Showing posts with label benh-ung-thu-vu. Show all posts
Showing posts with label benh-ung-thu-vu. Show all posts

Ngực căng tức có phải triệu trứng ung thư vú?

Ngực căng tức có phải triệu trứng ung thư vú? Những chị em trong thời kỳ thai nghén, trước chu kỳ kinh nguyệt, phụ nữ vào thời kỳ mãn kinh có thể gặp phải triệu chứng ngực căng tức. Tuy nhiên các bác sỹ khuyến cáo chị em cũng cần phải hết sức chú ý bởi đây cũng có thể là dấu hiệu ung thư vú không thể bỏ qua.

Ngực căng tức có phải triệu trứng ung thư vú?

Các nguyên nhân phổ biến khiến ngực đau tức

Triệu chứng cảnh báo tiền kinh nguyệt


Rất nhiều chị em phụ nữ một vài ngày trước khi hành kinh sẽ xuất hiện triệu chứng đó là ngực căng tức, sưng, đau…Lý giải nhận định này các bác sỹ cho biết trước khi bước vào chu kỳ kinh cơ thể chị em sẽ có xu hướng tích nước tại bầu ngực và núm vứ. Hiện tượng tích nước này khiến cho các mô vú bị kéo căng ra gây hiện tượng cứng, sưng và có cảm giác đau tức.

Phụ nữ mang thai


Một nguyên nhân cũng khá phổ biến dẫn đến hiện tượng ngực tức, đau đó là do chị em trong thời kỳ mang thai. Có rất nhiều chị em đã chia sẻ rằng trong quá trình mang thai họ thường xuyên trải qua cảm giác này. Rất nhiều chị em do cơ địa nhạy cảm khi phát hiện ngực tức, căng đã tiến hành thử thai và biết được mình mang thai đều rất vui mừng. Ngoài ra khi chị em ở những tháng cuối của thai kỳ tuyến sữa phát triển mạnh hơn, bầu ngực to nhanh hơn để chuẩn bị cho quá trình nuôi con bằng sữa cũng có thể bị đau tức.

Phụ nữ thời kỳ mãn kinh


Đối với những chị em bước qua tuổi 40 nếu hiện tượng ngực đau tức xuất hiện thì cũng không nên quá lo lắng bởi đây có thể là dấu hiệu báo trước thời kỳ mãn kinh đang đến gần. Chị em có thể kiểm chứng cụ thể hơn hiện tượng này đó là thông qua chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng của mình. Ban đầu chị em có thể thấy lượng máu kinh ít đi dần sau đó mất hẳn, kèm theo đó chị em sẽ cảm thấy những triệu chứng như cơ thể lão hóa nhanh, tích mỡ, tích nước, khó chịu, buồn bực…tất cả những thay đổi đó là do sự suy giảm nội tiết tốt nữ gây ra. Sự suy giảm nội tiết tố cũng có thể kéo theo nguy cơ mắc ung thư buồng trứng hay UT cổ tử cung là rất lớn.

U nang tuyến vú


Một nguyên nhân khác cũng dẫn đến hiện tượng này đó là sự xuất hiện của các nang bên trong tuyến vú. Những chị em trong độ tuổi từ 30-40 là người có nguy cơ mắc u nang lớn nhất.

Ung thư vú


Một trường hợp không ai mong muốn nhất đó là bệnh ung thư vú. Trên thực tế rất nhiều người khi xuất hiện triệu chứng đau, căng tức đã đi khám và được kết luận mắc ung thư vú. Khi những khối u tại vú phát triển nhanh gây chèn ép các mô xung quanh sẽ khiến chị em có cảm giác đau, tức, và căng.

Phương pháp nội tiết làm tăng nguy ung thư vú

Phương pháp nội tiết làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Các chuyên gia y tế khuyến cáo việc sử dụng các loại thuốc, các sản phẩm tăng cường nội tiết tố có thể là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư vú mọi người cần hết sức chú ý để loại trừ nguy cơ mắc bệnh này.

Phương pháp nội tiết làm tăng nguy ung thư vú

Mới đây các nhà khoa học đến từ Mỹ đã một lần nữa khẳng định lại mối quan hệ giữa việc sử dụng các sản phẩm nội tiết tố với những phụ nữ (đặc biệt phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh với nguy cơ mắc bệnh. Việc sử dụng các sản phẩm tăng cường nội tiết không chỉ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh mà theo các chuyên gia y tế thì chúng còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thậm chí tính mạng của chị em nếu sử dụng trong một thời gian dài cũng như với liều lượng cao và không có sự chỉ dẫn của bác sỹ.

Trong những thập kỉ 90 phương pháp nội tiết được rất nhiều chị em phụ nữ sử dụng như một lựa chọn tối ưu để chị em có thể duy trì được sắc đẹp, tăng cường sinh lý nữ cũng như ngăn ngừa nguy cơ mắc một số bệnh tật do thời kỳ tiền mãn kinh gây ra. Tuy nhiên sau đó một thời gian nhiều nghiên cứu đã được tiến hành nhằm đánh giá những tác động của các liệu pháp hoocmon này đối với sức khỏe con người. Một số báo cáo đã được đưa ra làm đề tài thảo luận tại San Antonio Mỹ cho biết những phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh nếu sử dụng hỗn hợp estrogen và progestin trong khoảng thời gian 2 năm nguy cơ mắc ung thư vú của họ sẽ gia tăng gấp 2 lần so với những người ít hoặc không sử dụng. Không chỉ là nguyên nhân gây ra UT vú các nhà khoa học cũng khuyến cáo nếu sử dụng các liệu pháp hoocmon trong một khoảng thời gian dài và không có sự chỉ định của các chuyên gia y tế thì chị em có thể gia tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng, cổ tử cung cao hơn rất nhiều.

Để làm rõ hơn về nguy cơ mắc bệnh đối với việc sử dụng phương pháp nội tiết tố bác sỹ Rowan Chlebowski và những cộng sự đã tiến hành nghiên cứu với sự của 166,608 phụ nữ ngoài 50 tuổi. Một số người tham gia nghiên cứu đã được chỉ định sử dụng hỗn hợp estrogen và progestin (prempro) và những người còn lại được chỉ định sử dụng placebo – giả dược. Sau 2 năm tiến hành thử nghiệm các nhà khoa học đã thấy rằng những người được chỉ định sử dụng prempro có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn 26% so với những người được chỉ đinh sử dụng giả dược placebo.

Thuốc tránh thai là một sản phẩm có khả năng thay đổi nồng độ hoocmon và là sản phẩm được chị em sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Bên cạnh thuốc tránh thai thì chị em còn tìm đến các loại thuốc uống chuyên dụng để bổ sung nội tiết tố. Rất nhiều chị em khi có những dấu hiệu ung thư vú như đau ngực, căng tức, sưng tấy đã đi khám và được chẩn đoán mắc bệnh và nguyên nhân chính là do sử dụng các phương pháp nội tiết không đúng cách. Các bác sỹ khuyến cáo trong trường hợp có nhu cầu bổ sung hoocmon cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế.

Đau ngực có phải triệu chứng ung thư vú?

Một trong những vấn đề chị em thường thắc mắc đó là đau ngực có phải là một dấu hiệu ung thư vú hay không?

Theo các bác sỹ cho biết ung thư vú là một căn bệnh trong đó những tế bào ung thư (tế bào ác tính) tăng sinh không kiểm soát trong mô vú. Vị trí phát sinh của các tế bào ác tính này thường được xác định là tại các ống dẫn hoặc ở tiểu thùy của vú. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì những tế bào sẽ xâm lấn sang các mô xung quanh hay di căn sang các cơ quan trên cơ thể.

Đau ngực có phải triệu chứng ung thư vú?

Rất nhiều chị em thường xuất hiện cảm giác đau tức vùng ngực và trước tình trạng đó không ít người tỏ ra lo lắng liệu chăng đó có phải là triệu chứng cảnh báo mắc bệnh ung thư vú hay không? Độ tuổi thường gặp những triệu chứng này đó là chị em trong độ tuổi sinh sản, bên cạnh đó trẻ em và những người già cũng là những đối tượng có khả năng gặp phải (mặc dù không phổ biến). 

Thông thường những cơn đau xuất hiện đột ngột và có thể biến mất ngay sau đó và có thể ở một bên vú hay cả hai. Những cơn đau này mặc dù không ảnh hưởng đến tính mạng xong tác động trực tiếp đến tâm lý cũng như chất lượng cuộc sống của chị em, gieo tâm lý sợ hãi.

Theo các bác sỹ của bệnh ung thư vú thường xuất hiện với triệu chứng đó là một khối u có thể gây đau hoặc không đau. Nếu như bệnh nhân có cảm giác đau tức vùng ngực có thể đó là triệu chứng cảnh báo nguy cơ mắc một số căn bệnh khác.  Đối với UT vú thông thường các tế bào phát triển khá âm thầm, không tác động đến các dây thần kinh nên sẽ không gây cảm giác đau đớn cho người bệnh.

Nếu bệnh nhân cảm giác đau ở ngực không đủ căn cứ để đi đến kết luận bệnh UT vú mà có thể là triệu chứng ung thư hạch hay một bệnh lý nào đó. Một số nguyên nhân sau cũng có thể dẫn đến hiện tượng đau tức ngực đó là

-         Sự thay đổi về nồng độ hormone của cơ thể trong thời kỳ mang thai, hành kinh hay tiền mãn kinh.

-         Viêm nhiễm tuyến vú.

-         Tắc tuyến sữa.

Để có thể đưa ra kết luận chính xác về nguy cơ mắc bệnh bệnh nhân cần được tiến hành các xét nghiệm tổng quát với sự tham gia của các thiết bị y tế và các bác sỹ chuyên môn cao.

Các bác sỹ khuyến cáo khi cơ thể có những dấu hiệu sau cần đến ngay cơ sở chuyên khoa về ung bướu để thăm khám và điều trị kịp thời.

-         Bên trong vú xuất hiện khối u.

-         Da vùng vú có những thay đổi bất thường như mẩn đỏ, ngứa, rát, đổi màu.

-         Hình dáng núm vú thay đổi thường là tụt vào trong so với bình thường.

-         Đầu vú chảy dịch, chảy mủ.

Các bác sỹ khuyến cáo việc phát hiện và điều trị ung thư vú sớm có ý nghĩa quan trọng giúp nâng cao hiệu quả điều trị cũng như giảm thiểu chi phí tối đa. Nếu bệnh nhân có biểu hiện đau ngực cần đến ngay cơ sở để khám kịp thời.

7 Yếu tố tăng nguy cơ ung thư vú ở nam và nữ

Ung thư vú là căn bệnh nguy hiểm hay gặp ở nữ giới, đàn ông hiếm hơn. Hiện nay nguyên nhân ung thư vú vẫn còn bỏ ngỏ, bài toán khó cần nghiên cứu thêm. Tuy vậy, các yếu tố nguy cơ đã được tìm ra. Một phụ nữ hay nam giới có nhiều yếu tố nguy cơ mắc ung thư vú nên tích cực phòng tránh và khám vú định kỳ để tầm soát hiệu quả hơn. Mặc dù, không phải tất cả các trường hợp thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao đều mắc bệnh và ngược lại.

7 Yếu tố tăng nguy cơ ung thư vú ở nam và nữ

Dưới đây là 7 yếu tố tăng nguy cơ ung thư vú, phụ nữ hay nam giới đều nên biết để phòng tránh, tầm soát hiệu quả.

Tuổi tác: ung thư vú tỷ lệ thuận với tuổi tác – tuổi càng cao nguy cơ mắc bệnh càng tăng.

Giới tính: phụ nữ hay mắc hơn, đàn ông hiếm gặp (chiếm 1% trong tổng số lượng người mắc ung thư ngực).

Tiền sử gia đình: phụ nữ kế thừa 2 loại gen: BRCA1 và BRCA2 có nguy cơ cao hơn. Thường yếu tố di truyền liên quan tới gia đình có tiền sử mắc bệnh gồm mẹ, chị.Điều này đúng tương tự với nam giới.

Phụ nữ, đàn ông mắc bệnh thừa cân béo phì, phụ nữ có mô vú dày đặc có nguy cơ mắc cao hơn. Đây có là nguyên nhân ung thư vú không cần làm rõ, tuy nhiên thừa cân ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, thẩm mỹ và có thể dẫn tới nhiều bệnh nguy hiểm.

Liên quan tới chu kỳ kinh nguyệt:  phụ nữ có kinh quá sớm hoặc mãn kinh muộn đều tăng nhẹ tăng nhẹ nguy cơ ung thư vú.

Điều trị bệnh ung thư khác như xạ trị vào vùng ngực.

Phụ nữ sử dụng thuốc DES (diethylstilbestrol) trong khi mang thai có tăng nhẹ nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.

Phụ nữ, nam giới hay thức khuya, lười tập thể dục.

Phụ nữ có con muộn hoặc không có con, vô sinh hiếm muộn, không nuôi con bằng sữa mẹ.

Phụ nữ quá lạm dụng thuốc tránh thai.

Hay uống rượu, chế độ dinh dưỡng không khoa học và lành mạnh.

Có liên quan tới phẫu thuật nâng ngực.

Cần làm gì để ngăn ngừa ung thư vú.

Đối với phụ nữ


Phòng ngừa bằng lối sống lành mạnh: tránh xa rượu, tăng cường bổ sung thực phẩm có tác dụng giảm nguy cơ ung thư vú xuống mức thấp nhất, chăm chỉ luyện tập thể dục. Điều trị ung thư vú đã có nhiều bước tiến đột phá nhưng nếu không được phát hiện sớm nguy cơ tử vong rất cao. Vì thế, phòng bệnh hơn chữa bệnh.

Bên cạnh đó, khuyến khích phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ, vừa giúp trẻ phát triển toàn diện trí tuệ, sức khỏe vừa tốt cho mẹ.

Đối với nam giới


Bởi nam giới chỉ chiếm 1% số trường hợp mắc ung thư vú nên khá chủ quan. Trên thực tế dù ít có nguy cơ mắc nhưng nên chú ý một số biện pháp phòng ngừa như: không nên ăn quá nhiều chất béo dễ dẫn tới thừa cân, béo phì; cần tăng cường luyện tập thể dục, tự khám vú tại nhà, duy trì khám phụ khoa 6 tháng/ 1 lần.

Ung thư vú có nên cắt ngực như Angelina Jolie?

Ung thư vú có khả năng di truyền đó là lý do vì sao ngôi sao Hollywood Angelina Jolie quyết định cắt đi bầu ngực đầy quyến rũ của mình.

Ung thư vú có nên cắt ngực như Angelina Jolie?

Ung thư vú và khả năng di truyền


Nguyên nhân ung thư vú cho tới nay chưa được làm sáng tỏ. Tuy nhiên, các nhà khoa học nghiên cứu về ung thư đã tìm thấy các yếu tố nguy cơ trong đó có di truyền. Cụ thể, nếu gia đình có mẹ, dì, cô bị ung thư vú khả năng mắc bệnh cao hơn người bình thường. Tỷ lệ % mắc căn bệnh này tỷ lệ thuận với số lượng người mắc ung thư vú.

Cắt đi bầu ngực cũng được cho là một cách hiệu quả để ngăn chặn sự hình thành  khối u ung thư. Tuy nhiên, theo các bác sỹ ung bướu tại Việt Nam cho rằng đây là 1 quyết định quá nóng vội và không phải là sự lựa chọn duy nhất để ngăn ngừa ung thư vú.

Bầu ngực thể hiện nét quyết rũ, xuân thì của người phụ nữ. Vì thế, nhiều phụ nữ khi phát hiện ra mắc ung thư vú có thể phản ứng mạnh mẽ “thà chết chứ không cắt đi ngực”.

Ung thư vú có di truyền không vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ. Hơn nữa, cho tới thời điểm hiện tại nếu phát hiện sớm bệnh khả năng chữa trị thành công lên tới 90%.  Theo nhận định của GS.TS Nguyễn Bá Đức, Phó chủ tịch Hội phòng chống ung thư Việt Nam cho rằng: Jolie cắt ngực là một quyết định vội vàng bởi không phải người nào mang gen gây ung thư đồng nghĩa sẽ mắc căn bệnh này. Tuy nhiên, nhiều bác sỹ cho rằng cô là một tấm gương dũng cảm trong cuộc chiến chống căn bệnh nguy hiểm này và kết quả cô nhận được là giảm nguy cơ mắc ung thư ung thư vú xuống mức thấp nhất 5% (trước đây cô được chẩn đoán có nguy cơ mắc ung thư vú cao lên tới 87%).

Lời khuyên:


-Nếu có người thân mắc ung thư vú đầu tiên cần tới bệnh viện chuyên khoa Ung Bướu lớn để được chẩn đoán chính xác có mắc bệnh hay không và bạn sẽ có những lời khuyên hữu ích nhất từ bác sỹ để ngăn chặn căn bệnh này.

-Duy trì khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng và tự khám ngực hằng tuần khi thấy dấu hiệu bất thường lập tức tới bệnh viện thăm khám.

-Chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng. Bạn nên bổ sung trái cây, hoa quả tươi, chất xơ, thực phẩm có khả năng đẩy lùi ung thư vú.

-Cuối cùng nếu không may mắn mắc căn bệnh này, người bệnh nên vui vẻ, lạc quan. Bởi tin vui cho những người mắc ung thư vú là tại các bệnh viện lớn như bệnh viện Ung Bướu Hưng Việt nếu được phát hiện sớm % điều trị thành công cao, phẫu thuật vẫn có thể giữ được bầu ngực đẹp, quyến rũ của pháp đẹp.

Kích thước vòng eo và nguy cơ ung thư vú

Kích thước vòng 2 của phụ nữ có mối liên hệ với nguy cơ mắc ung thư vú, đây là một kết luận được đăng trên tờ BMJ Open của Mỹ sau cuộc nghiên cứu của Hiệp hội Ung thư Mỹ.

Vòng eo là một trong 3 vùng được các chị em phụ nữ quan tâm nhiều nhất, đặc biệt là sau thời kỳ sinh nở. Nghiên cứu chứng minh được nguy cơ ung thư mắc ung thư vú tăng 33% đối với phụ nữ mãn kinh  nếu kích thước vòng eo tăng lên một cỡ. Kết quả nghiên cứu này khiến nhiều phụ nữ hoang mang và lo lắng về cân nặng, số đo vòng eo hiện tại của mình.

Kích thước vòng eo và nguy cơ ung thư vú

Với 93.000 phụ nữ tham gia đều trong độ tuổi mãn kinh từ 50 tuổi trở lên, ngoài việc cung cấp thông tin về sức khỏe cá nhân như chiều cao, cân nặng, số đo 3 vòng và tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú thì những người tham gia nghiên cứu được xét nghiệm chẩn đoán ung thư vú sau 5 năm.

Kết quả thu được trong kích cơ vòng 2 tăng thì nguy cơ mắc ung thư vú ở tuổi mãn kinh cũng tăng theo, cụ thể tăng lên một cỡ tỷ lệ mắc bệnh tăng 33%, tăng lên 2 cỡ tỷ lệ mắc bệnh tăng đến hơn 75%. Có thể nói số đo vòng eo đóng vai trò quan trọng trong việc dự đoán nguy cơ mắc bệnh phụ nữ, đưa ra một giải pháp mới phòng chống bệnh ung thư ở nữ giới bằng cách giữ ổn định kích thước vòng eo.

Các nhà khoa học cho biết, ở những phụ nữ có vòng eo lớn thì trọng lượng cơ thể và chỉ số BIM đều vượt quá mức bình thường. Những đối tượng này có hàm lượng cholesterol trong máu cao, dễ mắc bệnh mỡ máu, chứng cholesterol tăng cao làm giảm khả năng tiêu diệt tế bào ung thư, khối u gây ung thư có khả năng di căn nhanh hơn. Một tiến sĩ tham gia nghiên cứu cho biết thêm, kết luận thu được tính đến yếu tố tuổi tác, đã từng sinh con hoặc cho con bú. Phụ nữ trong độ tuổi từ 45-60 có nguy cơ mắc ung thư vú cao do nội tiết tố bên trong cơ thể bị thay đổi hơn nữa sức đề kháng bị suy yếu là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây bệnh tấn công.

Để giảm nguy cơ mắc bệnh, nữ giới nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng và những nguy cơ khiến tăng cân, mắc béo phì. Vòng eo nhỏ là một trong những mục tiêu đặt ra cần thực hiện được, không chỉ bằng cách ăn uống khoa học mà cần vận động thường xuyên sẽ khiến chị em đẹp hơn, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư xuống đáng kể.

Các nhà khoa học khuyến khích phụ nữ từ 40 tuổi nên đi khám vú và chụp nhũ ảnh ít nhất 3 năm 1 lần, đối với những người có tiền sử gia đình mắc bệnh nên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm dấu hiệu ung thư vú , chữa trị kịp thời.

Đối tượng có nguy cơ mắc ung thư vú cao nhất

Ung thư vú là một căn bệnh phổ biến không chỉ ở Việt Nam, mà nó còn được xếp hàng thứ nhất trong các loại ung thư phụ nữ ở các nước đang phát triển. 

Đây là một bệnh nguy hiểm nó không chỉ gây mất mỹ quan thẩm mỹ ở vẻ đẹp bên ngoài của người phụ nữ mà nó là một bệnh có tỷ lệ tử vong rất cao và số người mắc phải rất lớn.

Đối tượng có nguy cơ mắc ung thư vú cao nhất

Đối tượng có nguy cơ mắc ung thư vú cao nhất


-         Phụ nữ thuộc nhóm tuổi trong khoảng  45-50

-         Những người phụ nữ mãn kinh có độ tuổi trên 55 và có độ tuổi dậy thì sớm trước 10 tuổi.

-         Những người phụ nữ không có con cũng có nguy cơ cao với bệnh, ngoài ra việc sinh con muộn  ( có con đầu lòng ở độ tuổi 35) hoặc không nuôi con bằng sữ a mẹ có nguy cơ mắc bệnh cao.

-         Những người phụ nữ có tiền sử mắc ung thư vú một bên

-         Người có tiền sử trong gia đình, mẹ hoặc chị, con gái mắc bệnh ung thư vú cũng có mối liên kết với bênh. Tỷ lệ di truyền này chiếm từ 5-10%

-         Đối tượng nữ giới đã hay đang mang trong mình những căn bệnh như : ung thư buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung . . . có rủi ro cao

-         Người đã có khối u vú sẵn ở trong người với tăng sản ống tuyến vú không điển hình

-         Người thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất, tia xạ

-         Người có thể trọng cơ thể quá khổ sau thời kỳ mãn kinh

-         Bên cạnh đó, người có một chế độ ăn uống nhiều thịt đỏ, giàu hàm lượng chất béo, thuờng xuyên sử dụng đồ ăn chế biến sẵn, ăn ít rau của quả và người sử dụng thuốc lá, uống nhiều rượu

-         Ngoài ra, việc lạm dụng hay sử dụng liên tục thuốc nội tiết tố thay thế sau thời kỳ mãn kinh là một yếu tố thúc đẩy sự phát triển của bệnh.

Liệt kê trên đây những đối tượng và nguy cơ của ung thư vú, ngoài một số yếu tố do sự lệch lạc của gen trong cơ thể, thì hầu hết các yếu tố là có thể phòng ngừa được nếu như chúng ta thay đổi lối sống, chế độ ăn uống  lành mạnh và hoạt động thể chất đều đặn.

Đồng thời việc khám sức khỏe định kỳ cho những đối tượng  có nguy cơ bởi: tiền sử gia đình,  tiền sử bản thân . . . là một việc nên làn để tầm soát tốt bệnh.

Những việc nên làm khi điều trị ung thư vú

Để việc điều trị ung thư đạt được nhưng hiệu quả tốt, nhanh chóng, dưới đây là một số lời khuyên bạn nên thực hiện.

Những việc nên làm khi điều trị ung thư vú

Chế độ ăn uống lành mạnh


Chế độ ăn uống là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với quá trình điều trị ung thư vú, bởi nó gây nên những tác động tới thể lực người bệnh cũng như kết quả của việc điều trị.

Trong giai đoạn điều trị người bệnh nên ăn bổ sung hàm lượng protein có nguốn gốc thực vật như : nấm, đậu . . . nguồn dinh dưỡng này sẽ giúp hệ thống tiêu hóa dễ dàng hấp thụ hơn so với nguồn protein từ  động vật. Tuy nhiên, bệnh nhân ung thư vú vẫn có thể ăn thịt trong giớ hạn và nê tránh những loại thịt đóng hộp.

Bên cạnh đó, để giúp cơ thể nhanh chóng lấy lại cân nặng trở lại, người bệnh nên ăn bổ sung thêm các loại thực phẩm như : trứng, sữa, pho mát. Đặc biệt là lưu ý đến việc bổ sung hàm lượng nước cần thiết cho cơ thể. Đồng thời không nên sử dụng, cắt giảm các loại đồ uống có chưa các cafein và các loại đồ uống chứa cồn.

Ngoài ra, bệnh nhân sử dụng các loại thực phẩm: dâu tây, quả việt quất hay sữa chua... để  cải thiện các chứng táo bón bị sảy ra trong quá trình điều trị

Luyện tập


Luyện tập các bài thể dục nhẹ nhàng se đem lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.

Những bài tập thích hợp trong thời điểm này là người bệnh hãy đi bộ nhẹ nhàng, có thể giúp  bạn tránh được chứng thiếu máu bằng việc tăng lượng oxy trong cơ thể và bổ sung lượng tế bào máu.

Ngay sau khi việc điều trị kết thúc, bệnh nhân ung thư vú vẫn nên duy trì chế độ tập luyện , sẽ giúp bạn tránh được cảm giác mệt mỏi và giúp săn chắc cơ bắp.

Giữ trạng thái tâm lý ổn định


Bên cạnh duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và chế độ luyện tập đều đặn, người bệnh cần luôn duy trì tâm lý ở trạng thái ổn định, tự tin và lạc quan, đây là một yếu tố không kém phần  quan trọng. Bạn có thể đọc sách , xem phim...

Chăm sóc cho da


Trong quá trình điều trị ung thư vú có thể khiến cho da người bệnh bị khô, vì thế mà cần được quan tâm chăm sóc tới làn da. Khi tắm nên sử dụng các loại sữa tắm có chưa dưỡng chất cơ lợi cho da, thay vì việc trà xát mạnh những vết bẩn, bạn hãy dùng khăn mền lau nhẹ nhàng

Nếu muốn trang điểm, người bệnh đừng nên thoa kem nền trước, sử dụng kem chống nắng trước khi ra nắng để bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời.

Yêu cầu sự giúp đỡ


Trong thời gian điều trị, người bệnh cần có sự giúp đỡ và động viên từ gia đình, bạn bè và người thân, để việc điềi trị đạt được hiệu quả nhanh chóng

Bên cạnh đó, nếu như có sự thắc mắc nào trong quá trình điều trị, người bệnh đừng ngại hỏi và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa

17 hóa chất có nguy cơ gây ung thư vú cao

Theo các nhà khoa học Mỹ, họ đã liệt kê được ra 17 hóa chất có nguy cơ gây ung thư vú cao, trong đó có các chất như: Benzenevà bitadiene... Có trong các khí thải động cơ ô tô và xe máy, khói thuốc lá và khói từ thức ăn bị cháy, các dung dịch tẩy rửa như methylene choloride, một số chất chống cháy, hóa chất trong ngành dệt chống bẩn và thậm chí là chất khử trùng có trong nước uống...

17 hóa chất có nguy cơ gây ung thư vú cao

Trước sự tấn công đồn dập của các mối nguy cơ gây bệnh, nhóm nghiên cứu các nhà khoa học đã trang bị cho những phụ nữ (đối tượng có nguy cơ mắc ung thư vú cao) 7 giải pháp được đề của dưới đây có thể hạn chế được việc tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất trên:

-         Tránh tiếp xúc tối đa với khí thải từ các phương tiện xe cộ hoặc máy phát điện

-         Sử dụng quạt thông gió trong khi nấu ăn

-         Hạn chế tối đa việc tiêu thụ thức ăn bị cháy

-         Sử dụng carbon dạng khối để lọc nước

-         Tránh, hạn chế mua các đồ dùng nội thất có chứa các chất chống cháy và polyrethane – đây là một loại nhựa tổng hợp dùng để chế tạo sơn, cũng như các loại thảm và vải có chất chống bám bẩn

-         Sử dụng giày dép nên để ngoài cửa nhằm tránh việc đưa thêm các vi khuẩn vào trong nhà

-         Dọn dẹp, lau nhà cửa thường xuyên bằng rẻ ướt để gom sạch bụi bẩm

Bên cạnh những biện pháp được đề xuất ở trên, các chuyên gia khuyến cáo rằng việc kiểm tra sức khỏe định kỳ là một việc bạn nên thực hiện để có thể phát hiện được sớm những vấn đề bất thường của sức khỏe. Thay đổi lối sống lành mạnh, duy trì một thể trọng cơ thể cân đối, hoạt động thể chất tích cực, một chế độ ăn uống nhiều trái cây và rau xanh, các loại ngũ cốc. là một việc cần thiết nếu không muốn mình là một trong số 19 triệu phụ nữ mắc bệnh ung thư vú được tính đến năm 2025.

Mối liên hệ giữa ăn khuya và ung thư vú

Theo ước tính thì cứ 8 phụ nữ lại có một người có nguy cơ mắc ung thư vú. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới sự hình thành căn bệnh đáng sợ này như : sử dụng nhiều dầu mỡ động vật trong chế độ ăn uống hàng ngày, sự thay đổi hormone cũng như các yếu tố di truyền trong gia đình và các nguy cơ gây bệnh từ môi trường sống như: hút thuốc lá, ô nhiễm môi trường . . . .

Mối liên hệ giữa ăn khuya và ung thư vú

Các nhà khoa học Mỹ thuộc Đại Học Y Khoa San Diego, phát hiện thêm một nguyên nhân gây bệnh ung thư vú ở phụ nữ nữa là thói quen ăn khuya. Kết quả của nghiên cứu này được công bố trong thời gian gần đây, theo tờ Daily Mail ngày 20.4

Theo kết quả nghiên cứu cho biết rằng những người phụ nữ có thói quen ăn bữa chiều sớm và không ăn vặt vào ban đêm sẽ có nguy cơ giảm được bệnh ung thư vú. Cụ thể là, loại bỏ thói quen ăn đêm, không ăn vặt vào đêm khuya sẽ làm hạ đường trong máu, tăng lượng đường trong máu- đây vốn là một nguy cơ phát triển ung thư.

Tác giả của công trình nghiên cứu này, nhà nghiên cứu Catherine Marinac chia sẻ rằng “không ăn vặt vào khuya là một giải pháp đơn giản mà hiệu quả để ngăn ngừa ung thư vú.  tôi nghĩ đa số những chị em phụ nữ sẽ làm được điều đơn giản này, mà khồn cần phải theo một chế độ quá kiêng khem đến những thành phần thức ăn như trước nữa”

Nguyên nhân là do mỗi ba giờ trôi qua trong đêm với cái bụng rỗng, lượng đường glucose trong máu sẽ giảm được 4% mà không tính đến lượng thức ăn phụ nữ đã ăn trong ngày.

Các nhà khoa học trong công trình nghiên cứu đã tiến hành khảo sát trên 2.000 phụ nữ trên  cả nước và công bố công trình tại Hiệp hội Nghiên cứu ung thư Mỹ ở bang Philadelphia. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn được đăng rộng rãi trên các tạp chí chuyên ngành.

Nguy cơ ung thư vú vì ngồi nhiều

Theo một nghiên cứu của các nhà khoa hoc Thụy Điển cho rằng việc ngồi quá nhiều trong khi làm việc và có thời gian hoạt động thế chất hạn chế sẽ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú và ung thư nội mạc tử cung ở nữ giới.

Nguy cơ ung thư vú vì ngồi nhiều

Nhóm nghiên cứu đã phân tích  chi tiết thông tin từ hơn 29.000 người phụ nữ Thụy Điển có độ tuổi từ 25-64, đây là những người không mắc bệnh ung thư ở giai đoạn của nghiên cứu. các nhà khoa học tiến hành theo dõi những người phụ nữ này trong vòng 25 năm.

Đối tượng tham gia được chia ra thành ba nhóm

-         Nhóm những người có công việc phải ngồi nhiều ( làm việc văn phòng) không tham gia thường xuyên các hoạt động thể thao, giải trí

-         Nhóm những người có công việc thường phải ngồi nhiều, thường xuyên tham gia các hoạt động thể thao, giải trí

-         Nhóm những người có công việc đòi hỏi phảo đứng nhiều hơn ngồi ( giáo viên) và thường xuyên chơi thể thao

Sau khi theo dõi, nhóm nghiên cứu đưa ra kết quả: Những người phụ nữ này có nguy cơ cao mắc ung thư vú cũng như ung thư nội mạc tử cung gấp 2,4 lần so với những người năng động khi làm việc và thuờng xuyên tham giai các hoạt động thể dục thể thao ở trước giai đoạn mãn kinh. Các nhà khoa học không tìm thấy mối liên kết nào giữu việc ít hoạt động và nguy cơ ung thư vú sau thời kỳ mãn kinh.

Là một thành viên trong nhóm nghiên cứu, chuyên gia về vật lý trị liệu tại đại học Lund, Anna Johnsson cho biết rằng “ những người làm việc tại văn phòng có thể thực hiện các thay đổi nhỏ trong một ngày để có thể hạn chế được việc ngồi nhiềi, chảng hạn như việc đứng lên ngồi xuống đi uống cà phê hay đi lại một chút”

Kết quả của nhóm nghiên cứu cũng tương đồng với các nghiên cứu trước đó. Một nghiên cứu vào năm 2014 cho thấy rằng cứ hai giờ tăng lên trọng lượng thời gian ngồi trong mỗi ngày  nữ giới có khả năng tăng 10% nguy cơ ung thư nội mạc tử cung và  tăng 8% nguy cơ ung thư vú

Ngoài ra, một nghiên cứu vào 2011 cũng  phát hiện rằng, lười vận động có liên quan tới 49.000 ca mắc ung thư vú mỗi năm tại Mỹ ( theo số liệu thống kê của Viện Ung Thư Quốc Gia Mỹ, có khoảng 230.000 trường hợp mắc ung thứ vú mỗi năm được chẩn đoán ở nước này). Việc giành thời gian nghỉ ngắn trong một ngày để đi dạo hoặc tham gia một số hoạt động giải trí có thể giúo giảm số lượng phâm tử trong máu ( yếu tố liên quan tới khả năng ung thư)

Nghiên cứu mới này vừa được trình bày tại hội thảo của Hiệp Hội Nghiên Cứu Ung Thue Mỹ ở Philadelphia.

Kích cỡ áo ngực và bệnh ung thư vú

Nhiệm vụ quan trọng nhất của áo ngực là hỗ trợ dây chằng treo vú. để đáp ứng tốt chức năng này, áo ngực thường được thiết kế với hai dây vai và dây đai vòng quanh ngực và cùng hai cúp áo.

Lựa chọn kích cỡ áo ngực không phù hợp với núi đôi có thể dẫn tới nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. dưới đây là nhữg sai lầm của các quáy bà trong lựa chọn áo ngực cho mình.

Kích cỡ áo ngực và bệnh ung thư vú

Áo ngực quá nhỏ so với ngực


Thuộc Hiệp Hội Chartered  - nhà vật lý trị liệu Sammy Margo cho thấy sự liên quan trực tiếp giữc các triệu trứng đau lưng, cổ và kích thước áo ngực ở những người phụ  nữ. khi mặc áo ngực quá chật so với cơ thể, sẽ tạo áp lực lên các dây thần kinh, cơ bắp và mau mạch máu xung quanh vai, lưng và xương sườn, dẫn tới hiện tượng đau, nhức đầu...

Bên cạnh đó, việc sử dụng áo ngực có đai quá chật có thể ảnh hưởng tới chức năng gan, cánh tay và gây ra u cục, làm tổn thương da do những móc áo ngực éo chặt vào da. Đặc biệt mặc áo ngực chật sẽ làm hạn chế quá trình lưu thông của hệ bạch huyết tới các tế bào tuyến vú, hệ này gồm những mau mạch mền, nhỏ, lâu ngày bị dồn ứ sẽ dẫn tới các hiện tượng đau nhức ở vùng ngực, do vậy sẽ đẩy nhanh quá trình phát triển bệnh ung thư vú ở trên cơ thể phụ nữ.

Ngoài ra, việc sử dụng áo ngực với đai áo quá chật có thể sẽ can thiệp vào nhịp sinh học của người mặc, dẫn tới hiện tượng khó ngủ hay mất ngủ.

Cúp quá to, dây đai quá rộng


Nếu hai cúp áo quá to hay dây đai quá rộng so với ngực thì chiếc áo ngực sẽ không còn thực hiện tốt nghiệm vụ của mình trong viêc nâng đỡ bầu ngực, không khít với bầu ngực. chúng sẽ làm cho bầy ngực có khuynh hướng nghiêng về phía trước, gây áp lực lên cho vai.

Việc này sẽ dẫn tới hiện tượng, xuất hiện những cơn đau ở cổ và lưng. Về lâu dài, chiếc áo ngực quen thuộc hàng ngày đã vô tình trở thành kẻ xấu cho sức khỏe, đồng thời nó còn gây mất mỹ quan bên ngoài của chị em.

Theo tờ báo Vietnamnet cho biết kết quả bất ngờ từ một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại Học Harvard ( Mỹ), những nhà nghiên cứu cho rằng phụ nữ thường xuyên mặc áo ngực trên 12h mỗi ngày dễ có nguy cơ bị ung thư vú cao hơn những đối tượng mặc thời gian mặc ít áo ngực .

Hai tác giả Ross Singer và Soma Grismaijer vào tháng 7/1995 đã dựa theo một công trình nghiên cứu trên 5.000 bệnh nhân ung thư vú, đã viết và xuất bản cuốn sách Dresse to kill ( trang phục giết người) nói về tác hại bất ngờ của áo ngực với bệnh ung thư vú.

Ung thư vú và lăn khử mùi có liên quan không ?

( Ung thư vú và lăn khử mùi có liên quan không ? ) - Lăn khử mùi là một sản phẩn được sử dụng nhiều trong mùa hè. Tuy nhiên, không ít nguời lo lắng với việc sử dụng sản phẩm khử mùi này trong mùa hè có thể gây nguy cơ mắc các bệnh ung thư. Song trên thực tế, những chất trong lăn khử mùi có tác hại ghê gớm này vẫn chưa được làm sáng tỏ.

Có lẽ nguyên nhân chủ yếu là do sự có mặt của paraben – đây là một chất bảo quản được sử dụng phổ biến trong ngành mỹ phẩm công nghiệp và hợp chất nhôm – một thành phần chủ yếu trong các sản phẩm chống mồ hôi, đã  khiến người tiêu dùng lo ngại chúng có thể thấm vào da và gây ung thư. Đặc biệt là ung thư vú bởi chất khử mùi thường được sử dụng xung quanh bộ phận này.

Ung thư vú và lăn khử mùi có liên quan không ?

Tuy nhiên, dù  được sử dụng khá thịnh hành, nhưng những khảo sát của các chuyên gia cho thấy chất paraben ít được sử dụng trong hầu hết các sản phẩm khử mùi và chống mồ hôi. Thời gian trước, Cục Quản  Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Mỹ từng tiến hành phân tích và đã không tìm thất một bằng chứng thuyết phục nào cho thấy paraben có khả năng gây ung thư, mặc dù trước đó họ phát hiện paraben có mặt trong số 20 mẫu mô lấy từ khối u vú ở người bệnh.

Cũng giống như paraben, các hợp chất nhôm như: nhôm zirconi và nhôm clorua được sử dụng nhiều trong những sản phẩm chống mồ hôi, công dụng của nó giúp ngăn chặn tình trạng ẩm ướt trong mùa hè nóng lực.

Hợp chất nhôm có đặt tính giống như estrogen, một số nhà khoa học có mối lo ngại chúng có thể hấp thụ qua da, thúc đẩy sự tăng trưởng của các tế bào ung thư.

Để đi tìm một câu trả lời rõ ràng với những bằng chứng cụ thể, năm 2007 các chuyên gia đã tiến hành đo hàm lượng nhôm ở mô vú trên 17 bệnh nhân và họ đã phát hiện nồng độ nhôm ở khu vực phía ngoài vú, gần nơi sử dụng chất chống mồ hôi có nồng độ nhôm cao hơn.

Tuy nghiên, các nhà khoa học đã không đo hàm lượng nhôm ở tế bào vú khỏe mạnh để có thể kiểm chứng được tác động của hợp chất nhôm lên tới các tế bào.

 Từ những vấn đề vẫn còn mập mờ nói trên về nguy cơ ung thư khi sử dụng lăn khử mùi. Các nhà nghiên cứu cho rằng, cần phải thêm có nhiều công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu hơn nữa để có thể đưa ra được những kết luận cuối cùng.

Bệnh đái tháo đường có liên quan với ung thư vú

Gần đây một nghiên cứu thuộc Bệnh Viện – Đại Học Toronto, các nhà khoa học đã phát hiện ra một mối liên hệ giữa bệnh đái tháo đường và bệnh ung thư vú.  kết quả của nghiên cứu được công bố trên tạp chí Breast Rescearch and Treament nêu khả năng những người phụ nữ bị đái tháo đường có nguy cơ bị ung thư vú  ở giai đoạn đã tiến triển tăng cao.

Bệnh đái tháo đường có liên quan với ung thư vú

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích dữ liệu của 38.000 phụ nữ bị chẩn đoán là mắc bệnh ung thư vú với khoảng thời gian là 5 năm. Và các nhà khoa học đã phát hiện trong nhóm tham gia này có tới 16 % những người phụ nữ bị đái tháo đường xâm lấn.

Phân tích một cách chi tiết hơn, nhóm nghiên cứu đã nhận thấy rằng bệnh nhân bị đái tháo đường có tỷ lệ bị ung thư vú ở giai đoạn II cao hơn 14 % và đối với bệnh ung thư vú ở giai đoạn III cao hơn 21%, cao hơn 16% với giai đoạn IV so với bệnh nhân ung thư vú ở giai đoạn I – đây vốn là một giai đoạn trị liệu hiệu quả nhất đối với các phương pháp điều trị ung thư vú. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu  phát hiện tỉ lệ sống thêm năm năm ở những bệnh nhân ung thư vú đi kèm với bệnh đái tháo đường thấp hơn 15% so với bệnh nhân ung thư vú không bị đái tháo đường

Theo các nhà khoa học nhận thấy rằng khối u ung thư vú trong người đái tháo đường thường to hơn so với những người không bị đái tháo đường. trong nghiên cứu cũng cho thấy rằng tỷ lệ chẩn đoán hình ảnh tìm khả năng có khối u tế bào ung thư vú bệnh nhân thường ít hơn ở bệnh nhân đái tháo đường và điều này phần nào đã chứng minh đuợc cho bệnh đái tháo đường có nguy cơ với bệnh ung thư vú, và có thể phát hiện ung thư vú muộn hơn ở nhóm bệnh này

Tuy nhiên, trong nghiên cứu này các nhà khoa học cho biết họ chỉ phát hiện  mối liên quan giữu bệnh đái tháo đường và bệnh ung thư vú ở giai đoạn nặng, chứ không nêu liên mối liện hệ nhân quả giữu hai chứng bệnh nói trên.

Chuẩn đoán ung thư vú bằng hơi thở

Chuẩn đoán ung thư vú bằng hơi thở là một phương pháp  mới trong chẩn đoán ung thư vú. Phương pháp này có khả năng phát hiện ung thư vú với độ chính xác tương đương như chụp nhũ bằng tia X- quang, thời gian thực hiện trong 10 phút.

Chuẩn đoán ung thư vú bằng hơi thở

Kiểm tra hơi thở được thực hiện trên thiết bị có tên BreathLink do một công ty Mỹ chế tạo ra.  Phương pháp này được tiến hành rất đơn giản, người dùng chỉ cần thở vào một dụng cụ phân tích, sau đó xác định nồng độ hóa chất và từ đó phát hiện dấu hiệu của ung thư. BreathLink đã sẵn sang để đưa vào sử dụng ở Châu Âu.

Được đăng trên tập san Plos One, trong một nghiên cứu được các nhà khoa cho rằng độ chính xác của phương pháp kiểm tra hơi thở để phát hiện ung thư vú có thể tương đương với phương pháp phát hiện tổn thương trong tuyến vú bằng hình ảnh X – quang. Chính vì vậy mà, áp dụnng phương pháp này có thể giảm thiểu nhu cầu chụp nhũ ảnh khi không cần thiết, và nó cũng hạn chế tình trạng tiếp xúc với bức xạ hay tâm lý ngại ngùng của nhiều phụ nữ khi đến bệnh viện để thực hiện kiểm tra.

Thuộc Đại Học Y New York – Gíao sư Michael Phillips , tác giả của phương pháp này nói rằng: “ tỉ lệ lên tới 99,9 % bạn sẽ không bị ung thư vú nếu kết quả kiểm tra là âm tính. Các bác sĩ và người bệnh có thể  trao đổi để quyết định có cần thực hiện chụp nhũ ảnh hay không”

Bên cạnh đó ông vẫn nhấn mạnh  việc cần nhiều nghiên cứu chuyên sâu và quy mô hơn nữa để đưa phương pháp này thành một phương pháp lựa chọn đầu tiên trong xét nghiệm chẩn đoán bệnh ung thư vú. ông nói “ trong tương lai không xa, tôi tin kiểm tra hơi thở  sẽ được thực hiện  trên phạm vi toàn cầu và có thể được xét nghiệm trên nhiều bệnh ung thư hay các bệnh truyền nhiễm. hi vọng phương pháp này sẽ  trở thành một xét nghiệm quan trọng như xét nghiệm máu hay nước tiểu”.

Đến từ tổ chức Nghiên Cứu Ung Thư Anh Quốc, Martin Ledwick, cũng cho rằng đây là thử nghiệm mới khởi đầu cho một ý tưởng thú vị và ông cũng  có quan điểm tương đồng là nên có nhiều hơn những nghiên cứu chuyên sâu về phương pháp kiểm tra hơi thở, khuyến cáo phụ nữ nên chú ý, quan tâm cơ thể mình, nên tới gặp bác sĩ khi thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.

Như chúng ta đã biết, ung thư vú là loại ung thư phổ biến ở phụ nữ. tuy nhiên  do tâm lý e ngại khi đến bệnh viện để  khám xét nên số lượng phụ nữ được xét nghiêm, chẩn đoán bệnh ở giai đoạn sớm cũng không nhiều. phương pháp kiểm tra hơi thở được đưa ra hi vọng sẽ khuyến khích nhiều phụ nữ chủ động tới kiểm tra và có thể phát hiện ung thư vú sớm để có phương pháp điều trị kịp thời.

5 điều có thể bạn chưa biết về ung thư vú

1.     Các khối u không phải là triệu chứng duy nhất


Đây là dấu hiệu phổ biến của ung thư vú (80% là những khối u lành tính) nhưng những khối u không phải là dấu hiệu duy nhất cảnh báo với bệnh ung thư vú. ngoài dấu hiệu này. 

Phụ nữ nên chú ý và cảnh giác với những dấu hiệu khác như: dấu hiệu ngưa dai dẳng ngoài ra, có vết căn giống như vết sưng trên da, núm vú chảy dịch . . . các chuyên gia khuyến cáp rằng, nên chú ý tới bất kỳ sự thay đổi nào ở bộ ngực của bạn vì tất cả các dấu hiệu lạ đều là sự cảnh báo của bệnh. 

Một lời khuyên cho bạn hãy đi khám sức khỏe khi thấy có dấu hiệu và ghi ngờ những gì thay đổi trên bộ ngực.

5 điều có thể bạn chưa biết về ung thư vú

2.     Cảnh giác với khối u giống như một hạt đậu đông lạnh


Bạn cần hết sức chú ý tới hiện tượng này. Nếu bạn thấy ở ngực xuất hiện một cục u giống như một hạt đậu hoặc một cục cứng cố định tại chỗ. Nó biến mất sau một vài tuần thì không đáng lo ngại nhưng ngược lại, nó không biến mất mà còn phát triển lớn hơn về kích cỡ . Bạn cần phải đi khám ngay để được xét nghiệm và chẩn đoán.

3.     Phụ nữ trẻ có nguy cơ mắc ung thư vú thấp


Hơn 70% được chẩn đoán ung thư ví đều trải qua tuổi 55.Tuổi tác cũng là một trong những yếu tố cho việc phát triển của các tế bào ung thư vú. tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc những phụ nữ trẻ tuổi không có nguy cơ mắc bệnh mà là nguy cơ mắc bệnh thấp. do vậy, thay vào việc lo lắng về nguy cơ bệnh, những phụ nữ trẻ nên chú ý vào việc quan tâm. Chăm sóc tới bộ ngực của mình.

4.     Ung thư vú không phải là “ một bản án tử hình”


Theo báo cáo của Hiệp Hội Ung Thư Mỹ : chẩn đoán ung thư vú ở giai đoạn đầu và có phương pháp điều trị thích hợp trong giai đoạn I, tỷ lệ sống sót sau 5 năm dao động ở mức 98%. Ở giai đoạn II, phụ nữ có thể sống tiếp trong 5 năm có tỷ lệ 72%. Do vậy mà các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ nên tự kiểm tra ngực và chụo quang tuyến vú hàng tháng.

5.     Hơn hai phần ba bệnh ung thư xảy ra ở những người không có tiền sử gia đình


Ung thư vú thường sảy ra do các đột biến gene BRCA1 và BRCA2 . nó không chỉa xuất hiện những người có tiền sử gia đình bị bệnh ung thư. Hàng ngàn trường hợp bệnh ung thư vú được phát hiện mỗi năm  là người đầu tiên trong gia đình được chẩn đoán ung thư vú. Bởi vì ngoài nguyên nhân di truyền, còn nhiều nguyên nhân khác dẫn đến nguy cơ bệnh như: chế độ ăn uống không lành mạnh, môi trường sống, tiếo xúc với hóa chất , trọng lượng cơ thể . . .

Bệnh ung thư vú và các triệu trứng mãn kinh

Một số phương pháp điều trị ung thư vú có thể đưa bạn vào một thời kỳ mãn kinh sớm và gây ra các triệu chứng mãn kinh, liệu pháp hormone thể gây ra các triệu chứng mãn kinh ở phụ nữ thậm chí có thời gian dừng lại một vài năm trước khi họ được chẩn đoán ung thư vú.

Các bác sĩ khuyên các bệnh nhân  không nên sử dụng liệu pháp thay thế hormone sau ung thư vú. Điều này có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú sẽ trở lại. Nó cũng làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vú khác. 

Bệnh ung thư vú và các triệu trứng mãn kinh

Các triệu trứng mãn kinh thường gặp

Nóng bừng và đổ mồ hôi

Lo ngại

Phiền muộn

Giảm ham muốn tình dục (libido)

Da khô

Khô trong âm đạo

Xương loãng (loãng xương) trong một năm

Liệu pháp thay thế hormone là cách duy nhất để hoàn toàn thoát khỏi các triệu chứng mãn kinh. Điều này đặc biệt đúng với những thay đổi tâm trạng và giảm ham muốn tình dục. Nhưng có những cách làm giảm các triệu chứng khác. Dưới đây, bạn có thể tìm hiểu về cách đối phó với cơn bốc hỏa, khô âm đạo và loãng xương khi bạn không thể dùng liệu pháp thay thế hormone:

Đối phó với sự nóng bừng và đổ mồ hôi


Để giảm số lượng hoặc mức độ nghiêm trọng của các cơn bốc hỏa, bạn có thể thử những gợi ý sau đây

Cắt khẩu phần cà phê, trà và nicotine

Giữ phòng của bạn mát mẻ - sử dụng một fan hâm mộ nếu cần thiết

Phun khuôn mặt của bạn với một atomiser nước mát

Mặc nhiều lớp quần áo mỏng mà bạn có thể dễ dàng cởi bỏ hoặc đặt lại

Mang sợi tự nhiên như lụa hoặc cotton

Cắt giảm rượu

Nhâm nhi đồ uống lạnh hoặc ướp đá

Có vòi sen nước ấm hoặc tắm thay vì dùng nước  nóng

Nếu bạn đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm, đặt một chiếc khăn trên giường của bạn, do đó bạn có thể dễ dàng thay đổi nếu nó bị ướt


Đối phó với tình trạng khô âm đạo


Nếu bạn có tình trạng khô âm đạo, bạn có thể thử các sản phẩm sau để giúp cung cấp độ ẩm và bôi trơn.

Lụa

Một loại kem dưỡng ẩm không gọi là nội tiết tố Replens mà bạn sử dụng 3 lần một tuần

Kem hoặc vòng tránh thai có chứa estrogen

Rất ít các estrogen trong các loại kem và vòng tránh thai được hấp thụ. Vì vậy, nó dường như không ảnh hưởng đến ung thư vú của bạn

Xương mỏng đi và mãn kinh sớm


Bất kỳ điều trị ung thư dẫn đến nồng độ estrogen thấp hơn bình thường ở phụ nữ có thể làm tăng nguy cơ loãng xương (loãng xương). Vì vậy, bạn có thể có nhiều nguy cơ hơn so với mức trung bình nếu bạn đã có một trong các phương pháp điều trị sau đây.

Hóa trị đã gây ra mãn kinh sớm


Buồng trứng của bạn gỡ bỏ trước khi bạn có thời kỳ mãn kinh tự nhiên của bạn

Tập thể dục là cách duy nhất để xây dựng xương của bạn một lần nữa. Điều này cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc, để có thể giảm nhẹ nguy cơ cho bệnh nhân ung thư sau điều trị

5 Giai đoạn của bệnh ung thư vú

Trong quá trình điều trị bệnh ung thư nói chung và bệnh ung thư vú nói riêng, việc xác định đúng giai đoạn giúp các bác sỹ đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp cũng như tiên lượng bệnh chính xác nhất.

Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 5 giai đoạn của bệnh ung thư vú với những triệu chứngphương pháp điều trị phù hợp với từng giai đoạn cụ thể.

5 Giai đoạn của bệnh ung thư vú

1. Giai đoạn đầu


Giai đoạn đầu của ung thư vú là giai đoạn khối u chưa xâm lấn. Thông thường bệnh nhân ở giai đoạn này không phát hiện ra vì hầu như không có triệu chứng biểu hiện nào. Bệnh nhân phát hiện ra khi đi khám hoặc làm các xét nghiệm biểu mô xung quanh vú.

2. Giai đoạn I


Đặc điểm của giai đoạn này là xuất hiện các khối u, các khối u có đường kính <2cm,  chưa xâm lấn sang các tế bào bạch huyết. Khả năng điều tri dứt điểm của bệnh ở giai đoạn này là rất cao. Giống như giai đoạn đầu, bệnh nhân mắc bệnh ung thư vú giai đoạn 1 có thể lựa chọn phương pháp điều trị như phẫu thuật và xạ trị. Trong giai đoạn này hóa trị không được khuyến khích sử dụng.

3. Giai đoạn II


Đặc điểm của bệnh ung thư vú giai đoạn 2 là các khối u phát triển có kích thước từ 2-5cm, có hiện tượng lây lan sang các hạch bạch huyết (không quá 4 hạch). Tùy theo thể trạng và mức độ xâm lấn của khối u, các bác sỹ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật, hóa trị hay xạ trị để loại bỏ tối đa các tế bào ung thư.

4. Giai đoạn III


Đặc điểm của các khối u thời kỳ này là sự phát triển nhanh chóng, kích thước lớn (lớn hơn 5cm), khối u đã di căn sang một số vị trí khác của cơ thể.

Điều trị: Đối với những bệnh nhân mắc ung thư vú giai đoạn III thường được chỉ định điều trị bằng hóa chất, bên cạnh đó còn áp dụng phương pháp phẫu thuật hoặc xạ trị.

5. Giai đoạn IV


Đặc điểm thời kỳ này là các khối u đã lan rộng, di căn đến một số bộ phận khác của cơ thể gây biến chứng lớn.

Mục tiêu điều trị giai đoạn này là giảm thiểu đau đớn, giúp kéo dài thời gian sống và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

Phương pháp phổ biến được sử dụng để điều trị ung thư vú giai đoạn này là hóa trị. Phương pháp xạ trị và phẫu thuật cũng được sử dụng để giảm thiểu một số triệu chứng nhất định.

Việc phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả cao, giảm thiểu chi phí, hạn chế tình trạng bệnh di căn…Chính vì vậy việc khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện và điều trị bệnh ở giai đoạn sớm.

Nguyên nhân gây bệnh ung thư vú?

( Nguyên nhân gây bệnh ung thư vú ) - Ung thư vú là một trong hai bệnh ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ nước ta, là ung thư đe dọa mạng sống của phụ nữ nhiều nhất. Bệnh liên quan đến nội tiết và việc điều trị ung thư vúcó thể gây thay đổi về hình dạng lẫn tâm lý của bệnh nhân.

Ung thư vú hiện nay là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong của phụ nữ ở nhiều nước trên thế giới. tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong ước tính lần lượt là 27 và 29/100.000 phụ nữ.

Sự phân bố thay đổi rất nhiều theo địa lý. Bệnh hiếm gặp ở những người dưới 25 tuổi. Ung thư thay đổi theo tuổi và tỉ lệ cao nhất ở tuổi già.

Ở bệnh viện ung thư Hà Nội, thống kê năm 1994 thấy: ung thư vú đứng hàng đầu trong các ung thư ở phụ nữ.

Nguyên nhân gây bệnh ung thư vú?

Nguyên nhân ung thư vú rất đa dạng

Hoàn cảnh gây nên rối loạn phóng noãn:

Dậy thì sớm dưới 11 tuổi
Mãn kinh muộn trên 51 tuổi
Vợ chồng xa cách, ly hôn, chồng chết.
Không lập gia đình.
Dùng nhiều thuốc an thần
Các nguyên nhân gây mất thằng bằng estrongen- Pro-gesteron:
Béo bệu sau mãn kinh
Dùng quá nhiều estrogen, uống thuốc tránh thai kéo dài
Sinh đẻ ít, đẻ con đầu lòng muộn
Kinh nguyệt rối loạn.
Các cơ địa đặc biệt

Bản thân đã bị ung thư vú 1 bên, nhân xơ tuyến vú không được điều trị.

Trong gia đình có người bị ung thư vú (bà, mẹ, chị, em gái) các người này có nguy cơ cao gấp 9 lần bình thường.

Cường phát niêm mạc tử cung.

Phụ nữ cắt bỏ buồng trứng trước tuổi 35 thì có nguy cơ thấp.

Chế độ ăn uống có nhiều chất béo hoặc thiếu vitamin A.

Tiên lượng bệnh ung thư vú quan trọng nhất là vấn đề hạch nách có di căn hay không và số hạch nách bị di căn. Tiên lượng tốt hơn với các ung thư nằm trong nang, ung thư của ống dẫn sữa, bệnh Paget không sờ thấy u, vị trí tổn thương: U nằm ở nửa trong của vú có tiên lượng xấu hơn các vị trí khác.

Phẫu thuật điều trị bệnh ung thư vú

Phẫu thuật điều trị bệnh ung thư vú phương pháp nhằm loại bỏ toàn bộ vú, bao gồm các núm vú và quầng vú. Phẫu thuật thường được coi là phương pháp điều trị chính trong ung thư vú.

Cắt bỏ khối u đồng nghĩa với việc phải loại bỏ các mô ung thư vú cũng như các mô khỏe mạnh xung quanh. Trước khi phẫu thuật thông thường bệnh nhân được điều trị tia xạđể tiêu diệt các tế bào ung thư khác.

Phẫu thuật điều trị bệnh ung thư vú

Trước đây, việc phẫu thuật ung thư vú bao gồm việc loại bỏ một số hạch bạch huyết ở nách bóc tách. Hiện nay, phương pháp này đã thay đổi, nhiều phụ nữ có thể sinh thiết hạch gần với mô vú chứ không phải là một hạch bạch huyết ở nách. Tùy thuộc vào đặc điểm của các khối u vú, bệnh nhân, bác sĩ phẫu thuật có thể chọn một trong các loại sau đây:

Phẫu thuật đơn thuần: Các bác sĩ phẫu thuật loại bỏ toàn bộ mô vú nhưng không loại bỏ các mô cơ dưới vú. Phẫu thuật này có thể được kết hợp với sinh thiết hạch bạch huyết ở bất kỳ trường hợp ung thư xâm lấn sớm và trong một số trường hợp ung thư biểu mô tuyến vú tại chỗ khi cắt bỏ tuyến vú.

Phương pháp phẫu thuật truyền thống: Các bác sĩ phẫu thuật loại bỏ một hình elip của da bao gồm da của núm vú. Đây là phương pháp phẫu thuật phổ biến nhất. Ngoài các mô vú, chỉ loại bỏ núm vú và quầng vú, thường là qua một vết rạch tròn xung quanh quầng vú. Nếu vú quá lớn, các bác sĩ phẫu thuật có thể phải rạch một đường thẳng theo một hướngđể cho phép loại bỏ các mô vú.

Phẫu thuật núm vú: Các bác sĩ phẫu thuật rạch một đường xung quanh núm vú nhưng quầng vú còn nguyên vẹn. Để loại bỏ tất cả các mô vú, vết rạch sẽ lớn hơn so với việc cắt bỏ vú, thường là một vết rạch hình chữ S.

Giải phẫu cắt bỏ triệt để: Điều này kết hợp cắt bỏ tuyến vú đơn giản hay toàn bộ, kể cả da của núm vú và quầng vú, và bao gồm việc loại bỏ hầu hết các hạch bạch huyết ở nách (hạch nách) bằng một đường rạch 6 đến 8-inch. Người bệnh có thể tiến hành phẫu thuật để tái tạo vú trong môt thời gian ngắn sau khi phẫu thuật. Phẫu thuật triệt để: Các bác sĩ phẫu thuật loại bỏ toàn bộ mô vú, tất cả các hạch bạch huyết ở nách, và các cơ của thành ngực (cơ ngực) nằm dưới vú bị ảnh hưởng. Trước đây giải phẫu cắt bỏ triệt để thường được áp dụng rộng rãi tuy nhiên bây giờ không thường được ứng dụng.