Showing posts with label kien-thuc-ung-thu. Show all posts
Showing posts with label kien-thuc-ung-thu. Show all posts

Vàng da có phải bị ung thư gan ?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng vàng mắt, vàng da. Trong một số trường hợp đây là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh không thể bỏ qua trong đó có bệnh ung thư gan.

Vàng da có phải bị ung thư gan ?

Bệnh nhân mắc chứng vàng mắt, vàng da từ nhỏ trong y học gọi là bệnh vàng da di truyền hay còn được gọi với một tên khác đó là hội chứng Dubin-Johnson, Rotor.  Đây là một căn bệnh tương đối hiếm gặp, chỉ những trường hợp bị tắc ngẽn mật tại gan bẩm sinh. Trong trường hợp khi trưởng thành hiện tượng vàng da bắt đầu xuất hiện thì có thể do các nguyên nhân sau:

- Tắc nghẽn đường mật: Có rất nhiều nguyên nhân gây tắc nghẽn đường dẫn mật có thể kể đến như ung thư tuyến mật khiến khối u xuất hiện chèn ép đường dẫn mật. Khi mắc căn bệnh này bệnh nhân sẽ gặp một số triệu chứng như sốt, đau bụng dữ dội. Trong nhiều trường hợp vàng da còn là biểu hiện bệnh ung thư tuyến tụy mọi người cần hết sức lưu ý.

- Tổn thương gan: Những người bị viêm gan cấp do virut, xơ gan, viêm gan cũng có thể có triệu chứng vàng da.

- Vàng da do hiện tượng tan máu: Đối với những bệnh nhân thiếu máu do hiện tượng tan máu bẩm sinh cũng có hiện tượng mắt và da bị vàng. Nguyên nhân là do các tế bào hồng cầu bị phá hủy hay bị làm biến dạng khiến chức năng của tế bào này bị suy giảm. Những bệnh nhân mắc căn bệnh này thường có đặc điểm chung khá nổi bật đó là da vàng, có hiện tượng thiếu máu, lách sưng to bất thường. Đây cũng là những triệu chứng ung thư máu không thể bỏ qua.

- Vàng da do chế độ dinh dưỡng: Nếu bệnh nhân ăn quá nhiều thức ăn có chứa lượng carotene như đu đủ, chuối, cà chua, cà rốt cũng sẽ có biểu hiện vàng da. Nếu nguyên nhân xuất phát từ chế độ dinh dưỡng thì chỉ cần thiết lập lại thực đơn cơ thể sẽ trở lại trạng thái bình thường.

Mặc dù vàng da chưa đủ cơ sở để đưa ra kết luận có mắc ung thư gan hay không tuy nhiên các bác sỹ khuyến cáo nên thông báo ngay với bác sỹ để được tư vấn và thăm khám kịp thời. Phát hiện và điều trị sớm giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.

Ung thư gan qua những thay đổi trên cơ thể

Ung thư gan là môt bệnh không có các biểu hiện rõ ràng cho tới khi bệnh phát triển tới giai đoạn muộn. Bởi vậy mà việc khám sức khỏe định kỳ là một vấn đề rất cần thiết đề có thể phát hiện sớm được bệnh. 

Bên cạnh đó, chúng ta nên chú ý tới những thay đổi bất thường trên cơ thể như : sưng đau bụng, vàng da, mệt mỏi, giảm cân không có chủ đích, buồn nôn, chán ăn... Nếu những dấu hiệu này xuất hiện cần phải tới ngay các cơ sở chuyên khoa để được kiểm tra và điều trị cụ thể.

Ung thư gan qua những thay đổi trên cơ thể

Bụng sưng và đau


Triệu chứng này xuất hiện có thể là do gan bị sưng và tích tụ chất dịch trong ổ bụng. các tế bào ung thư gan có thể gây kích ứng và viêm gan, làm cho cơ quan này này bị sưng lên. chất lỏng tích tụ trong bụng là do khối u gia tăng áp lực lên các mạch máu chảy qua gan

Các triệu chứng liên quan tới mật


- Vàng da: Đây là triệu chứng thường gặp của ung thư gan, hiện tượng này được xảy ra khi khối u gan lan tới ống dẫn mật, ngặn chặn dịch mật tiết ra khỏi gan. Chính vì hiện tượng này có thể khiến da và tròng mắt của nguời bệnh trở thành màu vàng, còn được gọi là vàng da

- Bên cạnh đó, hiện tượng tắc ống dẫn mật có thể dẫn tới các triệu chứng như : nước tiểu có màu đậm và phân nhạt màu hơn

Các triệu chứng do thay đổi nội tiết tố


Ung thư gan là một bệnh có thể gây ra những thay đổi về nồng độ hóa chất và các tế bào trong máu, hệ quả của nó là gây ảnh hưởng tới toàn bộ cơ thể. Những thay đổi bất thường này có thể được phát hiện qua  phương pháp xét nghiệm máu trước khi khối u xuất hiện. những bệnh nhân ung thư gan thường có nồng độ đường trong máu thấp, nồng độ canxi, cholesterol cao và một số lượng lớn các tế bào máu đỏ. Những dấu hiệu thay đổi trong máu có thể dẫn tới tình trạng  táo bón, buồn nôn, mệt mỏi hay tiêu chảy ở những người bệnh.

Những triệu chứng của bệnh ung thư gan thông thường rất dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng của bệnh xơ gan hoặc viêm gan B hay C. Tuy nhiên, nhóm đối tượng này cũng nằm trong những đối tượng có nguy cơ mắc ung thư gan cao nhất. Do vậy mà nếu như một ai đó nằm trong nhóm có nguy cơ cao kèm theo các dấu hiệu viêm gan, đau hoặc sốt, thì một lời khuyên hữu ích là nên tới ngay bệnh viện ung bướu để được kiểm tra và có những phương pháp điều trị bệnh kịp thời.

Đối tượng có nguy cơ mắc ung thư gan cao

Người bị nhiễm vi rút viêm gan B


Theo các chuyên gia cho rằng chiếm khoảng 10-20% những bệnh nhân xơ gan có thể biến chứng thành ung thư gan. Nguy cơ ở những người bị nhiễm virus viêm gan B  có khả năng bị mắc ung thư gan cao gấp 200 so với những người bình thường.

Người hút thuốc lá


Rất nhiều các nghiên cứu khoa học đã chứng minh một cách rõ ràng thuốc là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lên một số bệng ung thư phổ biến như: ung thư phổi, ung thư dạ dày… bện cạnh đó, việc hút thuốc lá thường xuyên cũng là một yếu tố cao gây bệnh ung thư gan. Lượng hút thuốc mỗi ngày càng nhiều cùng thời gian hút thuốc lâu càng làm tăng nguy cơ ung thư gan

Người nghiện rượu


Rượu là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên bệnh ung thư gan. Các nhà khoa học cho rằng những người nghiện rượu có nguy cơ mắc ung thư cao và thời gian sống với những đối tượng này thường bị rút ngắn hơn 10 năm so với những người khác.

Nhữg người mắc bệnh tiểu đường và béo phì


Theo số liệu thống kê của y tế thì trong thời gian qua tỷ lệ mắc bệnh ung thư gan ở tất cả các nước trên thế giới đã tăng lên đáng kể, song song với việc gia tăng sư béo phì vầ tiểu đườngg. Béo phì một nguyên nhân làm tích tụ lượng mỡ trong gan gây nên chứng gan nhiễm mỡ dẫn tới xơ gan – một trong những yếu tố dẫn tới ung thư gan.

Bên cạnh đó, người bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc ung thư gan cao gấp 3 lần so với những người bình thuờng. Các chuyên giai cho rằng virus viêm gan C có thể tương tác với bệnh tiểu đường và làm tăng tỷ lệ mắc ung thư gan của người bệnh

Đối tượng có nguy cơ mắc ung thư gan cao

Người bị viêm C


Đa số các bệnh nhân bị viêm gan C sẽ phát triển thành xơ gan, sau đó là ung thư gan. Theo ước tính thời gian trung bình của người bệnh viêm gan C phát triển thành ung thư gan trong khoảng thời gian là 28 năm.

Tuy nhiên, sau 8- 10 năm mắc xơ gan, người bệnh cũng có nguy cơ chuyển thành ung thư gan. Cơ chế mà virus viêm gan C gây ra ung thư gan chưa được chứng minh một cách rõ ràng. Song cũng có ý kiến cho rằng, virus viêm gan C gây ra bệnh xơ gan – đây có thể là một nguyên nhân dán tiếp của bệnh ung thư gan hoặc do protein trong lõi của virus viêm gan C cản trở các chát ức chế khối u khiến các tế bào độc hại được sản sinh và gây nên bệnh ung thư.

Ung thư gan có lây không?

Ung thư gan là một loại ung thư nguy hiểm, có tỉ lệ tử vong cao với bệnh vì vậy mà không những người mắc phải căn bệnh này lo lắng sợ hãi mà tầm ảnh hưởng của nó còn lây lan sang cả tư tưởng của những người thân xung quanh người bệnh. Một số quan niệm sai lầm và lối suy nghĩ lầm về ung thư gan là một căn bệnh lây lan đã có ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý, tư tưởng của những người đang mang trong mình cặn bệnh ung thư gan.

Ung thư gan có  lây không?

Trong mô hình của các loại bệnh tật trên thế giới, Tổ Chức Y Tế Thế Giới đã đưa ra dự báo các bệnh nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe, tính mạng cộng đồng trong đó có bệnh ung thư  gan, 54% là con số cho tỉ lệ những bệnh nhân tử vong do ung thư gan.

Ở Việt Nam hàng năm ước tính có khoảng gần 150.000 bệnh nhân ung thư gan và khoảng 75.000 trường hợp tử vong, ngày càng có số lượng  được chuẩn đoán là mắc ung thư gan và chết vì bệnh có xu hướng tăng cao. Tỉ lệ tử vong di bệnh gây ra cao gấp nhiều lần số tử vong do tai nạn giao thông.

Bệnh ung thư là một loại bệnh hoàn toàn không lây lan qua các đường tiếp xúc bên ngoài môi trường cho dù là ung thư đường hô hấp do vậy nên ung thư được sếp vào nhón bệnh không lây nhiễm: Nguyên giám đốc bệnh viện K Hà Nội, Phó chủ tịch hội ung thư Việt Nam – giáo sư Nguyễn Bá Đức đã từng khẳng định như vậy.

Theo giáo sư bệnh ung thư là một loại bệnh ngay bản thân nó cũng không có tính chất di truyền. nên hiểu theo một cách đấy đủ và thoe khoa học  ung thư là một loại bệnh phát sinh do tổn thương gen trong tế bào cơ thể. Tât nhiên là có rất nhiều nguyên nhân gây tổn thương gen bao gồm cả yếu tố bên ngoài và yếu tố bên trong. Nhưng những tổn thương gen  bởi các yếu tố bên ngoài do môi trường tác động vào cơ thể đều không mang tính chất di truyền. bên cạnh đó  gây tổn thương gen do những yếu tố có sẵn trong cơ thể chiếm một tỉ rất nhỏ khoảng 10% những yếu tố này có thể mang tính di truyền nhưng con cái sẽ nhận được yếu tố tổn hại này khoản 50%  và những người nhận được số gen này cũng chỉ có một tỉ lệ rất nhỏ trong việc mắc các bệnh ung thư.

Điều muốn được nhắc đến ở đây là không chỉ những người xung quanh trong cộng đồng mà ngay chính bản thân người bệnh cũng không có cách hiểu một cách chính xác về bệnh ung thư gan. Đa phần mọi người vẫn cho rằng các bệnh ung thư đều là bệnh không có biện pháp phòng tránh và là căn bệnh không có thuốc điều trị một khi đac mắc phải thì sẽ bị tử vong là không thể chữa khỏi được.

Thực tế ,trên thế giới với một số nước có nền y học phát triển thì 50% bệnh nhân ung thư được điều trị và chữa khỏi nhờ được phát hiện và chẩn đoán sớm bệnh.

Đối với Việt Nam đa phần những bệnh nhân ung thư đều không qua khỏi vì  tỉ lệ số người ung thư được phát hiện sớm bệnh là rất ít. Đến 80% người bệnh được chẩn đoán khi bệnh ung thư đã ở giai đoạn cuối.

Trong khi đó khoảng khoảng 1/3 % có thể phòng được và hơn 30% có thể được chữa khỏi đối với bệnh ung thư nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm và một số có thể kéo dài thời gian sống khi bệnh được chẩn đoán ở giai đoạn muộn.

Ngoài ra một hiểu lầm hướng về mặt tâm linh thoa luật nhân quả báo ung của một số bộ phận cộng động đã gây trở ngại lớn trong việc hỗ trợ điều trị bệnh ung thư.

Ung thư gan, 5 câu hỏi thường gặp

Ung thư gan là một căn bệnh nguy hiểm, đây là một nguyên nhân gây tử vong ở người. nguyên nhân chính xác của bệnh vẫn chưa được tìm ra một cách rõ ràng, các nhà khoa học cho rằng viêm gan mãn tính và xơ gan là các yếu tố gây nguy cơ ung thư gan.

Ung thư gan, 5 câu hỏi thường gặp

1. Ung thư gan có mấy loại?


- Ung thư tế bào gan nguyên phát

Đây là loại ung thư chiếm 80% ung thư gan, bệnh thường sảy ra ở nam giới có độ tuổi trên 50. Bệnh bắt đầu sảy ra từ tế bào gan, nguyên nhân chính xác của bệnh vẫn chưa được biết một cách rõ ràng nhưng siêu vi mãn tính và sơ gan là các yếu tố.

- Ung thư đường mật

Đây là ung thư xuất phát từ ống dẫn mật và nguyên nhân là do viêm xơ gan chai đường mật nguyên phát, bên cạnh đó cũng có thể là do nhiễm các ký sinh trùng.

- Ung thư di căn gan

Đây là bệnh xuất phát từ tế bào của các phần khác trong cơ thể lây lan tới gan.

2. Triệu chứng ung thư gan là gì?


Các triệu chứng của ung thư gan có thể bao gồm : mệt, sốt, đau bụng, sụt cân không rõ nguyên nhân, mất cảm giác ngon miệng, vàng da, báng bụng . . .

3. Nguyên nhân gây nên ung thư gan ?


Nguyên nhân ung thư gan vẫn chưa được biết một cách chính xác.  Tuy nhiên các yếu tố sau đây có thể phát triển ung thư gan :

- Những người có độ tuổi trên 60, ung thư gan thường được phát hiện ở nam giới và những người có tiền sử gia đình bị mắc ung thư gan cũng là một trong nguy cơ phát triển  bệnh

- Sử dụng thuốc lá, rượu bia

- Nhiễm virus viêm gan B,C

- Người bị xơ gan

- Một số hóa chất có nguy cơ gây ung thư gan như: vinyl choloride dùng chế plastic, arsenic nhiễm trong nước uống

4. Bệnh ung thư gan được  tiên lượng như thế nào?


Tiên lượng bệnh phụ thuộc vào các yếu tố như khối u có được chẩn đoán sớm không? Nếu khối u nhỏ có thể điều trị bằng phẫu thuật, tuy nhiên tỷ lệ thành công của phẫu thuật là 10-20%. Trong trường hợp xấu, nếu như phẫu thuật không thành công bệnh nhân ung thư gan có thể tử vong trong vòng từ 3 đển 6 tháng. Tiên lượng cho ung thư gan di căn rất xấu.

5. Bệnh ung thư gan có thể ngăn ngừa được không?


Phòng bệnh là phương pháp tốt nhất để chống ung thư gan, chúng ta có thể làm giảm xơ gan, phát hiện sớm và điều trị viêm gan siêu mãn tính bằng các thuốc điều trị viêm gan virus mãn tính,  hay tiêm vaccin chống siêu vi A,B là rất cần thiết. đặc biệt đối với những người bị viêm C

Khám sức khỏe định kỳ là một cách tốt nhất để có thể phát hiện những vấn đề sức khỏe sớm nhất, ngoài ra hãy nói không với thuốc lá, và rượu là một cho trong những biện pháp phòng ngừa tốt nhất đối với các bệnh ung thư nói chung và ung thư gan nói riêng.

Chăm sóc bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối

Bệnh ung thư gan là bệnh có diễn biến phát triển khá nhanh nếu như không được phát hiện sớm, bệnh nhân có thể tử vong bất cứ lúc nào. Vì thế việc chăm sóc bệnh nhân ung thư gan như thế nào là công việc hết sức khó khăn đối với người bênh

Có tới 3 điểm quan trọng nhất mà người thân chăm sóc của bệnh nhân cần lưu ý để chăm sóc cho bệnh nhân đó là về dinh dưỡng, tinh thần và ngăn chặn các tác nhân có hại từ bên ngoài.

Chăm sóc bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối

Dinh dưỡng


Nếu như bạn là người trực tiếp nấu các món ăn cho người bệnh, bạn cần phải đặc biệt bổ sung nhiều chất dinh dưỡng trong đó có protein và các vitamin. Nếu như khối u vẫn còn ở giai đoạn sớm và ở giữa, người bệnh vẫn đang được điều trị tích cực tại bệnh viện bằng phương pháp hóa trị, xạ trị. Bệnh nhân có những triệu chứng do tác dụng phụ của việc điều trị để lại như buồn nôn, mệt mỏi chán ăn… thì người chăm sóc nên bày biện các món có màu sắc đẹp mắt và nhiều chất để kích thích vị giác của người bệnh. Hoặc có thể nấu các món ăn thanh đạm dễ ăn dễ nuốt khiến cho người bệnh dễ hấp thu hơn.

Còn đối với việc chăm sóc bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối không nên bổ sung nhiều protein vào cơ thể mà nên ăn những loại có hàm lượng đường tự nhiên cao để duy trì năng lượng cho người bệnh. Rau xanh kèm hoa quả cùng với sữa cho người bệnh ung thư là những thực phẩm rất cần thiết.

Bệnh nhân ung thư có kèm theo xơ gan nên chế biến những đồ ăn nhạt để hạn chế được lượng muối vào cơ thể không tốt cho người bệnh.

Tinh thần


Bệnh nhân khi biết tin mình mắc bệnh căn bệnh hiểm nghèo, đa số nhiều người sẽ rơi vào trạng thái khủng hoảng tuyệt vọng và bệnh tình ngày càng có chuyển biến trầm trọng hơn. Một số người chấp nhận sự thật mà vẫn lạc quan được chứng minh sống lâu hơn các trường hợp rơi vào trạng thái lo sợ không dám đối mặt. Cho nên tầm ảnh hưởng của những người thân đối với bệnh nhân là hết sức quan trọng. Việc giải tỏa tâm lý cho họ tuy là một việc khá khó khăn và kiên trì qua từng ngày. Người chăm sóc luôn phải an ủi tinh thần mọi lúc mọi nơi. Khuyến khích người bệnh có thể làm những gì họ thích hoặc làm cùng hay giúp đỡ họ mỗi khi họ cần.

Ngăn chặn các tác nhân có hại từ bên ngoài


Người chăm sóc luôn phải để ý đến môi trường xung quanh người bệnh như nắng mưa, gió cần che chắn cho người bệnh cẩn thận. Luôn nhắc nhở họ trong việc ăn uống hay uống vì người bệnh do khối u tác động sẽ gây nên chứng mất trí nhớ. Kiểm soát chặt chẽ chất lượng thực phẩm để chế biến món ăn cho người bệnh, tránh các chất độc hại xâm nhập vào cơ thể khiến tình trạng người bệnh ngày càng nặng hơn.

Trên đây là một số kinh nghiệm chăm sóc bệnh nhân ung thư gan bạn có thể tham khảo nếu như trong gia đình có người mắc bệnh.

Các yếu tố nguy cơ và phòng ngừa ung thư gan

Các yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư gan (HCC). Các rủi ro chính của bệnh hiện nay là bệnh xơ gan và gan nhiễm mỡ không cồn (NAFLD).

Các yếu tố nguy cơ và phòng ngừa ung thư gan

Viêm gan virus


Viêm gan virus là loại virus lây nhiễm gan. Hai loại phổ biến là viêm gan B và viêm gan C. Tuy nhiên, bệnh viêm gan siêu vi là yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với loại ung thư trên toàn thế giới. Những người có virus viêm gan B có nguy cơ lên đến 100 lần phát triển HCC, mặc dù HCC thường phát triển sau một thời gian dài sau đó.

Viêm gan virus có thể lây truyền từ người này sang người khác qua tiếp xúc với máu hoặc chất dịch cơ thể của người khác vì chấn thương, do dùng chung kim trong sử dụng ma túy, hoặc qua tiếp xúc tình dục. Trong các trường hợp viêm gan B, thai nhi hoặc trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm qua thai phụtuy nhiên điều này có thể tránh được bằng cách tiêm phòng. 

Xơ gan


Xơ gan phát triển khi các tế bào gan bị tổn thương và được thay thế bằng mô sẹo. hếu hết xơ gan là do quá lạm dụng rượu. Các nguyên nhân khác là do virus viêm gan siêu vi (loại B và C), và một số loại hiếm khác của bệnh gan mãn tính.

Béo phì và tiểu đường. Béo phì gây ra béo phải được gửi trong gan, dẫn đến một tình trạng gọi là NAFLD. Các nhà nghiên cứu cho biết NAFLD, tiểu đường, các rối loạn liên quan là những yếu tố nguy cơ ngày càng quan trọng đối với bệnh ung thư gan.

Tuổi tác


Ung thư gan nguyên phát thường xảy ra nhất ở những người lớn tuổi trên 60 tuổi.

Giới tính. Đàn ông có nhiều khả năng hơn phụ nữ phát triển loại ung thư này.

Các yếu tố môi trường


Một số yếu tố môi trường có thể làm tăng nguy cơ ung thư gan, như tiếp xúc với hóa chất nhất định hoặc ăn thực phẩm bị nhiễm aflatoxin, một độc tố được thực hiện bởi các thực phẩm ẩm mốc trên các loại hạt và ngũ cốc.

Phòng ngừa và phát hiện sớm


Hiện nay, các nhà nghiên cứu tiếp tục xem xét những yếu tố gây ung thư gan và những gì có thể làm giảm nguy cơ của căn bệnh này. Không có cách nào chứng minh có thể ngăn ngừa hoàn toàn căn bệnh này, tuy nhiên bạn có thể làm giảm nguy cơ ung thư.

Tại Hoa Kỳ, HCC thường có thể tránh được bằng cách ngăn ngừa viêm gan siêu vi và xơ gan. Vắc-xin có thể bảo vệ những người khỏe mạnh, tránh viêm gan B. Trong thực tế, các Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh khuyến cáo rằng tất cả trẻ em cần phải tiêm chủng này. Không có thuốc chủng ngừa viêm gan C, mà thường được kết hợp với tiêm tĩnh mạch. Xơ gan có thể được tránh bằng cách không lạm dụng rượu và ngăn ngừa viêm gan siêu vi. Hầu hết các nước công nghiệp phát triển có quy định để bảo vệ người dân từ các hóa chất gây ung thư. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy một số loại thuốc có thể kiểm soát bệnh viêm gan B mãn tính hoặc nhiễm trùng C, và do đó làm giảm viêm những loại virus gây ra trong gan. Gần đây đã có những tiến bộ lớn trong điều trị chống virus, đặc biệt là nhiễm vi-rút viêm gan C. Điều này có thể có một tác động tích cực về phòng chống ung thư gan, đặc biệt là nếu thực hiện trước khi xơ gan.Bởi vì NAFLD liên kết đến béo phì đang trở thành một yếu tố nguy cơ ngày càng quan trọng đối với HCC, bạn nên duy trì một trọng lượng khỏe mạnh, ăn một chế độ ăn uống cân bằng, và tham gia các hoạt động thể chất vừa phải. 

Ung thư gan thứ phát là gì ?

Trường hợp ung thư bắt đầu được gọi là ung thư chính. Nếu một số tế bào thoát  khỏi ung thư chính, chúng có thể di chuyển qua các mạch máu hoặc các hạch bạch huyết và lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể và có thể hình thành nên một khối u mới, được gọi là ung thư thứ phát

Ung thư thứ phát còn được gọi là di căn. Các ung thư thứ phát được xuất phát từ cùng một loại tế bào ung thư là chính. Vì thế, nếu ung thư bắt đầu trong đường ruột và đã lan sang gan, các tế bào ruột trở thành ung thư sau đó lây lan sang gan, sau đó lây lan từ khối u ruột và hình thành một khối u trong gan.

Ung thư gan thứ phát là gì ?

Bất kể bệnh ung thư nào cũng có thể lây lan đến gan. Các loại ung thư phổ biến nhất như: ung thư vú, ung thư đại trực tràng và ung thư phổi.

Đôi khi một bệnh ung thư thứ phát được chẩn đoán trước khi nó gây ra các triệu chứng, trong các thử nghiệm để chẩn đoán ung thư chính. Hiếm khi, những người có triệu chứng đầu tiên là từ các khối u gan thứ chứ không phải là ung thư chính.

Chức năng gan có thể không bị suy yếu khi một phần của nó bị ảnh hưởng bởi các tế bào ung thư. Các triệu chứng đầu tiên của bệnh ung thư gan thứ thường cảm thấy không khỏe và rất mệt mỏi. Những triệu chứng này thường xảy ra trong các điều kiện khác chúng cũng có thể được gây ra do điều trị ung thư hoặc các điều kiện khác. Không nhất thiết có nghĩa là ung thư. 

Các triệu chứng khác có thể bao gồm


Khó chịu hoặc đau ở phía bên phải của bụng
Chán ăn và giảm cân
Đau xảy ra khi các khối u đè ép lên lớp bao ngoài của gan (viên nang). Hoặc gan có thể bị sưng phồng lên. Đôi khi người bệnh có triệu chứng vàng da, vàng mắt, ngứa. Gan giúp mật tiêu hóa thức thứa. Nếu ống dẫn lưu mật từ gan đang bị chặn bởi ung thư thứ phát, mật tích tụ trong máu và đẫn đến vàng da.

Việc điều trị bệnh sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố sau


Loại ung thư chính
Tiền sử điều trị của bạn
Mức độ tổn thương của gan
Mức độ lây lan của gan đến các bộ phận khác
Tình hình sức khỏe chung của bạn.
Mục đích điều trị ung thư gan của mỗi người có thể là khác nhau. Đối với một số người mục đích là để thoát khỏi căn bệnh ung thư. Đối với những người khác có thể chỉ là để kiểm soát bệnh ung thư và các triệu chứng trong một thời gian.

Phương pháp điều trị chính hiện nay bao gồm


Phẫu thuật
Hóa trị
Liệu pháp hormon
Liệu pháp sinh học
Xạ trị

Hiện nay có nhiều nghiên cứu về việc cải thiện phương pháp điều trị ung thư thứ phát và giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh.

Các phương pháp chẩn đoán ung thư gan?

Để chẩn đoán bệnh ung thư gan đầu tiên bác sĩ cần kiểm tra bệnh sử của bạn để xác định các yếu tố nguy cơ và tìm hiểu thêm về các triệu chứng của bệnh. Bác sĩ cũng cần kiểm tra để tìm ra những dấu hiệu của bệnh ung thư gan và các vấn đề sức khỏe khác, đặc biệt là chú trọng đến vùng bụng của bạn, kiểm tra da và mắt của bạn.

Nếu các triệu chứng hoặc kết quả của kiểm tra có nghi ngờ bệnh ung thư gan, cần phải làm một vài xét  nghiệm khác. Có thể bao gồm kiểm tra hình ảnh, kiểm tra trong phòng thí nghiệm và các thủ tục khác.

Các phương pháp chẩn đoán ung thư gan?

Kiểm tra hình ảnh


Kiểm tra hình ảnh sử dụng X- quang, từ trường hoặc sóng âm để tạo ra hình ảnh bên trong cơ thể của bạn. kiểm tra hình ảnh được thực hiện giúp kiểm tra những yếu tố sau:

Tìm khác khu vực nghi ngờ của ung thư
Chẩn đoán ung thư gan
Giúp bác sĩ hướng dẫn một kim sinh thiết vào khu vực nghi ngờ để lấy mẫu
Tìm hiều nguy cơ ung thư có thể lây lan
Hướng dẫn điều trị nhất định trong gan
Khả năng bệnh tái phát
chan-doan-ung-thu-gan

Siêu âm


Siêu âm thường là thử nghiệm đầu tiên được sử dụng để quan sát gan

Siêu âm là việc sử dụng sóng âm thanh để tạo ra một hình ảnh trên một màn hình video. Một công cụ nhỏ gọi là đầu dò phát ta sóng âm thanh và những tiếng vọng. Những tiếng vọng được chuyển đổi bởi một máy tính vào một hình ảnh màu đen trắng. Xét nghiệm này có thể cho thấy khối lượng khối u phát triển trong gan.

Đây là một thử nghiệm tương đối đơn giản. Đối với hầu hết các cuộc siêu âm, bạn chỉ cần nằm tren một bảng trong khi các đầu dò được di chuyển xung quanh trên da theo các phần của cơ thể.

Chụp cắt lớp vi tính (CT)


Các ct scan là một phương pháp kiểm tra hình ảnh cắt ngang chi tiết của cơ thể. một quét CT bụng có thể giúp xác định nhiều loại khối u gan. Nó có thể cung cấp thông tin chính xác về kích thước, hình dạng và bịt rí của bất kỳ khối u nào trong gan hoặc ở nơi khác trong ổ bụng cũng như các mạch máu gần đó. CT scan cũng có thể được sử dụng để hướng dẫn kim sinh thiết chính xác vào một khối u nghi ngờ.

Đối với phương pháp này bạn có thể được yêu cầu uống 1-2 cốc chất lỏng. Nó giúp phác thảo ruột để các khu vực nhất định là không nhầm lẫn với các khối u. Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn có thể bị ung thư gan, bạn có thể phải thực hiện chụp nhiều phần khác. Bộ quét khác có thể được thực hiện trong vài phút tiếp theo là sự tương phản đi qua gan và các bộ phận khác của cơ thể. Các bộ quét đôi khi có thể giúp cho một khối u lành tính từ một ác tính.

Chụp cộng hưởng từ (MRI)


Giống như CT scan, MRI quét cung cấp hình ảnh chi tiết của mô mềm trong cơ thể nhưng MRI quét sử dụng sóng vô tuyến điện  và nam châm mạnh thay vì x- quang. Năng lượng từ sóng radio được hấp thụ và sau đó phát trong một mô hình được hình thành bởi các loại tế bào cơ thể. máy tính sẽ chuyển đổi mô hình thành một hình ản rất chi tiets các bộ  phận cơ thể.

Quét MRI có thể rất hữu ích trong việc tìm kiếm vào các khối u gan. Đôi khi chúng được sử dụng để nhìn vào các mạch máu trong và xung quanh gan và có thể giúp phát hiện nếu bệnh ung thư gan đã lây ra các phần khác của cơ thể.

Hiểu đúng về ung thư gan

Ung thư gan thường xảy ra khi các tế bào ở gan bắt đầu phân chia với tốc độ nhanh hơn mức bình thường và xuất hiện các tế bào lạ. Ung thư gan có 2 loại là ung thư gan sơ cấp và ung thư gan thư cấp. Các loại ung thư phổ biến nhất có thể gây ung thư gan ung thư dạ dày, ung thư phổi và ung thư ruột liên kết.

Hiểu đúng về ung thư gan

Cũng giống như các loại ung thư khác, ung thư gan có diễn biến âm thầm. Đến khi các biểu hiện lâm sàng xuất hiện thì bệnh đã ở giai đoạn muộn. bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng như: Đau ở vùng gan, khối u ngày một to ra, vàng da, vàng mắt, không có cảm giác ăn ngon, tiêu hóa kém, đi ngoài, cơ thể suy nhược…

Có khoảng 60-80% bệnh nhân mắc ung thư gan được chẩn đoán có tiền sử mắc viêm gan B. Virut viêm gan B làm gan suy yếu, xơ hóa và dẫn đến hình thành các tổ chức tế bào ác tính. Rượu chính là thủ phạm thứ 2 của ung thư gan, chủ yếu là ở nam giới. Theo các chuyện gia rượu ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ung thư di truyền, thúc đẩy gen gây ung thư nhanh dẫn đến ung thư sớm. Bên cạnh đó, uống nhiều rượu còn ảnh hưởng xấu đến việc trao đổ chất của cơ thể và có thể là nguyên nhân của nhiều loại ung thư. Gan có chức năng lọc thải chất độc trong cơ thể, khiến gan quá tải và tổn thương trầm trọng hình thành các mô sẹo gây xơ gan mạn tính, dẫn đến ung thư gan.

Bệnh ung thư gan có thể được chữa khỏi khi khối u còn nhỏ, tuy nhiên, đa số bệnh nhân đến khám thì bệnh đã ở giai đoạn muộn, ảnh hưởng rất nhiều đến việc điều trị bệnh. Có 2 nguyên tắc trong việc điều trị ung thư gan là giải quyết khối u đã có và điều trị yếu tố nguy cơ. Đối với việc điều trị khối u đã có, hiện nay thường áp dụng các phương pháp như: phẫu thuật cắt bỏ phần gan có khối u hoặc ghép gan, phá hủy khối u bằng sóng cao tần hoặc vi sóng, sử dụng hóa chất. Có thể sử dụng phương pháp kết hợp giữa việc tiêu diệt tế bào ung thư bằng hóa chất và cắt nguồn máu đến nuôi khối u. Hiện nay, ở nước ta cũng như trên thế giơi, khoảng 70% bệnh nhân ung thư gan được điều trị bằng phương pháp hóa trị, 15-20% có thể phá hủy khối u tại chỗ và khoảng 10- 15% trường hợp có thể phẫu thuật được.

Với những phương pháp trên, có thể chữa hết được những tổn thương được phát hiện. Tuy nhiên, có thể sẽ bị tái phát tùy vào từng mức độ triệt để của phương pháp điều trị được áp dụng và việc xuất hiện u mới ở vị trí khác trong gan.

Hiện nay, đã có một số phương pháp mới điều trị ung thư gan, bước đầu đã có kết quả cao hơn so với các phương pháp đang áp dụng, tuy nhiên vẫn chưa được đưa vào điều trị chính thức vì vẫn cần thời gian để thống kê, kiểm chứng và đánh giá. Bên cạnh đó, một số phương pháp chứng tỏ hiệu quả nhưng vẫn chưa được áp dụng đại trà vì chi phí cao, khả năng chi trả của bệnh nhân cũng như ngành y tế chưa đáp úng được.

Hiểu về ung thư gan nguyên phát?

Ung thư gan là một ung thư xuất hiện từ gan. Nó còn được gọi là ung thư gan nguyên phát hoặc hepatoma. 

Ung thư gan được chia thành ung thư gan nguyên phát ung thư gan thứ cấp.

Ung thư gan nguyên phát là ung thư có nguồn gốc trong gan. Ung thư gan thứ cấp là ung thư bắt đầu trong một cơ quan khác của cơ thể đã lây lan đến gan. Nhiều loại ung thư có thể lan đến gan như ung thư phổi, tuyến tuỵ, ruột, dạ dày…

Hiểu về ung thư gan nguyên phát?

Ung thư gan nguyên phát có nhiều loại bao gồm:


Hepatoma: đây là loại phổ biến nhất, nó đôi khi được gọi là ung thư biểu mô tế bào gan. Đây là loại ung thư bắt nguồn từ một tế bào gan và sẽ trở thành ung thư. Hepatoma A phổ biến nhất là phát triển như là một biến chứng của bệnh xơ gan hoặc các loại viêm gan.

Fibrolamellar hepatoma là hiếm có loại phụ hepatoma. Nó thường phát triển trong một lá gan khoẻ mạnh.

U nguyên bào gan. Đây là một bệnh ung thư rất hiếm xảy ra ở một số trẻ em.

Tuy nhiên, các tế bào gan tăng 80% của các mô gan. Như vậy, phần lớn các bệnh ung thư gan nguyên phát phát sinh từ các tế bào gan được gọi là ung thư tế bào gan hoặc ung thư biểu mô.

Ung thư gan là bệnh phổ biến thứ 3 trên thế giới. Bệnh ung thư gan có nguy cơ gây tử vong cao nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời.

Ung thư gan - những điều cần biết

Ngày nay, trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng tỷ lệ mắc ung thư gan tăng lên nhanh chóng. Đây là căn bệnh nguy hiểm đem lại tử vong cao. Vậy bạn biết gì về ung thư gan?

Ung thư gan thường xảy ra khi các tế bào ở gan bắt đầu phân chia với tốc độ nhanh chóng hơn mức bình thường và xuất hiện các tế bào lạ. Hiện nay có 2 loại ung thư gan chính là ung thư gan sơ cấp và ung thư gan thứ cấp. Các loại ung thư phổ biến nhất có thể gây ung thư gan là ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư vú…

Ung thư gan - những điều cần biết

Cũng giống như nhiều bệnh ung thư khác, ung thư gan thường có biểu hiện âm thầm nên người bệnh rất khó để phát hiện ra. Đến khi các biểu hiện lâm sàng xuất hiện thì bệnh đã ở giai đoạn muộn. Nếu gặp một số triệu chứng sau bạn cần đi khám ngay vì rất có thể đó là biểu hiện của bệnh ung thư gan:

Đau bụng vùng gan: đau bụng ở vùng gan là triệu chứng ban đầu của ung thư gan. Người bệnh cảm thấy đau dữ dội ở gan bên phần bụng phải, đây có thể là triệu chứng của ung thư gan nguyên phát.

Vàng da, vàng mắt: đa số bệnh nhân ung thư gan có triệu chứng vàng da, vàng mắt. Nhất là vào giai đoạn cuối đó là do các tế bào gan bị tổn thương và khối u gan chèn ép lên đường mật.

Người mắc bệnh ung thư gan thường sốt cao từ 39 độ trở lên.

Các chuyên gia cho biết khoảng 60-80% bệnh nhân mắc ung thư gan là có tiền sử viêm gan B. virut viêm gan làm cơ quan này suy yếu, xơ hoá và dẫn đến hình thành các tổ chức tế bào ác tính.

Bên cạnh đó thì rượu cũng là nguyên nhân gây ung thư gan, chủ yếu là ở nam giới. Gan có chức năng lọc thải chất độc trong cơ thể, khi uống nhiều rượu khiến gan bị quá tải và làm tổn thương trầm trọng hình hành các mô sẹo gây sơ gan dẫn đến ung thư gan.

Ung thư gan nếu được phát hiện sớm có thể được chữa khỏi. Khi khối u còn nhỏ thì sau khi phẫu thuật tỷ lệ sống sau 5 năm là rất cao. Tuy nhiên nhiều bệnh nhân khi phát hiện bệnh thì đã quá muộn. Khi đó việc điều trị chỉ để giảm đau và kéo dài thời gian sống.

Dấu hiệu nhận biết ung thư gan

Gan là một cơ quan tiêu hoá thức ăn và đào thải các chất độc hại ra ngoài cơ thể. Sự phát triển tế bào ung thư hình thành trong gan được gọi là ung thư gan. Các triệu chứng của bệnh diễn biến khá âm thầm nên rất khó phát hiện. Đa số người bệnh phát hiện ra bệnh khi bệnh đã ở giai đoạn trễ, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình điều trị của bệnh. Chính vì thế, việc phát hiện các dấu hiệu sớm của bệnh là vô cùng quan trọng, dưới đây là một số biểu hiện sớm của bệnh mà bạn không nên bỏ qua.

Dấu hiệu nhận biết ung thư gan

1. Giảm cân


Một trong những dấu hiệu sớm nhất của bệnh ung thư gan là giảm cân. Đó là khi bạn có ăn bao nhiêu thì cơ thể bạn cũng không hấp thụ được các chất dinh dưỡng. Mất cảm giác ngon miệng, chán ăn, cơ thể mệt mỏi. Có rất nhiều nguyên nhân khác có thể khiến bạn sụt cân nhưng bạn không nên bỏ qua vì đó có thể là dấu hiệu sớm của bệnh ung thư gan.

2. Đau bụng hoặc sưng


Gan là cơ quan nằm bên trong phần trên bên phải của bụng. Gan sản xuất các enzym nhất định liên quan đến tiêu hoá. Khi các tế bào gan bị tấn công nó có thể gây kích ứng và viêm gan, có thể khiến cơ quan này bị sưng lên. Kết quả là người bệnh sẽ bị đau bụng nhẹ hoặc sưng trong ổ bụng. Các dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh có thể trở lên nặng hơn vì sự phát triển của bệnh. Trong trường hợp đau bụng kéo dài bạn nên đến các cơ sở y tế để được khám và tư vấn kịp thời.

3. Vàng mắt, vàng da


Đây là dấu hiệu đầu tiên để chuẩn đoán về bệnh ung thư gan. Vàng da không phải là bệnh nhưng đây là biểu hiện của sự suy giảm chức năng gan. Đây không chỉ đơn thuần là da có màu vàng mà cả niêm mạc hoặc kết mạc mắt cũng có màu vàng. Mọi tác động vào tế bào gan dù là cấp tính hay mãn tính đều ảnh hưởng đến tế bào gan, sau đó tác động đến sự bài tiết của mật gây vàng da. Ngoài vàng da, vàng mắt còn có hiện tượng vàng chân tay, đi ngoài ra phân có màu bạc và nước tiểu màu sẫm.

4. Ngứa ngoài da


Gan có chức năng trung hoà độc tố và đào thải muối mật, khi chức năng gan suy giảm sẽ làm tích tụ độc tố trong cơ thể và bài tiết qua da dẫn đến tình trạng mẩn ngứa. Vùng ngứa có thể ở chân, tay và đặc biệt ngứa nhiều về đêm và sáng.

5. Tình trạng tiêu hoá giảm


Tình trạng tiêu hoá giảm bao gồm các biểu hiện như chán ăn, ăn không tiêu, chướng bụng…Đó là do gan có chức năng chuyển hoá Glucid, lipit, các axit amin và tổng hợp protein…Khi chức năng gan suy giảm, quá trình sản sinh ra các chất để chuyển hoá thức ăn bị rối loạn. Chính vì vậy nên người bệnh thường xuyên đầy bụng, chán ăn, ăn không tiêu…

Ung thư gan có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm

Ung thư gan là căn bệnh nguy hiểm nhưng nếu ung thư gan được phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời, thích hợp thì ung thư gan hoàn toàn có thể thuyên giảm.

Ung thư gan có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm

Phát hiện sớm bệnh ung thư gan


Ung thư gan là một trong những loại ung thư nguy hiểm nhất, cơ hội điều trị thành công thấp hơn so với những ung thư khác, bởi bệnh tiến triển nhanh, có thể gây tử vong sau 3-4 tháng nếu không được điều trị tích cực. Vì vậy việc phát hiện sớm bệnh ung thư gan đóng vai trò quan trọng quyết định tới hiệu quả của quá trình điều trị.

Gan là một cơ quan có khả năng dự trữ rất lớn. Chúng ta có thể hoạt động tốt ngay cả khi bị mất 60 – 70% thể tích gan. Do đó, ở bệnh nhân bị ung thư gan khối u nhỏ, bệnh sẽ không ảnh hưởng tới chức năng gan và không gây đau đớn. Y học phát triển có thể chữa trị được ung thư gan khối u nhỏ, nhưng chúng gần như không có triệu chứng bệnh nên rất khó phát hiện để điều trị kịp thời.

Ung thư gan có thể được chữa khỏi nếu phát hiện kịp thời bằng 2 phương pháp cấy ghép gan hoặc phẫu thuật cắt bỏ.

Phẫu thuật cắt bỏ: Phẫu thuật này nhằm cắt bỏ phần ung thư ra khỏi gan. Ung thư khu trú ở 1 phần của gan và phần còn lại có thể vẫn khỏe mạnh.

Cấy ghép gan: Nếu ung thư gan có ở cả 2 thùy gan hoặc gan không bị ung thư không khỏe thì không thể tiến hành phẫu thuật cắt bỏ được mà phải sử dụng phương pháp cấy ghép gan, có nghĩa là cắt bỏ toàn bộ gan và thay thế bằng nửa lá gan từ 1 người hiến tặng khỏe mạnh. Cấy ghép gan là phương án điều trị tốt nhất bệnh ung thư gan khi mà ung thư vẫn chưa di căn ra ngoài.

Khi điều trị ung thư gan, nhiều nhân tố cần được xem xét như: tuổi, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, mức độ bệnh và lan rộng của ung thư… Việc đi khám sức khỏe định kỳ giữ vai trò rất quan trọng, giúp chúng ta phát hiện sớm bệnh để có biện pháp chữa trị thích hợp.

Tổng quan nguyên nhân, triệu chứng ung thư gan

Nhắc đến ung thư gan không ai là không biết đến sự nguy hiểm của nó, tuy nhiên những nguyên nhân nào gây ra bệnh ung thư và tại sao một người đang khỏe mạnh lại đột nhiên bị bệnh ung thư gan thì không phải ai cũng lý giải được.

Hầu hết các ung thư gan không có nguyên nhân rõ ràng. Một số vi rút gây viêm gan mãn tính có thể gây ra ung thư gan. Ung thư gan cũng có thể xảy ra khi các tế bào gan đột biến trong ADN gây ra các tế bào phát triển mất kiểm soát và hình thành một khối u ác tính.

Tổng quan nguyên nhân, triệu chứng ung thư gan

1. Nguyên nhân ung thư gan


Khoa học hiện nay vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, có thể chẩn đoán được ung thư gan thông qua những dấu hiệu sau :

- Những người bị viêm gan B mãn tính có nguy cơ mắc ung thư gan rất cao.

- Viêm gan C lây nhiễm.

- Xơ gan do uống quá nhiều rượu bia.

- Những người bị tiểu đường và béo phì.

- Thuốc men và hóa chất.

- Di truyền.

- Môi trường.

2. Triệu chứng của ung thư gan


Đặc trưng của bệnh ung thư gan là không có biểu hiện trong giai đoạn đầu nhiễm bệnh. Thậm chí đến giai đoạn cuối rồi người bệnh mới có cảm giác mệt mỏi, chán ăn, sút cân không rõ nguyên nhân…

Ung thư gan ở giai đoạn đầu người bệnh không hề có triệu chứng gì rõ rệt và người bệnh rất dễ nhầm lẫn ung thư gan với triệu chứng của các bệnh liên quan đến gan khác như : xơ gan, đau bụng, ... Vì vậy cần chú ý và nên đến ngay trung tâm y tế gần nhất nếu cơ thể có những triệu chứng sau:

- Rối loạn tiêu hóa, ăn uống không ngon miệng.

- Sụt cân bất thường, cơ thể mệt mỏi, dễ đau ốm vặt.

- Đau tức vùng gan, có thể sờ thấy khối u ở vùng hạ sườn. 

- Da chuyển vàng.

- Cơ thể suy kiệt, tiêu hóa khó khăn, đôi khi có máu.

Ung thư gan là gì

Ung thư gan là loại khối u ác tính hình thành từ các tế bào gan phân chia bừa bãi. Hầu hết các ung thư gan không có nguyên nhân rõ ràng. Một số vi rút gây viêm gan mãn tính có thể gây ra ung thư gan

Ung thư gan cũng có thể xảy ra khi các tế bào gan đột biến trong ADN gây ra các tế bào phát triển mất kiểm soát và hình thành một khối u ác tính.

Ung thư gan là gì

1. Ung thư gan là gì


Ung thư gan là loại khối u ác tính hình thành từ các tế bào gan phân chia bừa bãi. Loại này có tỷ lệ mắc bệnh đang tăng dần, chủ yếu là do liên quan tới viêm gan C. Ở một số vùng trên thế giới ung thư tế bào gan là loại ung thư phổ biến. Tại Việt Nam, ung thư gan đứng hàng thứ ba trong các loại ung thư phổ biến nhất.

Đặc trưng của bệnh ung thư gan là không có biểu hiện trong giai đoạn đầu nhiễm bệnh. Thậm chí đến giai đoạn cuối rồi người bệnh mới có cảm giác mệt mỏi, chán ăn, sút cân không rõ nguyên nhân… Tuy nhiên mọi biện pháp chữa trị lúc này chỉ có thể kéo dài sự sống cho người bệnh chứ không thể chữa khỏi được. Vì thế theo khuyến cáo của các bác sỹ chúng ta nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt là kiểm tra gan để có thể phát hiện bệnh ung thư gan sớm nhất.

Ung thư tế bào gan có thể chữa trị bằng phẫu thuật, nhưng chỉ được lựa chọn cho một số ít bệnh nhân ung thư gan có khối u khu trú. Tiên lượng bệnh phụ thuộc vào mức độ choán chỗ của khối u và mức độ suy yếu chức năng gan.

Trong từng loại ung thư Gan, có những phương pháp điều trị riêng, Cần phải theo dõi và kiểm tra định kỳ để đảm bảo phát hiện ra những thay đổi trong sức khỏe.

Giữa những cuộc hẹn khám định kỳ, bệnh nhân ung thư Gan cần thông báo bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe của mình với bác sĩ càng sớm càng tốt.

2. Phân loại tế bào ung thư gan


U ác tính ở gan chủ yếu là ung thư biểu mô tuyến nguyên phát, với hai loại tế bào chính: ung thư tế bào gan và ung thư tế bào đường mật. Theo loại tế bào phát triển thành khối u xác định bằng xét nghiệm mô học, người ta phân loại thành:

- Ung thư tế bào gan

- Ung thư tế bào gan dạng sợi

- Ung thư tế bào đường mật

- Ung thư hỗn hợp tế bào gan và tế bào đường mật

- Ung thư không biệt hóa, khối u blastoma gan hiếm gặp ở người lớn.

Trong các loại thì ung thư tế bào gan dạng sợi có thể chữa khỏi được nếu khối u được cắt bỏ. Loại này thường xảy ra ở những phụ nữ trẻ và có tiến triển lâm sàng chậm hơn loại ung thư tế bào gan thường gặp.

Thuốc lá điện tử gây ung thư phổi không kém thuốc lá

Cho đến nay, tác hại của thuốc lá điện tử đã được nhiều nghiên cứu chỉ ra, các nhà khoa học cũng nhận định hút thuốc lá điện tử không hề giúp cho việc cai thuốc lá dễ dàng hơn mà còn có thể gây nguy hiểm nếu nghiện. Chúng ta cùng xem mức độ nguy hiểm của thuốc lá điện tử gây ra như thế nào.

Nhiều người quan niệm, hút thuốc lá điện tử không thể gây hại như hút thuốc lá, thuốc lào bởi tinh dầu thơm có chứa trong đó không gây hại, chính vì vậy mà lượng người hút thuốc lá điện tử càng  ngày càng tăng. Loại chất này dần được coi là thói quen của giới trẻ 'ăn chơi'.

Thuốc lá điện tử gây ung thư phổi không kém thuốc lá

Công dụng thực hư của thuốc lá điện tử thế nào, cho đến nay vẫn chưa được kiểm chứng. Nhưng theo các chuyên gia thì nicotin trong khói thuốc lá điện tử nguy hiểm chẳng kém gì thuốc lá thông thường. Nếu lạm dụng quá nhiều thuốc lá điện tử vẫn có nguy cơ gây viêm phổi, tắc nghẽn phổi mãn tính, nếu để lâu sẽ dễ gây ra biến chứng ung thư phổi. Không những thế, các loại vape còn có hương thơm, những vòng thơm này cực kỳ nguy hiểm vì nó có nguồn gốc benzene, đây là hoá chất gây  ra các bệnh ung thư nguy hiểm cho người dùng.

Bên cạnh đó, trong thuốc lá điện tử có chứa chất chứa nicotine và chất tạo mùi thơm bên trong thiết bị. Đây là chất hóa học độc hại thường được sử dụng trong chế tạo vật liệu xây dựng và bảo quản thi hài. Khi vào cơ thể, chúng có thể làm nội mạc mạch máu tổn thương, nó bám lên thành mạch máu, mạch máu não, gây xơ vữa các mạch máu, làm cho tình trạng co giãn mạch máu giảm, làm mạch máu xơ cứng, không chuyển được máu nữa. Lâu ngày gây nên các bệnh nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Cũng theo công trình nghiên cứu của Mỹ cho thấy, kết quả là những người thường xuyên sử dụng thuốc lá điện tử có nguy cơ mắc các bệnh ung thư cao gấp 15 lần so với những người hút các loại thuốc lá thông thường như thuốc lá, thuốc lào. Trước đó, giới khoa học Mỹ cũng từng khẳng định thiết bị này không thực sự giúp người nghiện cai thuốc.

Cần mạnh tay hơn với thuốc lá điện tử


Trên thị trường hiện nay, nhất là các trang mạng đang bày bán tràn lan các loại thuốc lá điện tử với kiểu tiếp thị “Thuốc lá điện tử rất an toàn so với hút thuốc lá thật!”. Điều này đã hấp dẫn những người đang hút thuốc lá và cả những người chưa hút thuốc cũng muốn tập hút. Thực tế, nhiều thanh thiếu niên coi thuốc lá điện tử như đồ chơi sang chảnh.

Tuy nhiên, những tác dụng của thuốc lá điện tử đến nay chưa hề có nghiên cứu nào đưa ra. Ngược lại, các nghiên cứu chỉ chứng minh những tác hại mà loại thuốc lá này gây ra với con người.

Ở Việt Nam, do chưa được phép nhập khẩu nên tại Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu nào về thuốc lá điện tử nhưng rõ ràng, theo những tài liệu nước ngoài thì thuốc lá điện tử không phải là sản phẩm an toàn cho sức khỏe con người.

Vì thế, mỗi quốc gia, không chỉ riêng Việt Nam cần mạnh tay hơn trong việc thanh tra và kiểm soát nghiêm ngặt đối với việc buôn bán và sử dụng thuốc lá điện tử. Vì sức khỏe con người cần sớm nghiêm cấm mọi hình thức quảng cáo, kinh doanh thuốc lá điện tử. Mọi cơ quan, tổ chức, thanh tra Bộ Y tế cần sớm vào cuộc để giải quyết dứt điểm tình trạng này, hạn chế những hậu quả xấu mà thuốc lá điện tử gây ra.

Tác hại của khói thuốc đối với thai nhi

Thuốc lá không chỉ có hại cho người hút trực tiếp mà còn gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người xung quanh, đặc biệt đối với thai nhi và sức khỏe sinh sản. Vậy làm thế nào để hạn chế những tác hại này.

Tác hại của khói thuốc đối với thai nhi

Thuốc lá gây hại đến thai nhi như thế nào?


Khi mang thai, sức khỏe của người phụ nữ thường kém hơn người bình thường vì thế dễ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố độc hại bên ngoài, nhất là trong môi trường khói thuốc lá. Nếu một người mẹ hút thuốc hoặc hít phải khói thuốc lá thì chỉ sau vài phút thai nhi cũng sẽ cảm nhận được khói thuốc. Một bác sĩ đã siêu âm được hình ảnh thai nhi nhắm mắt, nhăn mặt và lấy tay che mũi khi mẹ đang hút thuốc.

Các nhà nghiên cứu tại Trường Đại học Durham và Lancaster (Anh) vừa công bố, nicotine trong thuốc lá còn ảnh hướng đến thai nhi nhiều hơn so với chứng trầm cảm, căng thẳng từ người mẹ. Khi trẻ được sinh ra, nếu có bố hút thuốc lần đầu trước 15 tuổi có nguy cơ mắc hen suyễn cao gấp 3 lần trẻ bình thường. Hút thuốc có thể gây vô sinh cũng là một trong những nguyên nhân gây tăng nguy cơ vô sinh và mắc bệnh ung thư phổi ở nam giới.

Làm sao để thuốc lá không gây ảnh hưởng đến thai nhi?


Biện pháp tốt nhất và duy nhất để ngăn chặn những tác hại trực tiếp của thuốc lá đối với thai nhi là không hút thuốc hoặc từ bỏ thuốc lá nếu bạn có ý định sinh con.

Trong trường hợp bạn phải sống trong môi trường khói thuốc, hãy tự bảo vệ mình và con bằng cách:

- Yêu cầu những người trong gia đình không hút thuốc trong nhà.

- Hạn chế những khu vực công cộng thường xuyên có người hút thuốc.

- Nếu bạn bắt buộc phải sử dụng không gian chung với người hút thuốc thì nên thẳng thắn đề nghị họ ngừng hút.

Tổ chức y tế thế giới (WHO) thống kê trên thế giới cứ 6,5 giây lại có 1 người chết vì thuốc lá. Việt Nam đứng trong top 4 quốc gia có tỉ lệ hút thuốc lá nhiều nhất thế giới. Ước tính mỗi năm, người dân Việt Nam chi 14 nghìn tỉ đồng cho việc hút thuốc.

Khói thuốc lá là nguyên nhân chính gây ung thư phổi. Mỗi năm, tại Việt Nam, khoảng trên 20.000 ca mắc mới và hơn 17.000 người tử vong do ung thư phổi. Ước tính, tỉ lệ hút thuốc lá thụ động tại Việt Nam rất cao, khoảng 67,6% người không hút thuốc bị phơi nhiễm với khói thuốc tại nhà và 49,0% phơi nhiễm tại nơi làm việc. Chính vì thế hãy từ bỏ thuốc lá để bảo vệ sức khỏe bản thân và những người xung quanh.

8 Dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi

Ung thư phổi là căn bệnh nguy hiểm cả ở nam và nữ giới. Thuốc lá là một trong những nguyên nhân chính gây nên căn bệnh này. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều trường hợp dù không hút thuốc cũng có thể bị ung thư phổi tấn công.

Sự nguy hiểm của ung thư phổi thường là do phát hiện bệnh ở giai đoạn quá muộn.  Vì ở giai đoạn đầu, các triệu chứng khá mơ hồ và dễ nhầm lẫn với những bệnh thông thường. Nhưng hãy quan tâm tới cơ thể và cảnh giác với những bất thường dưới đây.

Dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi

Ho dai dẳng


Phần lớn bệnh nhân ung thư phổi đều ho khá nhiều, thậm chí có chất nhày sậm màu hoặc có máu. Trong trường hợp một tháng mà những cơn ho không dứt, bạn nên khám sớm.

Nhiễm trùng mãn tính


Viêm phế quản mãn tính có thể gây ra nhiễm trùng phổi và rất nguy hiểm. Nếu những cơn đau tức ngực thường xuyên xảy ra, có thể bạn đang phải đối mặt với triệu chứng của bệnh ung thư phổi.

Đột ngột giảm cân


Giảm cân không do chế độ tập luyện hay ăn uống là một điều bất thường. Đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh mà một trong số đó là ung thư phổi.

Đau xương


Tình trạng đau nhức xương cũng có thể là do những tế bào ung thư đã di căn và rất nguy hiểm. Tuy nhiên, nhiều người chủ quan, hiểu lầm rằng, tình trạng đau xương chỉ đơn thuần là do thiếu vitaminD.

Sưng cổ và mặt


Khi khối u đè lên tĩnh mạch chủ trên sẽ khiến phần cổ và khuôn mặt bị sưng lên. Cánh tay và vùng trên ngực cũng có thể bị ảnh hưởng.

Mệt mỏi


Người bệnh ung thư phổi thường có cảm giác mệt mỏi và thường xuyên muốn nghỉ ngơi dù không làm việc quá sức.

Yếu cơ


Ung thư phổi có thể ảnh hưởng đến cả các cơ. Người bệnh có thể thấy đau hông và tiếp theo là đau ở các vùng khác như vai, cánh tay và chân.

Mức canxi trong máu cao


Tế bào ung thư có thể là nguyên nhân làm vỡ sự cân bằng khoáng chất trong cơ thể, dẫn tới thừa canxi trong máu và kèm theo đó là một số dấu hiệu như khát nước, đi tiểu nhiều lần, thường xuyên bị táo bón, buồn nôn, đau bụng, chóng mặt...

Tại sao cần tầm soát ung thư phổi?

Phổi là một bộ phận quan trọng đảm nhận chức năng hô hấp, cũng là bộ phận quyết định sự tồn tại của cơ thể. Ung thư phổi là một bệnh lý ác tính nguy hiểm, là tính trạng các tế bào phổi phát triển một cách không kiểm soát thành khối u và xâm lấn sang các cơ quan lân cận.

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các tế bào ung thư ở phổi sẽ thay thế các mô lành và làm cho phổi không hoạt động, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

Tầm soát ung thư phổi là việc làm vô cùng cần thiết mang đến cơ hội chữa lành bệnh và kéo dài thời gian

Tại sao cần tầm soát ung thư phổi?

Tại sao phải tầm soát ung thư phổi?


Ung thư phổi được xếp vào một loại bệnh nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng của con người nếu mắc phải. Thống kê cho thấy đây là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam và thế giới, nhiều hơn các loại ung thư khác như đại tràng, ung thư vú … Đa số các trường hợp phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn muộn, gây khó khăn trong việc điều trị, và phần lớn trường hợp tử vong là do phát hiện bệnh khi nó đã lan rộng.

Các chuyên gia cho biết, cũng như các căn bệnh ung thư khác, bệnh ung phổi có thể được có cơ hội chữa bệnh cao hơn và kéo dài thời gian sống nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm. Tuy nhiên, nhìn chung nhiều người vẫn chưa nhận thức đúng được đúng vai trò của việc này.

Tầm soát ung thư phổi là việc làm cần thiết không chỉ giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh mà còn mang lại cơ hội nâng cao và kéo dài chất lượng sống của người bệnh. Tầm soát ung thư phổi là việc thực hiện các xét nghiệm cần thiết để phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh ở giai đoạn sớm, ngăn chặn sự phát triển của bệnh trước khi biểu hiện ra những triệu chứng cũng như những biến chứng nguy hiểm, nhằm nâng cao cơ hội chữa khỏi bệnh.

Những ai có nguy cơ bị ung thư phổi

Hút thuốc lá


Hút thuốc là nguyên nhân cơ bản hàng đầu gây ung thư phổi. Tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh cũng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan như thời gian hút, số điếu thuốc hút...

Ngoài ra, những người hút thuốc lá thụ động cũng có nguy cơ mắc căn bệnh nguy hiểm này, vì trong khói thuốc lá có chứa hơn 100 chất gây ung thư, nên những người này dù không hút thuốc lá trực tiếp vẫn có nguy cơ bị ung thư phổi.

Tiếp xúc với các hóa chất độc hại


Những người thường xuyên phải tiếp xúc với các hóa chất độc hại như asbestos (một chất độc hại có trong ngành công nghiệp dệt, cách nhiệt, đóng tàu, xi măng, hầm mỏ…), hoặc nickel, hydrocarbon thơm (từ sản xuất sắt, thép, nhựa than..), radon (trong đất, hầm mỏ)… đều có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư phổi.

Tiền sử mắc bệnh về phổi


Bệnh phổi đã có trước đó là một nguy cơ tiềm ẩn có thể tăng khả năng mắc bệnh ung thư phổi. Theo đó, những bệnh nhân từng mắc một số căn bệnh về phổi khác như lao, COPD… sẽ có tỉ lệ ung thư phổi cao hơn.

Tiền sử gia đình


Tuy không phải là căn bệnh có tính lây truyền nhưng nhiều thống kê cho thấy những người có người thân trong gia đình từng mắc bệnh ung thư phổi cũng có nguy cơ cao mắc bệnh này cao hơn so với những người không nằm trong nhóm đối tượng này.

Trên đây là những đối tượng nằm trong nhóm có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi cao hơn. Vì thế, việc tầm soát ung thư là việc làm vô cùng cần thiết đối với những người nằm trong nhóm đối tượng này.