Showing posts with label ung-thu-co-tu-cung. Show all posts
Showing posts with label ung-thu-co-tu-cung. Show all posts

Ăn gì ngăn ngừa ung thư cổ tử cung?

Theo thống kê cho biết có khoảng 1/3 số trường hợp chết vì ung thư cổ tử cung có liên quan đến chế độ dinh dưỡng.

Ung thư cổ tử cung có thể được phòng ngừa bằng một số loại thực phẩm có tác dụng phòng chống ung thư và chứa nhiều chất chống ô-xy hoá.

Thực phẩm ngăn ngừa ung thư có tác dụng vô hiệu hoá những ảnh hưởng của các gốc tự do và kích thích sự phát triển của ung thư cổ tử cung. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, thực tế không một loại thực phẩm đặc biệt nào có khả năng ngăn ngừa hoàn toàn bệnh ung thư cổ tử cung. Do đó, việc lập một chế độ ăn uống với nhiều loại thực phẩm khác nhau với đầy đủ các chất dinh dưỡng là điều nên làm.

Ăn gì để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung?

Chế đô ăn uống cần đảm bảo các chất dinh dưỡng


Các loại vitamin, đặc biệt là vitamin A, C, E đều là những chất chống oxy hoá giúp bảo vệ các tế bào khỏi những tổn hại từ các gốc tự do nên có thể ngăn ngừa được ung thư cổ tử cung. Một nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân uống vitamin tổng hợp có tỷ lệ nhiễm virut HPV thấp hơn so với những người không dùng thuốc.

Axit folic có thể hỗ trợ hệ miễn dịch và phòng chống virut HPV. Những phụ nữ có mức folate thấp trong cơ thể sẽ có nguy cơ nhiễm HPV cao hơn. Để bổ sung axit folic bạn nên ăn nhiều các thực phẩm như bông cải xanh, cải trắng, bắp cải... các loại thực phẩm có họ cải còn chứa các chất chống oxy hoá như lutein và zeaxanthin cũng có tác dụng hạn chế sự phát triển ung thư cổ tử cung.

Những thực phẩm giàu vitamin A như cam, cà rốt, bí ngô, trứng, cá ngừ và các sản phẩm từ sữa cũng được đánh giá là có khả năng phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Đặc biệt trong cà rốt còn có beta-carotene, chất này có khả năng hỗ trợ ngăn ngừa sự phát triển của căn bệnh này.

Những nhóm thực phẩm giàu chất chống oxy hoá cũng được khuyến khích nên dùng cho những ai đang muốn ngăn ngừa ung thư cổ tử cung. Các thực phẩm giàu chất béo như việt quất, bí ngô, anh đào... đều là những nguồn thực phẩm giàu chất chống oxy hoá giúp đánh bại các gốc tự do, đó là  nguyên nhân cản trở sự phát triển bình thường của các tế bào ở cổ tử cung. Bơ là loại trái cây đặc biệt chứa nhiều chất chống oxy hoá, có khả năng tấn công mạnh mẽ vào các gốc tự do, hạn chế khả năng hấp thu của ruột để làm hạn chế sự phát triển của ung thư cổ tử cung.

Ớt cũng được xem như một thực phẩm hữu hiệu trong phòng tránh ung thư cổ tử cung vì trong tác dụng trung hoà hợp chất gây ung thư.

Bên cạnh đó cần tránh những loại thực phẩm làm gia tăng lượng độc tố hay nấm mốc trong cơ thể vì chúng làm tổn hại đến khả năng hoạt động của DNA.

Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư thường gặp ở phụ nữ, chiếm khoảng 12% của tất cả các ung thư ở nữ giới. Độ tuổi trung bình của bệnh là 48-52 tuổi. Được chuẩn sàng lọc sớm bằng soi phiến đồ âm đạo, được chuẩn đoán bằng soi cổ tử cung và sinh thiết. Đây là bệnh ung thư duy nhất có thể tìm ra nguyên nhân. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh lý này.

Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung

1. Lây nhiềm virut HPV


HPV nguy cơ cao có thể gây ung thư cổ tử cung. Các chuyên gia có biết có khoảng 100 loại virut HPV, tuy nhiên chỉ khoảng 40 loại có thể gây bệnh ở vùng hậu môn, sinh dục và 15 loại được liệt vào hàng nguy hiểm cho sức khoẻ, có nguy cơ gây ung thư cao.

HPV chủng 16,18 được biết đến là virut nguy cơ cao. Tuy vậy, 11 chủng HPV khác cũng có nguy cơ khiến cho phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn so với những người miễn nhiễm với loại virut này. Virut HPV nguy cơ cao cần xâm lấn vào cơ thể trong một thời gian dài trước khi các tế bào bất thường tăng sinh.

Quan hệ tình dục sớm, quan hệ với nhiều bạn tình


Virut HPV lây nhiễm qua đường tình dục. Do đó, quan hệ tình dục khi còn trẻ hoặc quan hệ với nhiều người làm tăng nguy cơ lây nhiễm virut gây bệnh. nhiễm bệnh qua đường tình dục khác như HIV, herpes sinh dục và Chlamydia làm tăng nguy cơ tạo ung thư của HPV.

Hút thuốc


Hút thuốc lá là nguyên nhân gây nhiều bệnh ung thư và ung thư cổ tử cung cũng không phải là một ngoại lệ.

Người có hệ thống miễn dịch suy yếu


Những người có hệ miễn dục yếu rất dễ bị tấn công bởi ung thư cổ tử cung. Đặc biệt là những người có nhiễm HPV hoặc sử dụng thuốc làm ức chế hệ miễn dịch.

Do di truyền


Các nghiên cứu cho biết, phụ nữ sở hữu một số cấu trúc gen di truyền đặc biệt từ thế hệ liền kề có tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn nhiều so với những người khác.

Ức chế căng thẳng thần kinh kéo dài


Việc phụ nữ thường xuyên sống trong tâm trạng ức chế thần kinh, stress sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao. Chính vì thế, để có thể hạn chế căn bệnh này, phụ nữ nên có tinh thần lạc quan, vui vẻ. Điều này không chỉ góp phần tăng cường sức khoẻ mà còn giúp nâng cao chất lượng cuộc sống.

Lạm dụng thuốc tránh thai


Thuốc tránh thai như 1 vũ khí đắc lực giúp chị em không lo mang thai ngoài ý muốn. Tuy nhiên, thuốc tránh thai mang lại những nguy cơ của bệnh ung thư cổ tử cung khá cao. Phụ nữ nên lựa chọn cho mình biện pháp tránh thai an toàn để đảm bảo cho sức khoẻ cũng như ngăn ngừa nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.

Có tiền sử mắc các bệnh phụ khoa khác


Những người có tiền sử mắc các bệnh như Chlamydia, lậu, giang mai thì có nguy cơ mắc  ung thư cổ tử cung là rất cao.

Chẩn đoán và điều trị ung thư nội mạc tử cung

Ung thư nội mạc tử cung là loại ung thư thường gặp nhất trong các khối u ác tính vùng tiểu khung ở phụ nữ, chiếm 90% ung thư ở thân tử cung. Ung thư nội mạc tử cung gặp chủ yếu ở phụ nữ sau mãn kinh, khoảng 75%, đa số bệnh xuất hiện ở phụ nữ ở độ tuổi trên 40.

Các yếu tố nguy cơ của bệnh được xác định bao gồm: béo phì, do chế độ ăn nhiều mỡ động vật, có tiền sử mắc bệnh cao huyết áp, đái tháo đường, u tế bào vỏ hạt tiết estrogen của buồng trứng…đều làm tăng nguy cơ mắc ung thư ung thư nội mạc tử cung.

Chẩn đoán và điều trị ung thư nội mạc tử cung

Chẩn đoán: Các triệu chứng lâm sàng


- Phụ nữ sau mãn kinh: 90% bệnh nhân có biểu hiện ra dịch âm đạo, 80% có ra máu âm đạo bất thường ngoài chu kỳ kinh. Có khoảng 15% phụ nữ có biểu hiện ra máu âm dạo sau mãn kinh được chẩn đoán là ung thư nội mạc tử cung.

Ở giai đoạn muộn xuất hiện các triệu chứng đau hoặc rối loạn chức năng các cơ quan do sự xâm lấn lan rộng của khối u gây chèn ép các cơ quan lân cận.

- Đối với phụ nữ chưa mãn kinh: dấu hiệu ra máu ngoài chu kỳ kinh nguyệt lặp lại nhiều lần hoặc có biểu hiện đa kinh cần phải khám tỉ mỉ, cần thiết phải nạo buồng tử cung chẩn đoán nếu có nghi ngờ.

Phương pháp điều trị


Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính trong ung thư nội mạc tử cung. Phẫu thuật có thể kết hợp với xạ trị có thể cứu chữa được bệnh nhân ung thư nội mạc tử cung giai đoạn khu trú. Xạ trị là phương pháp hữu hiệu thứ hai trong điều trị căn bệnh này. Xạ ngoài kết hợp với xạ trong thường được dùng ở giai đoạn bệnh không mổ được. Điều trị hoá chất và nội tiết được áp dụng khi bệnh có dấu hiệu tái phát hoặc di căn xa.

Phương pháp điều trị làm phẫu thuật, bao gồm cắt tử cung toàn bộ và phần phụ hai bên theo đường bụng hoặc mổ nội soi. Trong khi phẫu thuật nên làm tế bào học dịch rửa phúc mạc và lấy hạch chậu, hạch cạnh động mạch chủ khi có nghi ngờ để xét nghiệm mô bệnh học. Xạ trị bổ trợ được khuyến cáo dùng cho các bệnh nhân có các yếu tố tiên lượng xấu. Tia xạ bổ sung có thể giảm được 60% tỷ lệ tái phát vùng khung chậu và tăng 12% tỷ lệ sống thêm toàn bộ.

Di căn buồng trứng: phẫu thuật và xạ trị vẫn là phương pháp điều trị chính, xạ ngoài, nâng liều tại chỗ bằng xạ áp sát thêm. Tỷ lệ sống thêm 5 năm từ 60-82% tuỳ thuộc vào độ mô học của khối u, chiều sâu của lớp cơ tử cung bị xâm lấn.

Di căn hạch cạnh động mạch chủ bụng: tỷ lệ sống thêm không tái phát đối với giai đoạn này khoảng 30% sau phẫu thuật và xạ trị bổ trợ. Hoá chất bổ trợ giảm được tỷ lệ tái phát và tăng thời gian sống thêm cho bệnh nhân ung thư nội mạc tử cung ở giai đoạn này.

Tái phát tại chỗ chiếm khoảng 50%, di căn thường gặp là ổ bụng, gan và phổi. Bệnh nhân tái phát tại chỗ trước đó điều trị bằng phẫu thuật đơn thuần có thể điều trị bằng tia ngoài kết hợp với xạ áp sát. Nếu trước đó đã phẫu thuật kết hợp với tia xạ thì xét khả năng cắt bỏ tổn thương và xét khả năng xạ trị bổ xung. Phẫu thuật tiểu khung khi tái phát tại chỗ cải thiện thời gian sống thêm nhưng thường có nhiều biến chứng.

Bệnh nhân giai đoạn muộn hoặc tái phát ở các vị trí xa, có thể điều trị triệu chứng bằng tia xạ để chống đau, chống chảy máu và chèn ép. Hoá chất cũng được sử dụng như một phương pháp hữu hiệu làm giảm nhẹ triệu chứng và cải thiện thêm thời gian sống cho bệnh nhân.

Triệu chứng ung thư cổ tử cung

Theo Hiệp hôi Ung thư Mỹ, ước tính có khoảng 12.340 trường hợp ung thư cổ tử cung ở Mỹ mỗi năm. Bệnh diễn biến âm thầm và vô cùng nguy hiểm, việc phát hiện và điều trị ung thư cổ tử cung là một điều vô cùng quan trọng. Khi thấy các triệu chứng sau bạn phải đi khám ngay vì có thể đó là triệu chứng ung thư cổ tử cung.

Triệu chứng ung thư cổ tử cung

Triệu chứng ung thư cổ tử cung


1. Đau vùng xương chậu


Đau vùng xương chậu là biểu hiện đầu tiên của người mắc bệnh ung thư cổ tử cung.

2. Ra máu bất thường


Ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt hoặc sau khi giao hợp đều là những hiện tượng bất thường. Nguyên nhân có thể do khối u trong cơ thể bị vỡ gây chảy máu các bộ phận xung quanh. Bạn cần đi thăm khám sớm.

3. Dịch âm đạo bất thường


Dịch âm đạo ra nhiều vào giữa chu kỳ, có màu trắng , nhầy, không mùi. Nếu bạn thấy dịch âm đạo xuất hiện nhiều, màu đục, mùi hôi khó chịu…hãy đi khám vì rất có thể bạn đang mắc bệnh về đường sinh dục. Nếu mắc bệnh ở vòi trứng, buồng trứng thì âm đạo cũng tiết mùi khó chịu. Cần đi khám mới có kết quả chính xác.

4. Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt


Khi tử cung bị kích thích do khối u phát triển thì nó sẽ tác động đến qua trình rụng trứng. Sự thay đổi hoocmon dẫn đến mất tính ổn định của chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Bên cạnh đó máu ra có màu đen sẫm hoặc nâu thì bạn cũng không nên bỏ qua. Đó có thể là triệu chứng của ung thư cổ tử cung.

5. Giảm cân nhanh, đột ngột


Nếu bạn không áp dụng bất kỳ phương pháp cắt giảm calo hay tập luyện nào mà cơ thể sút cân liên tục thì hãy cẩn trọng. Rất có thể bạn đang mắc phải một căn bệnh nào đó nói chung và ung thư cổ tử cung nói riêng. Bạn cần đi khám để phát hiện sớm bệnh và có phác đồ điều trị thích hợp.

Đa phần các bệnh về đường sinh dục đều có những biểu hiện như trên. Vì vậy để phát hiện ra bệnh ung thư cổ tử cung thông qua các triệu chứng trên là rất khó. Với sự phát triển của khoa học hiện này, việc sử dụng các phương pháp hiện đại để chẩn đoán ung thư cổ tử cung luôn cho kết qủa nhanh chóng và chính xác.

Nghiệm pháp Pap Smear (phiến đồ âm đạo Pap Smear), không đau để phát hiện ra những tế bào bất thường trong và xung quanh cổ tử cung.

Ngoài liệu pháp Pap Smear để chẩn đoán ung thư cổ tử cung còn có phương pháp mới nhất là phương pháp sử dụng hệ thống Bethesda.

Bạn có thể sử dụng phương pháp trên tại nhà hoặc đến cơ sở y tế để nhờ đến sự trợ giúp của các y bác sỹ.

Sự nguy hiểm của ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung thường gặp ở phụ nữ trung niên tuổi từ 35- 40, nhưng gần đây tỷ lệ phát bệnh đang có xu hướng trẻ hóa rõ rệt, do đó phụ nữ cần nâng cao ý thức phòng bệnh hơn nữa.

Sự nguy hiểm của ung thư cổ tử cung

Chúng ta cùng điểm lại một số triệu chứng thường thấy của bệnh ung thư cổ tử cung:

- Thông thường những người bị ung thư cổ tử cung đều có viêm loét cổ tử cung.

- 80% người bệnh có hiện tượng ra máu âm đạo, thường là sau khi quan hệ tình dục hoặc khi kiểm tra phụ khoa.

- Mãn kinh đã lâu, âm đạo đột nhiên ra máu bất thường.

- Vùng bụng dưới hoặc vùng eo lưng thường đau mỏi, đau mỏi tăng lên trong kì kinh hoặc khi đi vệ sinh.

- Khí hư nhiều, màu sắc bất thường và có mùi khó chịu.

Sự nguy hiểm của ung thư cổ tử cung


- Ung thư cổ tử cung sẽ trực tiếp dẫn đến đau phần bụng và khoang chậu, chảy máu âm đạo hoặc ra dịch có mùi hôi. Ngoài ra tuỳ vào vị trí tái phát khác nhau mà có những biểu hiện khác nhau như ho, đau ngực, đi tiểu ra máu, chảy máu trực tràng. Bệnh nhân chưa xuất hiện các triệu chứng đi tiểu nhiều, đái dắt và đi tiểu ra máy thì thường bị chẩn đoán nhầm là viêm nhiễm đường tiết niệu và điều trị nhầm, trong trường hợp nghiêm trọng sẽ có thể dẫn đến rò bàng quang âm đạo.

- Tử cung nằm ở phần bụng của nữ giới, là cơ quan nằm ở khoảng không giữa bàng quang và trực tràng, mà cổ tử cung là bộ phận khá nhỏ ở phần dưới tử cung. Đầu mở của cổ tử cung thông với âm đạo, chức năng của nó là đường thông của kinh nguyệt chảy ra và cũng là rào chắn vi sinh vật âm đạo và không khí đi vào tử cung, ngoài ra còn cơ thể chống lại những phản ứng viêm nhiễm do kích thích khi sinh hoạt tình dục. Ung thư cổ tử cung sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt về sinh lý bình thường của nữ giới, dẫn đến việc sinh hoạt vợ chồng gặp khó khăn.

- Ung thư cổ tử cung gây tổn thương lớn đến tử cung, tử cung là nơi tinh trùng và trứng phát triển, trong quá trình điều trị, bệnh nhân ung thư cổ tử cung do nhiều nguyên nhân mà bắt buộc phải cắt bỏ tử cung để bảo toàn tính mạng, điều này nhìn từ một mặt khác đã vô tình tước bỏ quyền làm mẹ của người phụ nữ, khiến cho nhiều bạn nữ phải chịu tâm lý bất an.

Tại Việt Nam mỗi năm có khoảng hơn 200.000 phụ nữ được chẩn đoán bị ung thư cổ tử cung, và có khoảng 48.000 phụ nữ chết vì ung thư cổ tử cung. Cùng với sự phát triển của kỹ thuật y học, ung thư cổ tử cung hiện là một trong số các bệnh ung thư có thể dễ dàng phòng tránh được, chỉ cần các chị em đi khám phụ khoa định kỳ, tiêm văc-xin ngừa ung thư cổ tử cung, có thể làm giảm tỷ lệ phát bệnh ung thư cổ tử cung.

Điều trị ung thư cổ tử cung theo từng giai đoạn bệnh

Ung thư cổ tử cung được hiểu đơn giản là có khối u ác tính của cổ tử cung. Dấu hiệu nhận biết thường là chảy máu bất thường của âm đạo. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các triệu chứng bệnh không rõ ràng nên việc chẩn đoán ung thư cổ tử cung thường gặp khó khăn. Thường thì, qua kỹ thuật sàng lọc hiện đại, các bác sĩ mới xác định được bệnh ung thư cổ tử cung đã phát triển đến giai đoạn nào để đưa ra hướng điều trị tốt nhất cho người bệnh.

Điều trị ung thư cổ tử cung theo từng giai đoạn bệnh

Điều trị ung thư cổ tử cung đối với bệnh nhân đang mang thai có thể được trì hoãn tuỳ theo giai đoạn ung thư và bệnh nhân đang mang thai tháng thứ mấy.

Phương pháp điều trị chuẩn có thể được xem xét bởi tính hiệu quả của nó đối với những bệnh nhân trong những nghiên cứu trước đây hoặc có thể xem xét khả năng tham gia vào một thử nghiệm lâm sàng. Không phải tất cả bệnh nhân đều được chữa khỏi bằng phương pháp điều trị chuẩn và một số phương pháp điều trị chuẩn có thể có nhiều tác dụng phụ hơn mong muốn. Vì những lý do này mà thử nghiệm lâm sàng được tiến hành để tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả hơn cho các bệnh nhân ung thư dựa trên những thông tin mới nhất. Thử nghiệm lâm sàng được tiến hành ở nhiều nơi
cho hầu hết các giai đoạn ung thư cổ tử cung.

Ung thư cổ tử cung giai đoạn 0


Ung thư cổ từ cung giai đoạn 0 đôi khi còn được gọi là ung thư biểu mô nông tại chỗ. Có thể điều trị bằng một trong những phương pháp dưới đây:

(1) Thủ thuật cắt hình nón

(2) Phẫu thuật bằng lazer

(3) Thủ thuật cắt bằng vòng dây điện (LEEP)

(4) Phẫu thuật lạnh

(5) Phẫu thuật cắt bỏ vùng ung thư, cổ tử cung, và tử cung (cắt tử cung toàn bộ qua đường âm đạo hoặc qua đường ổ bụng) cho những phụ nữ không thể hoặc không muốn có con nữa.

Ung thư cố tử cung giai đoạn I


Có thể điều trị theo một trong những phương pháp điều trị sau tuỳ theo độ sâu mà tế bào ung thư xâm lấn vào mô lành:

Ung thư giai đoạn IA:


(1) Phẫu thuật cắt bỏ ung thư, tử cung, và cổ tử cung (cắt tử cung toàn bộ qua đường ổ bụng). Hai buồng trứng cũng có thể bị cắt bỏ (cắt buồng trứng, vòi trứng hai bên), nhưng thường không được tiến hành ở các phụ nữ trẻ.

(2) Cắt hình nón

(3) Đối với những khối u đã xâm lấn sâu hơn (3 - 5mm): Phẫu thuật cắt ung thư, tử cung và một phần âm đạo (cắt tử cung triệt để) cùng với các hạch ở vùng chậu (phương pháp vét hạch).

(4) Điều trị bằng tia phóng xạ trong.

Ung thư giai đoạn IB:


(1) Điều trị tia phóng xạ trong và ngoài

(2) Cắt tử cung triệt để và vét hạch.

(3) Cắt từ cung triệt để và vét hạch sau đó bổ sung bằng điều trị tia phóng xạ và hóa chất.

(4) Điều trị tia phóng xạ và hóa chất.

Ung thư cổ tử cung giai đoạn II


Có thể điều trị bằng một trong những phương pháp sau:

Ung thư giai đoạn ILA:


(1) Điều trị tia phóng xạ trong và ngoài.

(2) Cắt tử cung triệt để và vét hạch.

(3) Cắt tử cung triệt để và vét hạch sau đó bổ sung bằng điều trị tia phóng xạ và hóa chất.

(4) Điều trị tia phóng xạ và hóa chất

Ung thư giai đoạn IIB:


(1) Điều trị tia phóng xạ trong và ngoài cộng với hóa chất.

Ung thư cổ tử cung giai đoạn III


(1) Điều trị tia phóng xạ trong và ngoài cộng với hóa chất.

Ung thư cổ tử cung giai đoạn IV


Có thể điều trị bằng một trong những phương pháp sau:

Ung thư giai đoạn IVA:


(1) Điều trị tia phóng xạ trong và ngoài cộng với hóa chất.

Ung thư giai đoạn IVB:


(1) Điều trị tia phóng xạ làm giảm triệu chứng của bệnh ung thư

(2) Hóa trị liệu

Ung thư cổ tử cung tái phát


Nếu ung thư xuất hiện trở lại ở vùng chậu, điều trị có thể là:

(1) Điều trị tia phóng xạ phối hợp với hóa chất

(2) Hóa trị liệu giảm triệu chứng ung thư

Nếu ung thư xuất hiện trở lại ở ngoài vùng chậu, bệnh nhân có thể chọn lựa một thử nghiệm lâm sàng dùng hóa chất điều trị toàn thân.