Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ ung thư vú?

Mới đây, các nhà khoa học đã tìm ra một yếu tố nguy cơ mới gây ung thư vú. Đó là mối liên hệ giữa ô nhiễm không khí và nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Vậy thực hư điều này ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để nắm rõ vấn đề này!

Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ ung thư vú?

Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ ung thư vú?


Các chuyên gia đã chỉ ra, người bệnh tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú của phụ nữ nằm ở tỷ lệ số mô vú đặc, hay nói khác đi, số mô vú đặc là một “manh mối” để giúp phát hiện ung thư vú. Theo đó, những phụ nữ có mô vú đặc càng nhiều và dày sẽ có nguy cơ mắc ung thư vú cao gấp 6 lần so với người khác.

Mặt khác, theo một nghiên cứu của một số chuyên gia của Đại học Florida (Mỹ) đã cho thấy, xác suất sở hữu mô vú đặc của phụ nữ sống trong khu vực có mức độ ô nhiễm bụi siêu nhỏ cao hơn 19% so với những người khác. Cụ thể, phụ nữ sẽ khả năng sở hữu mô vú đặc tăng thêm 4% nếu chỉ số hạt bụi lơ lửng trong không khí tăng lên mỗi một đơn vị.

Như vậy, có thể nói, nguy cơ mắc bệnh ung thư vú ở phụ nữ có thể biến động theo khu vực địa lý - giữa các vùng đô thị và nông thôn. Đặc biệt, ở những khu vực có nhiều xí nghiệp, nhà máy – nơi mà mật độ ô nhiễm không khí tăng cao,  khói từ động cơ diesel còn có thể gây nên nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó mối liên hệ với ung thư vú là rất cao.

Nguyên nhân của điều này được nhóm nghiên cứu giải thích là những chất độc trong không khí bẩn làm xáo trộn các nội tiết tố của cơ thể, kích thích sự phát triển của nhiều loại tế bào trong vú, từ đó có thể dẫn tới ung thư vú.

Khuyến cáo của các chuyên gia


Tuy mối liên hệ giữa ô nhiễm không khí và ung thư vú khá rõ ràng, nhưng để phát hiện chính xác nguyên nhân gây ung thư vú thì cũng cần dựa vào những yếu tố khác. Cụ thể, chúng ta không thể xem xét ảnh hưởng của ô nhiễm không khí một cách biệt lập. Bởi vốn dĩ ung thư vú là căn bệnh phức tạp và xác định nguyên nhân của nó là rất khó. Những nhân tố nguy cơ khác đối với ung thư vú vẫn nằm ngoài tầm kiểm soát như giới tính, tuổi già, tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú…

Vì thế, để hạn chế hoặc phòng tránh bệnh ung thư vú, chúng ta cần xét trên toàn bộ những yếu tố nguy cơ gây bệnh. Bên cạnh đó, hãy thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên để phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời.
Previous
Next Post »
0 Komentar