Showing posts with label kien-thuc-ung-thu. Show all posts
Showing posts with label kien-thuc-ung-thu. Show all posts

Ung thư cổ tử cung là gì

Ở nước ta, ung thư phụ khoa thường gặp nhất là ung thư cổ tử cung, bệnh của phụ nữ trên 30 tuổi và thường gặp nhất ở lứa tuổi 40 - 50. Rất may đây là loại ung thư có thể phòng ngừa được, có thể phát hiện sớm và có thể điều trị tốt.

Ung thư cổ tử cung mọc từ các tế bào của cổ tử cung, phần dưới của tử cung nối với âm đạo. Có và dòng virus HPV (Human Papilloma Virus) là nguyên nhân phần lớn gây ra bệnh ung thư cổ tử cung. Hệ miễn dịch của phụ nữ chống lại tốt sự nhiễm HPV. Tuy nhiên ở một số ít phụ nữ, virus lại sống sót nhiều năm, làm vài tế bào ở lớp lót cổ tử cung thành tế bào ung thư.

Ung thư cổ tử cung là gì

Ung thư cổ tử cung, một loại ung thư thường gặp ở phụ nữ, là một căn bệnh mà những tế bào ung thư ác tính xuất hiện trong mô cổ tử cung. Cổ tử cung là đoạn mở của tử cung. Tử cung là một bộ phận có hình quá lê, rỗng nơi bào thai phát triển. Cổ tử cung nối tử cung với âm đạo (ống sinh sản).

Ung thư cổ tử cung thường phát triển chậm. Trước khi phát hiện ra tế bào ung thư ở cổ tử cung, các mô ở cổ tử cung trải qua những thay đổi trong đó các tế bào bất thường bắt đầu xuất hiện (hiện tượng loạn sản). Những tế bào ung thư này thường được phát hiện nhờ việc làm phiến đồ âm đạo (xét nghiệm Pap). Muộn hơn, Tế bào ung thư bắt đầu phát triển và lan sâu thêm vào cổ tử cung và những vùng xung quanh.

Do ung thư cổ tử cung thường không có triệu chứng, bác sĩ phải tiến hành xét nghiệm hàng loạt để tìm bệnh. Xét nghiệm đầu tiên là làm phiến đồ âm đạo Pap, được tiến hành bằng cách dùng một miếng bông, một bàn chải, hoặc một que gỗ nhỏ để cạo nhẹ bên ngoài cổ tử cung để lấy tế bào.

Nếu phát hiện ra tế bào bất thường bác sĩ phải cắt một mẫu mô (gọi là sinh thiết) ở cổ tử cung và quan sát dưới kính hiển vi để xem có tế bào ung thư không. Sinh thiết mảnh mô nhỏ có thể được thực hiện tại phòng khám của bác sĩ. Nếu cần lấy một mảnh lớn hơn (cắt hình nón) bệnh nhân có thể phải đến bệnh viện.

Tiên lượng (khả năng hồi phục) và việc lựa chọn phương pháp điều trị được quyết định dựa trên giai đoạn ung thư (ung thư còn trong cổ tử cung hay đã lan sang bộ phận khác của cơ thể) và tình trạng sức khỏe chung của bệnh nhân. Trong từng loại ung thư cổ tử cung, có những phương pháp điều trị riêng, Cần phải theo dõi và kiểm tra định kỳ để đảm bảo phát hiện ra những thay đổi trong sức khỏe.

Phòng chống ung thư gan không khó

Ung thư gan nằm trong top 5 căn bệnh nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao nhất thế giới. Riêng ở Việt Nam, tỷ lệ ung thư gan là cao nhất thế giới với 22.000 người tử vong vì ung thư gan mỗi năm và tỷ lệ này ngày càng tăng cao.

Mỗi người cần tự trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng để phòng tránh cũng như dự phòng bệnh ung thư gan để thoát khỏi căn bệnh này. Đây là cách tốt nhất để tránh xa khỏi căn bệnh nguy hiểm này.

Phòng chống ung thư gan không khó

Những đối tượng nào dễ mắc ung thư gan?


Những người mắc bệnh gan mãn tính là những đối tượng đứng đầu danh sách người có nguy cơ cao mắc bệnh này. Theo đó, viêm gan mãn tính và xơ gan thường là cơ sở phát triển ung thư gan, tuy nhiên cũng không phải là tất cả người mắc ung thư gan và xơ gan đều sẽ mắc ung thư gan. Trong đó, viêm gan mạn hoạt động lại có khoảng 50% phát triển thành xơ gan, xơ gan có 9.9-16.6% phát triển thành ung thư gan.

Những đối tượng mắc viêm gan siêu vi có 10% khả năng phát triển thành viêm gan mạn tính hoạt động; trong đó thường là viêm gan B sau đó đến viêm gan C. Đặc biệt, người bị nhiễm viêm viêm gan B có nguy cơ cao gấp 200 lần so với người không bị nhiễm loại virus này.

Ngoài ra, những người sinh ra trong gia đình có tiền sử mắc bệnh ung thư cũng sở hữu nguy cơ mắc bệnh cao.

Những đối tượng có thói quen uống rượu bia cũng nằm trong đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh. Đây chính là tác nhân chủ yếu dẫn đến bệnh gan mãn tính, và cũng là một trong số những nguyên nhân mắc ung thư gan.

Đặc biệt, đối với người mắc từng mắc bệnh gan nhưng có chế độ ăn không hợp lý cũng có thể diễn tiến thành ung thư gan. Nếu không chú ý ăn uống, ăn nhiều thực phẩm chứa chất béo sẽ làm tăng gánh nặng của gan, làm suy giảm chức năng phân giải chất béo, dẫn đến gan nhiễm mỡ, từ đó làm tăng nguy cơ cao phát triển thành ung thư gan.

Thông thường, bệnh ung thư gan giai đoạn đầu hầu như không có triệu chứng cụ thể. Vì vậy, mọi người đều nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các bệnh về gan nói riêng cũng như các bệnh lý khác nói chung. Đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao càng nên đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên.

Trên thực tế, có rất ít người chủ động đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe định kì. Nhiều bệnh nhân chỉ đến khi u đã lớn, xuất hiện các triệu chứng như phù nề, vàng da mới bắt đầu đi khám. Do đó, việc thường xuyên kiểm tra sức khỏe với những người có nguy cơ mắc ung thư gan cao đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với kết quả trị liệu và khả năng sống sót của bệnh nhân.

Với chi phí hợp lý, gói khám tầm soát ung thư gan, đường mật bao gồm các bước: Khám lâm sàng, xét nghiệm cận lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh để tìm ra những dấu ấn ung thư, từ đó phát hiện sớm bệnh ngay từ giai đoạn đầu, giúp mỗi bệnh nhân có thể yên tâm khám bệnh và chủ động với sức khỏe của mình. Mỗi người nên thực hiện khám tầm soát từ 6 đến 12 tháng/lần để phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh giảm lãng phí quá nhiều công sức, tiền bạc và thời gian nằm trên giường bệnh.

Phòng lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con

Viêm gan B là bệnh có thể lây từ mẹ sang con. Trẻ sơ sinh cần được tiêm ngừa viêm gan B trong vòng 12-24 giờ đầu sau sinh để giảm nguy cơ lây nhiễm căn bệnh này. Vì sao viêm gan B có thể lây nhiễm từ mẹ sang con, mời bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Rất nhiều phụ nữ lo lắng vì mang thai rồi mới biết mình mắc viêm gan siêu vi B. Người mẹ có thể truyền bệnh sang con dù là sinh thường hay sinh mổ. Thậm chí nếu tiêm phòng quá muộn thì nguy cơ mắc bệnh vẫn rất cao.

Phòng lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con

Các bác sĩ khuyên rằng, những chị em mắc viêm gan B cần phải thăm khám và được bác sĩ tư vấn nếu có ý định mang thai. Bác sĩ sẽ cho biết có nên điều trị bệnh hay không. Ở những trường hợp bệnh nhẹ thì không cần điều trị. Những trường hợp khi mang thai rồi mới biết mắc viêm gan B hoặc có nhiều nguy cơ lây nhiễm thì có thể tiêm phòng bệnh sau 3 tháng mang thai.

Trong trường hợp đã được tiêm phòng, người mẹ mắc bệnh vẫn có thể cho con bú vì lúc này sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất giúp trẻ chống được nhiều bệnh tật. Nhưng cần nhớ rằng, người mẹ bị nứt hay chảy máu đầu vú thì nên cho con bú sữa bình. Những bà mẹ có uống thuốc phòng lây viêm gan B cho thai thì nên dừng thuốc ngay khi sinh mới có thể cho con bú.

Lưu ý:

Người bệnh hầu như không có triệu chứng và luôn cảm thấy sức khỏe bình thường hoặc đôi khi có mệt mỏi, chán ăn khi chuyển sang giai đoạn viêm gan siêu vi B mạn tính. 

Khi đã tiến triển thành xơ gan, thường khó hồi phục. Vì vậy cần điều trị bệnh sớm nhằm ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình xơ gan. 

Khoảng 10-20% bệnh nhân xơ gan có thể biến thành ung thư gan. Bệnh nhân bị nhiễm virus B có xác suất ung thư gan cao gấp 200 lần người bình thường. Tại Việt Nam 60-70% ca ung thư gan có nhiễm virrus B. Vì thế, những bệnh nhân mắc viêm gan B cần phải tầm soát ung thư gan định kỳ để phòng tránh biến chứng nguy hiểm.

Người gầy vẫn mắc gan nhiễm mỡ?

Gan nhiễm mỡ thường xuất hiện ở những người béo phì nhưng cũng nhiều người gầy cũng có thể mắc phải căn bệnh này.

Người gầy vẫn mắc gan nhiễm mỡ?

Tình trạng gan nhiễm mỡ là do rối loạn chuyển hóa lipid hay acid uric. Những trường hợp ăn quá nhiều, vận động ít thì sẽ gây nên béo phì. Nhưng nếu ăn quá nhiều mà tình trạng chuyển hóa kém thì sẽ gây nên gout hay tăng mỡ máu.

Nhưng những người gây cũng có thể mắc phải tình trạng gan nhiễm mỡ. Các nhà khoa học giải thích như sau, bệnh nhân gầy gò mà bị giảm cân quá nhanh cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh gan nhiễm mỡ vì khi thiếu chất cũng có nghĩa là thiếu một số chất thanh lọc mỡ.

Không những vậy, những người ăn kiêng quá mức sẽ làm giảm lượng đường trong máu, khi đó cơ thể sẽ tự điều chỉnh, tăng hấp thu mỡ để phân giải thành năng lượng, nếu lười vận động mỡ sẽ tích tụ mà không được chuyển hóa, axit béo đi vào máu nhiều, vượt quá mức cho phép sẽ gây ra bệnh gan nhiễm mỡ. Vì thế, những người gầy cũng có thể mắc bệnh gan nhiễm mỡ.

Khoảng 15% dân số Việt Nam mắc bệnh về gan. Phần lớn, bệnh nhân mắc bệnh gan không được điều trị dứt điểm sẽ có thể dẫn tới xơ gan và tử vong. Trẻ em 15 tuổi cũng có thể mắc căn bệnh này do tình trạng béo phì thừa cân. Và ngay cả những người gầy, do dư thừa năng lượng cũng mắc phải căn bệnh này.

Để phòng tránh bệnh gan nhiễm mỡ bạn nên


- Có chế độ ăn uống lành mạnh

- Thường xuyên vận động

- Có những biện pháp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chẳng hạn như bổ sung vitamin

- Tránh sử dụng những loại thuốc gây hại cho gan

- Duy trì cân nặng hợp lý

- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe



7 Loại ung thư nguy hiểm do rượu gây ra

Rượu từ lâu đã được biết là thủ phạm của nhiều loại bệnh, nếu lạm dụng. Một nghiên cứu mới đây còn cho biết, loại chất kích thích này cũng là một trong những nguyên nhân có thể dẫn tới 7 loại ung thư như ung thư gan, ung thư vòm họngung thư dạ dày

Jennie Connor, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Otago, New Zealand, cho biết, chúng tôi vẫn đang nghi ngờ về việc uống rượu vang có thực sự tốt cho tim mạch hay không? Nhưng những kết quả của nghiên cứu cho thấy, lượng rượu tiêu thụ quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí có thể dẫn tới bệnh ung thư.

7 Loại ung thư nguy hiểm do rượu gây ra

Các nhà khoa học sẽ tiến hành những nghiên cứu cần thiết để tìm hiểu về tác hại của loại đồ uống này. Thậm chí, các nhà khoa học cũng đang nghi ngờ về việc những chất gây hại trong rượu liệu có phá hỏng ADN hay không?

Trước nghiên cứu này, nhiều người chỉ nghĩ rằng, rượu gây hại cho sức khỏe và là nguyên nhân chủ yếu gây ung thư gan. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này đã cho thấy, sự độc hại của rượu còn nhiều hơn thế, rượu có thể dẫn tới nhiều loại ung thư khác nhau.

Susannah Brown, Giám đốc của Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới cho biết, quỹ này hoàn toàn ủng hộ, kết luận rượu có thể là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới ung thư, tuy nhiên, chúng tôi khuyên bạn không nên tiêu thụ những loại đồ uống có cồn để bảo vệ cho sức khỏe.

Từ năm 2012 đến nay, khoảng 500.000 ca tử vong do ung thư có liên quan trực tiếp đến rượu, mức này tương ứng với khoảng 5,8% trường hợp chết vì ung thư trên toàn thế giới. Những bằng chứng của các nhà khoa học đưa ra trong nghiên cứu trên, càng khẳng định rõ hơn về vấn đề này.

Trên tạp chí Addiction, các nhà khoa học cũng đã cho biết, những phụ nữ uống rượu 20 ml rượu nguyên chất mỗi ngày sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn những phụ nữ khác khoảng 16% và nếu lượng rượu tiêu thụ tăng lên thì nguy cơ mắc ung thư cũng cao hơn.

Không hút thuốc, uống rượu, vẫn bị xơ gan

Xơ gan là một trong những bệnh lý về gan phổ biến và gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý cũng như sức khỏe của người bệnh. Ngoài những lý do phổ biến như rượu bia, thuốc lá và những tiền sử bệnh lý về gan, bệnh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác. 

Không hút thuốc, uống rượu, vẫn bị xơ gan

Nhiều người phát hiện bị xơ gan dù ăn uống rất  cẩn thận, kỹ lưỡng, không hút thuốc, không uống rượu, cũng không bị bệnh viêm gan

Ngoài rượu bia, thuốc lá hay tiền sử bệnh viêm gan (như viêm gan B, C, viêm gan tự miễn...), nguyên nhân xơ gan còn có thể xuất phát từ viêm gan siêu vi B, C . Viêm gan siêu vi B hoặc C thường không có triệu chứng rõ ràng, nhất là ở giai đoạn đầu. Vì thế, nếu người bệnh không được chẩn đoán để theo dõi và điều trị, khi có triệu chứng rõ ràng thường đã diễn tiến xơ gan.

Xơ gan thường giai đoạn đầu bệnh nhân ít có triệu chứng rõ ràng, chỉ cảm thấy mệt, ăn uống khó tiêu, đến giai đoạn trễ hơn sẽ có vàng da, vàng mắt, bụng to, phù chân, chẩn đoán giai đoạn càng trễ việc điều trị càng kém hiệu quả. Xơ gan có thể gây ra các biến chứng như: xuất huyết tiêu hóa, hôn mê gan, nhiễm trùng, suy thận… thậm chí là ung thư gan.

Xét đến nguyên nhân gây bệnh, một người bị xơ gan do nhiễm virus viêm gan có khả năng lây nhiễm cho người khác bằng chính các con đường lây nhiễm của loại virus này. Vì thế, bệnh có thể lây truyền qua 3 con đường như qua đường máu, đường tình dục và đường từ mẹ sang con.

Hiện nay với những phương pháp điều trị tiên tiến xơ gan vẫn có thể được theo dõi, làm chậm diễn tiến bệnh, hạn chế biến chứng cuối cùng của bệnh gan.

Để phòng tránh căn bệnh này, nên hạn chế bia rượu, tiêm phòng các loại virus viêm gan A, B, C. Khi đã được chẩn đoán xơ gan, cần kiểm soát, theo dõi và điều trị nguyên nhân dẫn tới xơ gan.