi của bà.

Nói về nguyên nhân gây bệnh các bác sỹ cho rằng thói quen để điện thoại trong áo ngực có thể chính là nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Bên cạnh đó các bác sỹ cũng khuyến cáo khi ngủ mọi người không nên để điện thoại quá gần bởi sóng điện thoại có thể gây ra các bệnh như ung thư não hay một số căn bệnh nguy hiểm khác.

Phương pháp nội tiết làm tăng nguy ung thư vú

Phương pháp nội tiết làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Các chuyên gia y tế khuyến cáo việc sử dụng các loại thuốc, các sản phẩm tăng cường nội tiết tố có thể là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư vú mọi người cần hết sức chú ý để loại trừ nguy cơ mắc bệnh này.

Phương pháp nội tiết làm tăng nguy ung thư vú

Mới đây các nhà khoa học đến từ Mỹ đã một lần nữa khẳng định lại mối quan hệ giữa việc sử dụng các sản phẩm nội tiết tố với những phụ nữ (đặc biệt phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh với nguy cơ mắc bệnh. Việc sử dụng các sản phẩm tăng cường nội tiết không chỉ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh mà theo các chuyên gia y tế thì chúng còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thậm chí tính mạng của chị em nếu sử dụng trong một thời gian dài cũng như với liều lượng cao và không có sự chỉ dẫn của bác sỹ.

Trong những thập kỉ 90 phương pháp nội tiết được rất nhiều chị em phụ nữ sử dụng như một lựa chọn tối ưu để chị em có thể duy trì được sắc đẹp, tăng cường sinh lý nữ cũng như ngăn ngừa nguy cơ mắc một số bệnh tật do thời kỳ tiền mãn kinh gây ra. Tuy nhiên sau đó một thời gian nhiều nghiên cứu đã được tiến hành nhằm đánh giá những tác động của các liệu pháp hoocmon này đối với sức khỏe con người. Một số báo cáo đã được đưa ra làm đề tài thảo luận tại San Antonio Mỹ cho biết những phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh nếu sử dụng hỗn hợp estrogen và progestin trong khoảng thời gian 2 năm nguy cơ mắc ung thư vú của họ sẽ gia tăng gấp 2 lần so với những người ít hoặc không sử dụng. Không chỉ là nguyên nhân gây ra UT vú các nhà khoa học cũng khuyến cáo nếu sử dụng các liệu pháp hoocmon trong một khoảng thời gian dài và không có sự chỉ định của các chuyên gia y tế thì chị em có thể gia tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng, cổ tử cung cao hơn rất nhiều.

Để làm rõ hơn về nguy cơ mắc bệnh đối với việc sử dụng phương pháp nội tiết tố bác sỹ Rowan Chlebowski và những cộng sự đã tiến hành nghiên cứu với sự của 166,608 phụ nữ ngoài 50 tuổi. Một số người tham gia nghiên cứu đã được chỉ định sử dụng hỗn hợp estrogen và progestin (prempro) và những người còn lại được chỉ định sử dụng placebo – giả dược. Sau 2 năm tiến hành thử nghiệm các nhà khoa học đã thấy rằng những người được chỉ định sử dụng prempro có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn 26% so với những người được chỉ đinh sử dụng giả dược placebo.

Thuốc tránh thai là một sản phẩm có khả năng thay đổi nồng độ hoocmon và là sản phẩm được chị em sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Bên cạnh thuốc tránh thai thì chị em còn tìm đến các loại thuốc uống chuyên dụng để bổ sung nội tiết tố. Rất nhiều chị em khi có những dấu hiệu ung thư vú như đau ngực, căng tức, sưng tấy đã đi khám và được chẩn đoán mắc bệnh và nguyên nhân chính là do sử dụng các phương pháp nội tiết không đúng cách. Các bác sỹ khuyến cáo trong trường hợp có nhu cầu bổ sung hoocmon cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế.

7 Yếu tố tăng nguy cơ ung thư vú ở nam và nữ

Ung thư vú là căn bệnh nguy hiểm hay gặp ở nữ giới, đàn ông hiếm hơn. Hiện nay nguyên nhân ung thư vú vẫn còn bỏ ngỏ, bài toán khó cần nghiên cứu thêm. Tuy vậy, các yếu tố nguy cơ đã được tìm ra. Một phụ nữ hay nam giới có nhiều yếu tố nguy cơ mắc ung thư vú nên tích cực phòng tránh và khám vú định kỳ để tầm soát hiệu quả hơn. Mặc dù, không phải tất cả các trường hợp thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao đều mắc bệnh và ngược lại.

7 Yếu tố tăng nguy cơ ung thư vú ở nam và nữ

Dưới đây là 7 yếu tố tăng nguy cơ ung thư vú, phụ nữ hay nam giới đều nên biết để phòng tránh, tầm soát hiệu quả.

Tuổi tác: ung thư vú tỷ lệ thuận với tuổi tác – tuổi càng cao nguy cơ mắc bệnh càng tăng.

Giới tính: phụ nữ hay mắc hơn, đàn ông hiếm gặp (chiếm 1% trong tổng số lượng người mắc ung thư ngực).

Tiền sử gia đình: phụ nữ kế thừa 2 loại gen: BRCA1 và BRCA2 có nguy cơ cao hơn. Thường yếu tố di truyền liên quan tới gia đình có tiền sử mắc bệnh gồm mẹ, chị.Điều này đúng tương tự với nam giới.

Phụ nữ, đàn ông mắc bệnh thừa cân béo phì, phụ nữ có mô vú dày đặc có nguy cơ mắc cao hơn. Đây có là nguyên nhân ung thư vú không cần làm rõ, tuy nhiên thừa cân ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, thẩm mỹ và có thể dẫn tới nhiều bệnh nguy hiểm.

Liên quan tới chu kỳ kinh nguyệt:  phụ nữ có kinh quá sớm hoặc mãn kinh muộn đều tăng nhẹ tăng nhẹ nguy cơ ung thư vú.

Điều trị bệnh ung thư khác như xạ trị vào vùng ngực.

Phụ nữ sử dụng thuốc DES (diethylstilbestrol) trong khi mang thai có tăng nhẹ nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.

Phụ nữ, nam giới hay thức khuya, lười tập thể dục.

Phụ nữ có con muộn hoặc không có con, vô sinh hiếm muộn, không nuôi con bằng sữa mẹ.

Phụ nữ quá lạm dụng thuốc tránh thai.

Hay uống rượu, chế độ dinh dưỡng không khoa học và lành mạnh.

Có liên quan tới phẫu thuật nâng ngực.

Cần làm gì để ngăn ngừa ung thư vú.

Đối với phụ nữ


Phòng ngừa bằng lối sống lành mạnh: tránh xa rượu, tăng cường bổ sung thực phẩm có tác dụng giảm nguy cơ ung thư vú xuống mức thấp nhất, chăm chỉ luyện tập thể dục. Điều trị ung thư vú đã có nhiều bước tiến đột phá nhưng nếu không được phát hiện sớm nguy cơ tử vong rất cao. Vì thế, phòng bệnh hơn chữa bệnh.

Bên cạnh đó, khuyến khích phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ, vừa giúp trẻ phát triển toàn diện trí tuệ, sức khỏe vừa tốt cho mẹ.

Đối với nam giới


Bởi nam giới chỉ chiếm 1% số trường hợp mắc ung thư vú nên khá chủ quan. Trên thực tế dù ít có nguy cơ mắc nhưng nên chú ý một số biện pháp phòng ngừa như: không nên ăn quá nhiều chất béo dễ dẫn tới thừa cân, béo phì; cần tăng cường luyện tập thể dục, tự khám vú tại nhà, duy trì khám phụ khoa 6 tháng/ 1 lần.

Mối liên hệ giữa ăn khuya và ung thư vú

Theo ước tính thì cứ 8 phụ nữ lại có một người có nguy cơ mắc ung thư vú. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới sự hình thành căn bệnh đáng sợ này như : sử dụng nhiều dầu mỡ động vật trong chế độ ăn uống hàng ngày, sự thay đổi hormone cũng như các yếu tố di truyền trong gia đình và các nguy cơ gây bệnh từ môi trường sống như: hút thuốc lá, ô nhiễm môi trường . . . .

Mối liên hệ giữa ăn khuya và ung thư vú

Các nhà khoa học Mỹ thuộc Đại Học Y Khoa San Diego, phát hiện thêm một nguyên nhân gây bệnh ung thư vú ở phụ nữ nữa là thói quen ăn khuya. Kết quả của nghiên cứu này được công bố trong thời gian gần đây, theo tờ Daily Mail ngày 20.4

Theo kết quả nghiên cứu cho biết rằng những người phụ nữ có thói quen ăn bữa chiều sớm và không ăn vặt vào ban đêm sẽ có nguy cơ giảm được bệnh ung thư vú. Cụ thể là, loại bỏ thói quen ăn đêm, không ăn vặt vào đêm khuya sẽ làm hạ đường trong máu, tăng lượng đường trong máu- đây vốn là một nguy cơ phát triển ung thư.

Tác giả của công trình nghiên cứu này, nhà nghiên cứu Catherine Marinac chia sẻ rằng “không ăn vặt vào khuya là một giải pháp đơn giản mà hiệu quả để ngăn ngừa ung thư vú.  tôi nghĩ đa số những chị em phụ nữ sẽ làm được điều đơn giản này, mà khồn cần phải theo một chế độ quá kiêng khem đến những thành phần thức ăn như trước nữa”

Nguyên nhân là do mỗi ba giờ trôi qua trong đêm với cái bụng rỗng, lượng đường glucose trong máu sẽ giảm được 4% mà không tính đến lượng thức ăn phụ nữ đã ăn trong ngày.

Các nhà khoa học trong công trình nghiên cứu đã tiến hành khảo sát trên 2.000 phụ nữ trên  cả nước và công bố công trình tại Hiệp hội Nghiên cứu ung thư Mỹ ở bang Philadelphia. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn được đăng rộng rãi trên các tạp chí chuyên ngành.

Nguy cơ ung thư vú vì ngồi nhiều

Theo một nghiên cứu của các nhà khoa hoc Thụy Điển cho rằng việc ngồi quá nhiều trong khi làm việc và có thời gian hoạt động thế chất hạn chế sẽ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú và ung thư nội mạc tử cung ở nữ giới.

Nguy cơ ung thư vú vì ngồi nhiều

Nhóm nghiên cứu đã phân tích  chi tiết thông tin từ hơn 29.000 người phụ nữ Thụy Điển có độ tuổi từ 25-64, đây là những người không mắc bệnh ung thư ở giai đoạn của nghiên cứu. các nhà khoa học tiến hành theo dõi những người phụ nữ này trong vòng 25 năm.

Đối tượng tham gia được chia ra thành ba nhóm

-         Nhóm những người có công việc phải ngồi nhiều ( làm việc văn phòng) không tham gia thường xuyên các hoạt động thể thao, giải trí

-         Nhóm những người có công việc thường phải ngồi nhiều, thường xuyên tham gia các hoạt động thể thao, giải trí

-         Nhóm những người có công việc đòi hỏi phảo đứng nhiều hơn ngồi ( giáo viên) và thường xuyên chơi thể thao

Sau khi theo dõi, nhóm nghiên cứu đưa ra kết quả: Những người phụ nữ này có nguy cơ cao mắc ung thư vú cũng như ung thư nội mạc tử cung gấp 2,4 lần so với những người năng động khi làm việc và thuờng xuyên tham giai các hoạt động thể dục thể thao ở trước giai đoạn mãn kinh. Các nhà khoa học không tìm thấy mối liên kết nào giữu việc ít hoạt động và nguy cơ ung thư vú sau thời kỳ mãn kinh.

Là một thành viên trong nhóm nghiên cứu, chuyên gia về vật lý trị liệu tại đại học Lund, Anna Johnsson cho biết rằng “ những người làm việc tại văn phòng có thể thực hiện các thay đổi nhỏ trong một ngày để có thể hạn chế được việc ngồi nhiềi, chảng hạn như việc đứng lên ngồi xuống đi uống cà phê hay đi lại một chút”

Kết quả của nhóm nghiên cứu cũng tương đồng với các nghiên cứu trước đó. Một nghiên cứu vào năm 2014 cho thấy rằng cứ hai giờ tăng lên trọng lượng thời gian ngồi trong mỗi ngày  nữ giới có khả năng tăng 10% nguy cơ ung thư nội mạc tử cung và  tăng 8% nguy cơ ung thư vú

Ngoài ra, một nghiên cứu vào 2011 cũng  phát hiện rằng, lười vận động có liên quan tới 49.000 ca mắc ung thư vú mỗi năm tại Mỹ ( theo số liệu thống kê của Viện Ung Thư Quốc Gia Mỹ, có khoảng 230.000 trường hợp mắc ung thứ vú mỗi năm được chẩn đoán ở nước này). Việc giành thời gian nghỉ ngắn trong một ngày để đi dạo hoặc tham gia một số hoạt động giải trí có thể giúo giảm số lượng phâm tử trong máu ( yếu tố liên quan tới khả năng ung thư)

Nghiên cứu mới này vừa được trình bày tại hội thảo của Hiệp Hội Nghiên Cứu Ung Thue Mỹ ở Philadelphia.

Nguyên nhân gây bệnh ung thư vú?

( Nguyên nhân gây bệnh ung thư vú ) - Ung thư vú là một trong hai bệnh ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ nước ta, là ung thư đe dọa mạng sống của phụ nữ nhiều nhất. Bệnh liên quan đến nội tiết và việc điều trị ung thư vúcó thể gây thay đổi về hình dạng lẫn tâm lý của bệnh nhân.

Ung thư vú hiện nay là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong của phụ nữ ở nhiều nước trên thế giới. tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong ước tính lần lượt là 27 và 29/100.000 phụ nữ.

Sự phân bố thay đổi rất nhiều theo địa lý. Bệnh hiếm gặp ở những người dưới 25 tuổi. Ung thư thay đổi theo tuổi và tỉ lệ cao nhất ở tuổi già.

Ở bệnh viện ung thư Hà Nội, thống kê năm 1994 thấy: ung thư vú đứng hàng đầu trong các ung thư ở phụ nữ.

Nguyên nhân gây bệnh ung thư vú?

Nguyên nhân ung thư vú rất đa dạng

Hoàn cảnh gây nên rối loạn phóng noãn:

Dậy thì sớm dưới 11 tuổi
Mãn kinh muộn trên 51 tuổi
Vợ chồng xa cách, ly hôn, chồng chết.
Không lập gia đình.
Dùng nhiều thuốc an thần
Các nguyên nhân gây mất thằng bằng estrongen- Pro-gesteron:
Béo bệu sau mãn kinh
Dùng quá nhiều estrogen, uống thuốc tránh thai kéo dài
Sinh đẻ ít, đẻ con đầu lòng muộn
Kinh nguyệt rối loạn.
Các cơ địa đặc biệt

Bản thân đã bị ung thư vú 1 bên, nhân xơ tuyến vú không được điều trị.

Trong gia đình có người bị ung thư vú (bà, mẹ, chị, em gái) các người này có nguy cơ cao gấp 9 lần bình thường.

Cường phát niêm mạc tử cung.

Phụ nữ cắt bỏ buồng trứng trước tuổi 35 thì có nguy cơ thấp.

Chế độ ăn uống có nhiều chất béo hoặc thiếu vitamin A.

Tiên lượng bệnh ung thư vú quan trọng nhất là vấn đề hạch nách có di căn hay không và số hạch nách bị di căn. Tiên lượng tốt hơn với các ung thư nằm trong nang, ung thư của ống dẫn sữa, bệnh Paget không sờ thấy u, vị trí tổn thương: U nằm ở nửa trong của vú có tiên lượng xấu hơn các vị trí khác.

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú

Các nhà khoa học tại trường đại học Y khoa Harvard đã công bố công trình nghiên cứu cho biết: hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh ung thư vú.

Như chúng ta đã biết thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về tim mạch, hô hấp cũng như các bệnh ung thư. Những lợi nhuận khổng lồ mà ngành công nghiệp này đem lại không thể bù đắp được những thiệt hại chúng gây ra cho sức khỏe con người và cho toàn xã hội.

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú

Vậy thuốc lá gây ung thư vú như thế nào? Trong nội dung này chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu cơ chế này.

Tiến sỹ Fei Xue và các cộng sự thuộc Đại học Y khoa Harvard ở Boston đã sử dụng một số dữ liệu từ nghiên cứu sức khỏe y tá để xem xét các hồ sơ y tế của 111.140 phụ nữ trong thời gian từ 1976-2006 đối với hành vi hút thuốc lá thụ động. Kết quả nghiên cứu cho thấy có tổng số là 8.772 trường hợp phát hiện mắc ung thư vú trong khoảng thời gian nghiên cứu. Các nhà khoa học cho biết những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn những người không sử dụng loại chất kích thích này. Cụ thể phụ nữ trước thời kỳ mãn kinh có thói quen sử dụng thuốc có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Một phát hiện thú vị trong công trình nghiên cứu này cho thấy những phụ nữ hút thuốc lá sau thời kỳ mãn kinh có khả năng giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Các nhà nghiên cứu đã đi đến giả thiết rằng: “Điều này cho thấy hiệu ứng kháng estrogen của việc hút thuốc sau thời kỳ mãn kinh có thể giúp giảm thiểu nồng độ estrogen vốn đã thấp”.

Một nghiên cứu khác được tiến hành ở Canada được thực hiện bởi Tiến sỹ Kenneth C. Johnson thuộc tổ chức y tế cộng đồng Canada nhằm làm rõ mối quan hệ giữa việc hút thuốc và nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Cuộc nghiên cứu được tiến hành bằng cách phân tích 19 công trình nghiên cứu được tiến hành trước đó.

Kết quả nghiên cứu cho thấy việc hút thuốc lá thụ động thường xuyên làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh lên đến 27% so với những phụ nữ không chịu tác động của loại chất gây nghiện này.

Để làm rõ hơn mối quan hệ của khói thuốc với nguy cơ mắc ung thư vú các nhà khoa học thuộc Đại Học Tây Viginia của Mỹ đã tiến hành một nghiên cứu những phụ nữ không hút thuốc nhưng sống trong môi trường có nhiều người hút thuốc cũng bị mắc ung thư. Theo đó những phụ nữ phải ngửi mùi thuốc lá 10 năm thơ ấu, và 10 năm tại nơi làm việc có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những phụ nữ khác khoảng 32%.

Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh ung thư vú nói riêng cũng như bảo vệ sức khỏe các chuyên gia của chúng tôi khuyên bạn nên nói không với thuốc lá, tránh tiếp xúc với môi trường khói thuốc, đi khám sức khỏe thường xuyên để phát hiện bệnh sớm nhất.

Thức khuya dễ mắc bệnh ung thư vú ?

Các nhà khoa học đến từ Đan Mạch cảnh báo: thức khuya làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.

Theo thống kê, nguy cơ mắc bệnh ung thư vú tăng dần theo tuổi, ước tính khoảng 10% bệnh nhân mắc bệnh trước tuổi 40, 25% bệnh xảy ra ở phụ nữ trước 50 tuổi và có tới 50% bệnh nhân được phát hiện mắc bệnh sau 50 tuổi.

Hiện nay chưa có một kết luận chính xác về nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Một số công trình nghiên cứu gần đây cho biết thức khuya là một yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.

Thức khuya dễ mắc bệnh ung thư vú ?

Hiệp hội ung thư Đan Mạch đã công bố công trình nghiên cứu mới nhất về mối liên hệ giữa nguy cơ mắc bệnh ung thư vú và thói quen thức khuya của phụ nữ. Nghiên cứu với sự tham gia của 18.500 phụ nữ làm việc trong quân đội từ năm 1964 đến năm 1999 và 210 phụ nữ mắc ung thư vú từ năm 1900 đến năm 2003 vẫn sống đến năm 2005. 

Kết quả cho thấy những người có thói quen thức khuya gia tăng nguy cơ mắc ung thư vú hơn 40% so với người có thói quen đi ngủ đúng giờ. Những người trong một tuần làm ca đêm 3 lần trong khoảng thời gian 6 tháng trở lên có nguy cơ mắc bệnh cao gấp đôi so với người bình thường.

Lý giải kết luận trên các nhà khoa học Đan Mạch cho biết nếu một người thường xuyên thức khuya hay có ca làm việc 3 đêm / 1 tuần trong vòng 6 tháng phá vỡ đồng hồ sinh học của cơ thể. Mặt khác ánh sáng của một số loại đèn điện được sử dụng vào ban đêm làm ức chế quá trình sản xuất hooc-môn melatonin – một loại hooc-môn có tác dụng ức chế khả năng hình thành khối u, các tế bào ung thư. Chúng được sản sinh vào khoảng thời gian từ 21 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau (khi cơ thể nghỉ ngơi). Melonin được sản xuất trong tuyến tùy tùng của não, có chức năng điều chỉnh chu kỳ thức – ngủ của cơ thể, đồng thời ức chế sự hình thành khối u. Khi lượng hooc-môn melonin trong cơ thể thấp làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư trong đó có bệnh ung thư vú.

Trên phương diện khác các bác sỹ cung cho biết thức khuya không phải là yếu tố duy nhất gây ra bệnh ung thư vú. Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh bạn cần duy trì chế độ ăn uống khoa học, hợp vệ sinh, tăng cường vận động,  hạn chế sử dụng các loại chất kích thích, đi khám sức khỏe định kỳ.

Thói quen xấu gây ung thư vú

Bệnh ung thư vú giai đoạn đầu thường khó phát hiện vì triệu chứng bệnh thường không rõ ràng, khi được phát hiện bệnh thường chuyển sang giai đoạn nặng, điều trị khó khăn.

Hiện nay chưa có một kết luận chính xác về nguyên nhân gây ra bệnh ung thư vú. Tuy nhiên các bác sỹ khuyến cáo một số thói quen của chị em vô tình là nguyên nhân gây ra căn bệnh ác tính này.

Một số thói quen thường ngày của chị em vô tình làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú là:

Thói quen xấu gây ung thư vú

1. Mặc áo ngực không đúng cách


Rất nhiều chị em phụ nữ coi chiếc áo ngực là vật bất ly thân, chúng giúp nâng đỡ, định hình bầu ngực và tăng tính thẩm mỹ. Mặc áo ngực không đúng cách bao gồm mặc áo quá chật, mặc áo ngực quá lâu đều là những thói quen không tốt với bộ ngực của bạn. Ít ai biết rằng những ngườ có thói quen mặc áo ngực 24/24 giờ làm tăng nguy cơ mắc bệnh lên đến 125 lần so với các phụ nữ khác. Lời khuyên cho bạn là nên chọn áo ngực phù hợp, không nên mặc áo khi đi ngủ.

2. Thường xuyên thức khuya


Thức khuya là một thói quen khiến chị em phụ nữ lão hóa sớm. Ngoài ra thức khuya còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Ở Việt Nam chưa có kết luận chính xác về yếu tố thức khuya đến nguy cơ mắc ung thư vú. Tuy nhiên một vài nghiên cứu của Đan Mạch gần đây đã chứng minh được mối liên hệ giữa thức khuya và nguy cơ bệnh tật. Các nhà khoa học lý giải thường xuyên thức khuya làm rối loạn đồng hồ sinh học, ức chế khả năng sản xuất các hooc-môn ngăn ngừa ung thư, bảo vệ cơ thể.

3. Lạm dụng kem chống nắng


Nhiều chị em phụ nữ có thói quen sử dụng kem chống nắng khi đi ra ngoài. Việc sử dụng kem có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân từ môi trường (tia UV), giúp chị em phụ nữ có một làn da trắng hồng. Tuy nhiên đây lại là một thói quen gia tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Các thành phần hóa học trong kem chống nắng như các hidro cacbon thơm, các benzene dạng vòng là những hóa chất gây độc cho cơ thể, tăng nguy cơ mắc ung thư.

4. Lạm dụng đồ ăn nhanh


Các chị em phụ nữ thường có thói quen sử dụng các thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, thức ăn đông lạnh. Những thực phẩm này có hàm lượng chất bảo quản cao là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Các bác sỹ khuyên chị em phụ nữ để bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa nguy cơ bệnh tật cho bản thân nên tránh các thói quen trên. Ngoài ra chị em phụ nữ nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện và điều trị bệnh ung thư vú sớm nhất, tránh tình trạng bệnh di căn và những biến chứng xấu có thể xảy ra.

Nguy cơ mắc ung thư vú từ thuốc tránh thai

Theo báo cáo của trung tâm phòng chống ung thư thế giới cho biết thuốc tránh thai làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú ở phụ nữ. Mối liên hệ giữa ung thư vú và thuốc tránh thai vẫn là chủ đề nghiên cứu của giới chuyên môn, tuy nhiên trong thời gian gần đây liên tục có những bằng chứng mới để chứng minh nguy cơ mắc bệnh này từ thuốc tránh thai.

Sau khi được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1950 cho đến nay viên tránh thai đã không ngừng được cải thiện nhằm phù hợp với nhu cầu người dùng và hạn chế tối đa các tác dụng phụ của thuốc. Sử dụng thuốc tránh thai là một phương pháp an toàn để tránh mang thai ngoài ý muốn. Ngoài tra thuốc tránh thai còn được biết đến với công dụng làm đẹp da, ngừa trứng cá, kiểm soát cân nặng. Tuy nhiên một số tác dụng phụ của thuốc tránh thai chị em phụ nữ chưa biết trong đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.

Nguy cơ mắc ung thư vú từ thuốc tránh thai

Một số nghiên cứu ở Nauy, Thụy Điển và Pháp cho thấy những phụ nữ thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người ít sử dụng. Một người sử dụng thuốc tránh thai càng lâu thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.

Các nghiên cứu cho thấy những phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai trong vòng 1 năm tăng nguy cơ mắc bệnh lên 50% so với người chưa sử dụng thuốc.

Một báo cáo mới được công bố trên tạp chí của Hiệp hội nghiên cứu ung thư với sự tham gia của 23.000 phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai trong thời kỳ từ năm 1990 đến năm 2000. Kết quả phân tích cho thấy có 1102 có người mắc ung thư vú và 21.952 không mắc bệnh. Những người có triệu chứng ung thư vú đều thuộc vào độ tuổi từ 20-49. Trong đó, những người dùng thuốc tránh thai có liều lượng vừa phải tăng nguy cơ mắc bệnh khoảng 1,6 lần, những người dùng thuốc tránh thai có chứa nồng độ estrogen liều cao làm tăng nguy cơ ung thư vú 2,7 lần (khoảng 170%).

Các bác sỹ khuyên bạn không nên lạm dụng thuốc tránh thai, nếu trong trường hợp phải sử dụng thuốc chị em nên sử dụng loại có liều lượng thấp để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Thuốc tránh thai không có tác dụng phòng các bệnh lây nhiễm qua quan hệ dục, vì vậy bạn nên chủ động sử dụng các biện pháp khác vừa có tác dụng tránh thai hiệu quả, vừa có tác dụng phòng các bệnh truyền nhiễm (sử dụng bao cao su là lời khuyên hàng đầu cho bạn).

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư vú

Bài viết này chia sẻ với các bạn các yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư vú. Khi có triệu trứng ung thư vú, các chị em nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn về ung thư để xác định nguy cơ ung thư vú của cá nhân. 

Có các yếu tố nguy cơ không có nghĩa là chắc chắn sẽ bị ung thư vú: nhiều phụ nữ có yếu tố nguy cơ lại không hề bị ung thư vú. Các yếu tố nguy cơ chỉ giúp phát hiện những phụ nữ có thể được lợi khi khám sàng lọc. 

Cần nhớ rằng ung thư vú cũng có thể xuất hiện ở những phụ nữ không có các yếu tố nguy cơ. Do đó, tất cả phụ nữ phải tuân theo lịch trình khám sàng lọc ung thư vú của bác sĩ ngay cả khi họ có nguy cơ thấp.

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư vú

Các yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư vú mạnh nhất

Tuổi già


Nguy cơ chủ yếu gây ra ung thư vú ở phụ nữ là tuổi già. Chỉ có 5% các trường hợp ung thư vú xảy ra ở độ tuổi từ 30 trở xuống, 10% xuất hiện ở phụ nữ trong độ tuổi 40 và 85% xuất hiện ở phụ nữ tuổi từ 50 trở lên. Bác sĩ khuyến cáo tăng cường khám sang lọc cho những người phụ nữ khi về già do nguy cơ bị ung thư tăng.

Tiền sử gia đình rất rõ rệt


Phụ nữ có ít nhất hai người thân mức độ I (mẹ, con gái, chị/em gái) bị ung thư vú mãn kinh có nguy cơ cao hơn so với phụ nữ không có người thân mức độ I bị ung thư vú. Nguy cơ này thường liên quan đến sự đột biến của hai gen, gọi là BRCA1 và BRCA2, xét nghiệm có thể phát hiện ra các đột biến gen này. Phụ nữ có các đột biến gen BRCA1 có nguy cơ phát triển ung thư vú đặc biệt cao trong đời, nhưng rất may là chỉ có khoảng 1 trong số 1.000 phụ nữ có các đột biến gen như vậy.

Các yếu tố nguy cơ của ung thư vú

Bị ung thư trước đó


Phụ nữ đã bị ung thư một bên vú có nguy cơ phát triển ung thư ở vú còn lại tăng.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư vú mức độ vừa

Bất thường trên phim chụp X quang tuyến vú


Phụ nữ sau mãn kinh có nhiều nhân tăng đậm độ cản quang trên phim chụp X quang tuyến vú có nguy cơ bị ung thư vú tăng cao so với những phụ nữ chỉ có mô mỡ trên phim X quang. Nên hỏi bác sỹ về các kết quả chụp X quang tuyến vú.

Bất thường trên tiêu bản sinh thiết


Phụ nữ có tăng sản mô tuyến vú trên tiêu bản sinh thiết có nguy cơ ung thư vú tăng. Cần hỏi bác sĩ về kết quả sinh thiết, đặc biệt là nếu các kết quả đó yêu cầu phải khám sàng lọc thường xuyên hơn.

Phơi nhiễm phóng xạ liều cao vùng ngực


Phụ nữ đã được chiếu xạ vùng ngực, thường là một phần trong quá trình điều trị ung thư, bị tăng nguy cơ ung thư vú so với phụ nữ không bị chiếu xạ vùng ngực.

Tuổi bắt đầu có kinh và mãn kinh


Trong độ tuổi sinh sản, estrogen kích thích các tế bào tuyến vú phân chia. Thời gian người phụ nữ phơi nhiễm với estrogen càng dài thì nguy cơ bị ung thư vú càng lớn. Thời gian phơi nhiễm với estrogen tăng nếu người phụ nữ có kinh từ 11 tuổi trở xuống và mãn kinh vào độ tuổi từ 55 trở lên.

Mang thai và cho con bú


Những phụ nữ không bao giờ sinh con có vẻ như có nguy cơ ung thư vú sau mãn kinh cao hơn so với những người đã sinh con nhiều lần. Thời điểm có thai lần đầu cũng có thể có vai trò quan trọng: phụ nữ có thai lần đầu tiên ở tuổi từ 30 trở lên bị tăng nguy cơ mắc ung thư vú.

Liệu pháp hoóc-môn thay thế (HRT)


Khi người phụ nữ già đi, mô tuyến được thay thế dần bằng mô mỡ. Các sản phẩm hoóc-môn để điều trị bao gồm một số dạng estrogen có tác dụng chống lại quá trình này. Sử dụng estrogen lâu dài (khoảng từ năm năm trở lên) làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú ở nữ giới. Các nhà nghiên cứuhiện đang đánh giá nguy cơ phát triển ung thư vú liên quan tới các phối hợp hoóc-môn khác nhau.

Tuy nhiên, hoóc-môn thay thế có một số lợi ích nhất định có thể bù lại nguy cơ phát triển ung thư vú, vàmỗi phụ nữ cần phải thảo luận lợi ích và tác hại của liệu pháp này với bác sĩ trước khi quyết định sử dụng nó cho phù hợp. Hầu hết các bác sĩ khuyến cáo nên dùng liệu pháp chữa trị ung thư vú khác cho những phụ nữ có tiền sử gia đình bị ung thư vú hoặc bản thân đã bị ung thư vú.

Chiều cao và trọng lượng


Phụ nữ có vóc người cao lớn có nguy cơ phát triển ung thư vú cao hơn phụ nữ vóc người nhỏ thấp. Trọng lượng cũng có vai trò, có thể là do mỡ trong cơ thể làm thay đổi quá trình chuyển hóa estrogen. Những phụ nữ béo phì có nguy cơ phát triển ung thư vú sau mãn kinh cao hơn phụ nữ gầy.

Uống rượu


Uống rượu làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vú ở nữ giới, có lẽ là thông qua tình trạng tăng nồng độ estrogen trong cơ thể. Một người phụ nữ uống càng nhiều rượu thì nguy cơ phát triển ung thư vú càng cao. Tuy nhiên uống một lượng rượu vừa phải có thể chống lại một số bệnh khác và người phụ nữ nên thảo luận về lợi ích của rượu với bác sĩ trước khi quyết định bỏ rượu hoàn toàn.

Có các ung thư khác


Phụ nữ đã được chẩn đoán ung thư nội mạc tử cung, ung thư buồng trứng, hoặc ung thư đại tràng có nguy cơ phát triển ung thư vú cao hơn so với phụ nữ không có các loại ung thư này.

Các yếu tố khác


Một số yếu tố khác có liên quan tới nguy cơ phát triển ung thư vú vì những lý do chưa rõ. Phụ nữ cóđịa vị kinh tế-xã hội cao và/hoặc phụ nữ ở thành phố có nguy cơ cao hơn phụ nữ có địa vị kinh tế-xã hội thấp và/hoặc ở nông thôn.

Chủng tộc/dân tộc và tôn giáo dường như cũng có vai trò nguy cơ. Trước tuổi 40, phụ nữ da đen có nguy cơ mắc bệnh cao hơn phụ nữ châu Á; trong khi đó, khi ngoài 40 tuổi, phụ nữ da trắng có nguy cơ cao hơn phụ nữ châu Á. Phụ nữ có nguồn gốc Do Thái Ashkenzi có nguy cơ cao hơn do họ có khả năng mang các đột biến gen gây ung thư vú cao hơn.

Các yếu tố làm giảm nguy cơ ung thư vú

Cắt buồng trứng


Nếu phải phẫu thuật cắt tử cung thì hầu hết phụ nữ được giữ lại buồng trứng khi còn đang trong độ tuổi sinh sản, nhưng trong một số tình trạng bệnh lý nào đó lại cần cắt buồng trứng khi bệnh nhân còn rất trẻ. Phụ nữ phải cắt buồng trứng trước 35 tuổi có nguy cơ bị ung thư vú thấp hơn trong đời so với phụ nữ không bị cắt buồng trứng.

Nơi sinh


Phụ nữ sinhra ở châu Á hoặc châu Phi có nguy có ung thư vú thấp hơn so với phụ nữ sinh ra ở Bắc Mỹ hoặc Bắc Âu.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ nhiều hơn so với các yếu tố khác. Một người cũng có thể có một vài yếu tố nguy cơ. Vấn đề quan trọng là phải phát hiện ra tất cả các yếu tố nguy cơ này để bạn và bác sĩ của bạn có thể thảo luận về ảnh hưởng của chúng đối với từng cá nhân nhằm tìm ra chương trình khám sàng lọc và phương pháp điều trị ung thư vú phù hợp nhất.

Vụ án đám cưới

Một cặp tình nhân sau nhiều năm tìm hiểu kỹ càng đã quyết định tổ chức đám cưới thật hoành tráng.

Đó là một đám cưới theo nghi lễ truyền thống, rượu chảy như suối, thịt chất như núi và rau thì bạt ngàn như những cánh rừng. Hai họ chúc tụng đến say mèm.

Thế rồi, không biết vì sao hai họ lại lao vào đấm đá nhau tơi bời. Khi cảnh sát đến nơi thì khắp nơi hoang tàn như bãi chiến trường, ai nấy máu me đầy người nằm la liệt vì ai cũng say. Cảnh sát quyết định đem cả hai họ về đồn nghỉ ngơi cho giã rượu rồi sẽ xét xử tội gây mất trật tự công cộng.

Hai hôm sau, tại tòa án. Quan viên hai họ vẫn còn phảng phất hơi men, vừa nhìn thấy nhau đã lao vào đấm đá túi bụi. Chủ tọa phải vất vả lắm mới ổn định được tình hình. Khi trật tự vãn hồi, mặc cho hai họ gầm gừ nhìn nhau, chủ tọa hỏi anh chàng phù rể vì thấy anh ta có vẻ tỉnh táo nhất:
Blog 4 mùa hoa cỏ: Vụ án đám cưới