Mất ngủ kéo dài gây ung thư vú

Mất ngủ kéo dài khiến đồng hồ sinh học bị đảo lộn, da xỉn màu và xuất hiện quầng thâm dưới mắt, hoạt động của trí óc giảm sút và gây ra nhiều hệ lụy sức khỏe như đau cơ, mệt mỏi, tăng cân, căng thẳng... Không những thế, việc mất ngủ còn là nguyên nhân gây nên một số căn bệnh nguy hiểm, trong đó có ung thư vú.

Mất ngủ kéo dài gây ung thư vú

Vì sao lại mất ngủ?

Căng thẳng, stress


Căng  thẳng và stress không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng của người bệnh, mà còn gây căng thẳng thần kinh, ảnh hưởng đến giấc ngủ, gây mất ngủ.

Sử dụng các chất kích thích não


Việc sử dụng các chất kích thích như cà phê, trà, thuốc lá, rượu hoặc ăn nhiều nặng bụng trong đêm… cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến mất ngủ.

Các yếu tố môi trường


Các yếu tố môi trường dễ ảnh hưởng đến giấc ngủ như ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ, thoáng khí ... nếu tác động lâu dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, điển hình là gây mất ngủ.

Các bệnh lý cơ thể hoặc bệnh lý tâm thần


Các bệnh lý như dị ứng, viêm khớp, bệnh tim, cao huyết áp, hen phế quản, mãn kinh, kinh nguyệt, có thai, sốt, đau ... các bệnh lý tâm thần như trầm cảm; hưng cảm; rối loạn lo âu lan toả;… có thể gây mất ngủ.

Ngoài ra, các bệnh lý liên quan đến giấc ngủ như chứng ngưng thở khi ngủ, ác mộng, mộng du, chứng hoảng sợ trong giấc ngủ ... cũng là những nguyên nhân gây mất ngủ.

Mất ngủ có thể gây ung thư vú


Nhiều nghiên cứu đã cho thấy giấc ngủ không tốt, ngủ không đủ giấc… có thể gây ra bệnh ung thư vú và nhiều loại ung thư khác.

Theo đó, khi mất ngủ, độc tố trong cơ thể bị tích tụ lại, các gốc tự do không được loại bỏ triệt để có khả năng hủy hoại các tế bào và gây ung thư.

Cụ thể, đối với các bệnh nhân ung thư vú, các nhà khoa học của Mỹ cũng đã chỉ ra việc ngủ dưới 6 tiếng có thể làm gia tăng nguy cơ tái phát bệnh trong thời kỳ hậu mãn kinh.

Một nghiên cứu khác đã tiến hành điều tra về giấc ngủ của 412 bệnh nhân ung thư vú trong thời kỳ hậu mãn kinh. Kết quả cho thấy, việc thiếu ngủ có thể là nguyên nhân gây nên các khối ung thư nghiêm trọng nhưng vẫn cần tiến hành thêm nhiêu nghiên cứu để xác nhận kết quả và hiểu rõ mối liên hệ này.

Một số bác sĩ cũng cho rằng, Melatonin đóng vai trò điều hòa chu kì ngủ của cơ thể và giúp điều chỉnh sự phát triển của tế bào. Những người ít ngủ thường có lượng melatonin thấp hơn và điều này có thể ảnh hưởng tới việc hình thành tế bào vú, làm ung thư vú dễ phát triển hơn.
Previous
Next Post »
0 Komentar